DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH – Lễ kính
PHÚC ÂM: Lc 2,22-40
“Chính mắt con được thấy ơn cứu độ.” (Lc 2,30)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.
22 Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các
ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến
dâng cho Chúa, 23
như đã chép trong Luật Chúa rằng : "Mọi con trai đầu lòng phải
được gọi là của thánh, dành cho Chúa", 24 và cũng để dâng của lễ theo Luật
Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. 25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một
người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ
niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. 26 Ông đã được Thánh Thần linh báo
cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức
Chúa. 27
Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con
tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, 28 thì
ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :
29
"Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra
đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
32
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân
Ngài."
33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời
ông Si-mê-ôn vừa nói về Người. 34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với
bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi : "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ
cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người
đời chống báng ; 35 và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.
Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
36 Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là
An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất
giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, 37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà
không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. 38 Cũng
vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết
những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.
39 Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như
Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê. 40 Còn
Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân
nghĩa cùng Thiên Chúa.
Suy niệm:
Cha mẹ
hãy cho con tình thương
Trong một lần dạy
giáo lý hôn nhân tôi hỏi: Nếu như bạn phải tặng cho con cái điều quý giá nhất bạn
sẽ chọn: dạy dỗ, làm gương, dành thời giờ ở bên con, miệt mài làm việc cho con
tiền ăn học, vợ chồng yêu thương nhau thì các bạn sẽ chọn điều gì?
Xem ra yếu tố
nào cũng quan trọng và cần thiết nhưng có một yếu tố quan trọng hơn theo tôi đó
là vợ chồng yêu thương nhau.
Câu trả lời xem
ra không thỏa mãn. Thế nhưng, thử hỏi nếu vợ chồng không thương yêu nhau thì
mái nhà có giữ được không? Và nếu như vợ chồng không yêu thương nhau con cái sẽ
ra sao? Mái nhà có là mái ấm hay là hỏa ngục trần gian?
Người ta thống
kê số các tội phạm thanh thiếu niên hay những thanh thiếu niên hư hỏng đa phần
là do cha mẹ chúng thiếu tình yêu thương nhau. Có thể họ đã ly dị nên con cái trả
thù đời bằng việc lao vào các tệ nạn xã hội. Có thể do cha mẹ chúng hay bất hòa
với nhau nên con cái không muốn ở nhà chỉ thích lêu lổng và phá phách. Có thể
cha mẹ chúng thiếu hợp nhất nên con cái cũng mạnh đứa nào đứa nấy sống.
Thưc vậy, điều quý nhất mà cha mẹ có thể tặng
cho con cái mình là tình yêu thương của gia đình. Cha mẹ yêu thương nhau. Con
cái hòa hợp với nhau. Đó chính là một cái nôi hạnh phúc mà khi con người được sống
trong cái nôi êm đềm ấy thì khó có thể hư hỏng được. Cha và mẹ cứ nên nhắn nhủ
với con cái với sứ điệp rằng “mặc dù cha mẹ không phải là hoàn hảo, thỉnh thoảng
cũng có cãi lẫy, giận hờn với nhau, nhưng ba mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh nhau và
bên cạnh các con”. Cha và mẹ sống yêu thương nhau thì con cái sẽ học được bài học
tình yêu từ chính trong nôi gia đình.
Các nhà xã hội học
cho rằng trẻ em hôm nay đang sống trong một thế giới đầy bất an. Những nỗi lo sợ
chồng chất từ gia đình đến xã hội là nguyên nhân gây nên những biến chứng trong
cách cư xử của các em, bệnh trầm cảm và các rối loạn tinh thần. Một trong các mối lo
sợ lớn nhất của các em ở lứa tuổi đi học là sợ cha mẹ chúng ly dị. Nhiều em thường
xuyên phải nghe các tin đau lòng rằng cha mẹ của bạn mình trong lớp đang chia
tay, hay thần tượng điện ảnh này của các em đang ra tòa xin ly dị, và các em cũng
vô cùng hoang mang không biết chừng nào đến phiên cha mẹ mình sẽ chia ly. Nhiều
em mắc phải sự lo âu thấp thỏm mỗi ngày, không biết chừng nào cái tin sét đánh
này xảy đến cho cuộc đời của chúng nó.
Đây cũng là điều
gia đình thánh gia có thể vượt qua sóng gió khi họ yêu thương nhau. Họ bỏ qua
những hồ nghi, những niềm vui riêng để gánh lấy trách nhiệm nuôi nấng Con Chúa
Trời Chí Thánh. Các ngài luôn chứng minh cho mọi người rằng các ngài luôn sẵn
sàng ở bên nhau và cùng dìu nhau đi qua những thăng trầm của dòng đời. Các ngài
luôn lấy tình yêu của lòng nhân hậu bao dung để đối xử với nhau. Nhất là các
ngài luôn ở bên nhau vì tin vào Chúa nên dám đón nhận nhau trong yêu thương hợp
nhất.
Hôm nay chúng ta
quy tụ nhau nơi đây để cử hành nghi thức dâng con vào đền thờ. Hành vi dâng con
vào đền thờ là hành vi thờ phượng để tạ ơn về ân ban Chúa ban là con cái được
sinh ra. Dâng con vào đền thờ cũng xác định quyền và bổn phận giáo dục con cái
của chúng ta. Chỉ
có cha mẹ mới có quyền giáo dục con cái mình. Chỉ có cha mẹ mới có bổn phận
giáo dục con cái của mình. Quyền và bổn phận vừa là vinh dự , vừa là trách nhiệm
mà chúng ta phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa và xã hội.
Trước mặt xã hội
cha mẹ phải lãnh lấy trách nhiệm nếu con cái hư hỏng trước tuổi thành niên. Trước
mặt Thiên Chúa thì cha mẹ phải trả lẽ trước mặt Chúa trong chính lương tâm của
mình suốt cuộc đời.
Đứng trước một
trách nhiệm lớn lao như vậy, đòi hỏi cha mẹ phải hy sinh để nuôi dậy con cái. Sự
hy sinh đòi cha mẹ phải “một điều nhịn chín điều lành” để gìn giữ mái ấm gia đình
ngập tràn yêu thương. Sự hy sinh không
chì dừng lại sự lam lũ kiếm tiền cho con cái mà còn hy sinh để cho con cái thấy
tình thương của cha mẹ dành cho nhau và cho con cái. Có như vậy chúng ta mới
mang lại sự phát triển tâm sinh lý nơi con trẻ một cách hoàn hảo. Và chắc chắn
con cái sẽ biết ơn cha mẹ vì được sống trong một cái nôi đầy ắp yêu thương.
Ước gì chúng ta luôn dành tình yêu cho gia
đình chúng ta, cho vợ chồng, cho con cái. Trên hết mọi sự hãy lấy tình yêu mà đối
xử với nhau để xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc và là chỗ dựa vững chắc cho
con cái vào đời.
Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Sống Lời Chúa:
Mỗi một con người, từ bào
thai, thai nhi, ấu nhi, trẻ thơ, thiếu nhi hay thiếu niên và trưởng thành đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Mỗi một
cá nhân đều được trao ban những khả năng tiềm tàng và sự sống vô giá. Chúng ta phải trân qúi món qùa mà Thiên
Chúa đã trao tặng. Các con trẻ đơn sơ trong trắng như các thiên thần. Chúa đón
nhận các trẻ thơ: Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng ((Mc 10, 16).
Đừng bao giờ nghĩ rằng các trẻ em là gánh nặng mà là niềm vui trong cuộc sống
gia đình. Các cha mẹ đừng khi nào than phiền, nguyền rủa, chối từ và xua đuổi
con cái của mình, vì mỗi trẻ đều có một khả năng tiềm ẩn mà chính Thiên Chúa đã
phú bẩm. Hãy yêu thương, dưỡng nuôi và ôm ấp món qùa Chúa đã trao ban cho chúng
ta.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đã trở thành trẻ thơ cho người ta nâng niu và ôm ẵm. Chúa đã cảm
nhận tình yêu chia sẻ của con người. Xin cho chúng con biết mở rộng vòng tay đón
nhận và tôn trọng mọi người, nhất là các trẻ thơ vô tội. Cầu xin Mẹ Maria giúp
chúng con biết noi gương Mẹ để biết khiêm nhu phục vụ Chúa và tha nhân trong mọi
công việc của cuộc sống.
Lẽ sống:
Người Mẹ Bồng
Con
Một buổi trưa hè
nóng bức. Những người hành khách trên chuyến xe đò lặng lẽ nhìn con đường độc
điệu. Cái nắng chói chang và cuộc sống buồn tẻ như giam hãm mọi người trong một
thứ thinh lặng nặng nề.
Nhưng ở một trạm
dừng nào đó, mọi người bỗng ra khỏi sự thinh lặng của mình để đưa mắt nhìn về một
người thiếu phụ trẻ vừa mới bước lên xe. Chuyến xe từ từ chuyển bánh trở lại.
Người thiếu phụ bắt đầu cười và đùa giỡn với đứa con thơ dại chị đang bế trên
tay. Cử chỉ của
người thiếu phụ, tiếng cười hồn nhiên của đứa bé đã thu hút sự chú ý của mọi
hành khách.
Trong phút chốc một
ngọn gió mát của hiếu kỳ của liên đới, của tham dự và của chính sức sống đã đem
lại một bầu khí tươi mát cho mọi người. Mọi người như bừng tỉnh từ nỗi thinh lặng
của oi bức, của ngái ngủ. Nơi đây, người ta nghe có tiếng người bắt đầu nói
chuyện. Nơi kia có tiếng người cười. Sự đối thoại như một dòng điện chạy xuyên
qua mọi người. Giờ thì chuyến đi không còn là một cuộc độc hành buồn tẻ nữa.
Trên chiếc xe
già cỗi và buồn tẻ của thế giới, một người đàn bà đã bước lên: Tình Yêu và Sự Sống
đã bừng dậy. Người
đàn bà đó chính là mẹ Maria. Thế giới bắt đầu đi vào một gia đoạn lịch sử mới kể
từ giây phút ấy. Mẹ đã bước lên chiếc xe cằn cỗi của thế giới cùng với Chúa
Giêsu để biến nó trở thành một cuộc hành trình vui tươi và đầy ý nghĩa.
Thiên Chúa đã không ngừng tạo dựng Mẹ
Maria như biểu tượng cao vời nhất của người đàn bà, của người vợ, của người mẹ,
Ngài còn muốn cho chúng ta nhìn thấy nơi Mẹ con đường lý tưởng, mẫu gương lý tưởng
mà môic người phải noi theo để đạt đến cứu cánh vĩnh cửu.
Mẹ đã sinh ra như mọi người, Mẹ đã lớn lên
như mọi người, Mẹ đã sống cuộc sống con người như mọi người, nghĩa là Mẹ cũng
đã trải qua những tháng năm của buồn vui, của thử thách, của mất mát, cuộc hành
trình đó là bởi vì lúc nào Mẹ cũng sống kết hiệp với Chúa và tin tưởng ở quyền
năng Yêu thương của Ngài. Mang Chúa Giêsu đến cho trần thế, Mẹ đã biến cuộc
hành trình buồn tẻ của thế giới thành một Ðại Lễ của gặp gỡ, của chia sẻ, của
hân hoan và tin tưởng. Từ nay, tuyến đường mà nhân loại đang đi kết thúc bằng một
điểm đến rõ rệt là chính Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét