PHÚC ÂM: Mc 2,23-28
“Ngày Sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người
cho ngày sa-bát”. (Mc 2,27).
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mác-cô.
23 Vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua
một cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa. 24 Người Pha-ri-sêu liền nói với Đức
Giê-su : "Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm gì kia ? Điều ấy đâu được phép
!" 25
Người đáp : "Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách sao ? Ông Đa-vít đã làm
gì, khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng ? 26 Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha,
ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh
này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế."
27 Người nói tiếp : "Ngày sa-bát được
tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát. 28 Bởi
đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát."
Suy niệm:
Ngày
Sabát được tạo ra vì con người
Luật ngày Sabát chính là luật quan trọng của người
Dothái. Tuy nhiên, vì luật này, mà đã biết bao nhiêu lần giữa Đức Giêsu và người
Pharisêu xảy ra tranh cãi, bởi lẽ với Đức Giêsu thì coi luật vì con người, còn
với kẻ chống đối Ngài thì cho rằng con người nên công chính vì luật.
Thật vậy, Đức
Giêsu không phải là người đến để bãi bỏ lề luật, Ngài đến để kiện toàn. Tuy
nhiên, Ngài nhìn và coi luật là thứ yếu, nó chỉ nắm vai trò phục vụ con người,
vì vậy, nó không phải là tất cả và mang tính sống còn! Nếu luật đưa ra mà không
làm cho con người có giá trị nhân linh trước mặt Chúa và sống tốt với nhau hơn
hay không đem lại bình an, hạnh phúc cho người thi hành thì luật đó phải được
thay thế.
Việc trung thành
giữ luật ngày Sabát mà khiến lòng con người ra trai cứng, dửng dưng trước sự đói
khát, khổ sở, hay ốm đau, chết chóc thì hoàn toàn không phù hợp với tinh thần cũng
như mục đích nguyên thủy của luật. Không thể hoàn toàn dựa trên luật để đánh
giá đồng đều lòng đạo đức của mọi người. Cần phải áp dụng theo từng người,
trong những hoàn cảnh nhất định. Vì thế: “Ngày Sabát được tạo ra vì con người, chứ không phải con người
cho ngày Sabat” (Mc 2, 27).
Ngày nay, qua lối
thực hành đạo của chúng ta, vẫn còn đó những người luôn coi việc giữ luật cách
nghiêm ngặt, cứng ngắc là điều nên làm và họ luôn coi đây là chuẩn mực để được
coi là đạo đức! Tuy nhiên, khi trở về với những lời giáo huấn và tinh thần của Đức
Giêsu, nhất là những việc Ngài làm, thì hẳn chúng ta phải xem lại! Liệu rằng khi chúng ta làm việc thiện rồi để
khoe khoang; hay là nhân danh đạo đức để xử sự bất nhân với anh chị em mình; hoặc
tự cho mình là người giữ luật cách trung thành, nhưng lại coi thường, khinh bỉ
hay luôn cho mình là người mẫu lý tưởng bắt mọi người phải quy phục thì liệu có
phù hợp với giáo huấn của Chúa và cốt lõi của Luật không??? Hay chúng ta đang bị
chất tố Pharisêu chỉ đạo lối nhìn và quan điểm để rồi mình trở thành bản sao của
nhóm người giả hình thời hiện đại?
Sống Lời Chúa:
Người Kitô hữu chỉ có một giới răn để tuân
giữ, đó là giới răn yêu thương, và họ cũng chỉ có một tinh thần duy nhất để
tuân giữ lề luật, đó là tình yêu thương.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho mỗi người chúng con biết giữ luật vì lòng mến; đồng thời
luôn biết yêu thương anh chị em mình bằng một tình yêu chân thành, thiết thực dựa
trên đức ái.
Lẽ sống:
Bàn chân năm
ngón
Một người thanh
niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người kể từ khi Ðức
Gioan Phaolô II đến viếng thăm tiểu bang California, Hoa Kỳ dạo mùa hè năm
1987. Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Ðức Thánh Cha hôm đó và khó
quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để
ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn Guitar của mình. Ðiều gì đã
làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho
nhiều người?
Tony là hiện
thân của niềm Hy Vọng. Tony đã chào đời không có hai cánh tay. Nhưng Tony đã vận
dụng những ngón chân của mình để học đàn guitar. Không những thế, anh còn dùng
chân trong nhiều công việc khác như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh.
Anh đã biết biến
sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục. Ngạc nhiên trước
khả năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi anh: "Bí quyết nào đã giúp anh chẳng những chấp
nhận chính mình để sống bình thường mà còn sử dụng guitar một cách tuyệt diệu
như thế?". Anh đã trả lời như sau: "Tôi
đã cầu nguyện: Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa. Tôi đã
tự hiến cho Chúa như một của lễ sống động và Chúa đã nhậm lời tôi".
Không ai trong
chúng ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra. Không ai trong chúng ta chọn
lựa làm đàn ông hay đàn bà. Không ai trong chúng ta chọn lựa được làm người
xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu sang
hay nghèo hèn. Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với
cả một định mệnh. Người ta vẫn nói: có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có
người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.
Nhưng trong ánh mắt Tình Yêu của Thiên
Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả. Trong chương trình Quan Phòng
của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều
có một chỗ đứng. Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi,
nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất hạnh. Nhưng Thiên
Chúa không bao giờ bỏ cuộc vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình
cho mỗi người. Lắm khi chúng ta thấy được những kỳ diệu của Thiên Chúa được thể
hiện qua những bất hạnh, mất mát của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét