PHÚC ÂM: Mc 2,18-22
“Chàng rể còn ở với họ”. (Mc 2,19)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mác-cô.
18 Bấy giờ các môn đệ ông
Gio-an và các người Pha-ri-sêu đang ăn chay ; có người đến hỏi Đức Giê-su :
"Tại sao các môn đệ ông Gio-an và các môn đệ người Pha-ri-sêu ăn chay, mà
môn đệ ông lại không ăn chay ?" 19 Đức Giê-su trả lời : "Chẳng lẽ khách dự tiệc
cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ? Bao lâu chàng rể còn ở với
họ, họ không thể ăn chay được. 20 Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy
giờ họ mới ăn chay trong ngày đó. 21 Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy,
miếng vá mới đã vá vào sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. 22 Cũng
không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu
cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới !"
Suy niệm:
Thay đổi
lối sống cho tốt hơn!
Đã rất nhiều lần
người Pharisêu dùng biện pháp “nhất tiễn song điêu” (là dùng một mũi tên bắn chết
hai con chim) để gài bẫy Đức Giêsu. Hôm nay, cũng chiêu thức ấy, họ tìm cách đưa
cả thầy lẫn trò vào chòng khi cất tiếng hỏi Đức Giêsu: “Tại sao môn đệ của ông Gioan và người Pharisêu
ăn chay, trong khi đó môn đệ của ông lại không ăn chay?”.
Họ hỏi Đức Giêsu
về lý do tại sao các môn đệ của Ngài không ăn chay, nhưng thực ra họ đang tìm
cách trách móc Đức Giêsu! Nếu Đức Giêsu trả lời các môn đệ không cần ăn chay,
thì vô hình chung Ngài chống luật Môsê; còn nếu Đức Giêsu thuận theo và yêu cầu
các môn đệ ăn chay theo ý của những người Pharisêu, thì quả thực, Ngài đang phủ
nhận sự hiện diện của mình, bởi tất cả mọi điều mà dân Israel mong đợi, thì nay
Ngài đến, Ngài đang là hiện thân của niềm hy vọng đó. Vậy ăn chay là để mong đợi,
nay điều mong đợi đó đã đến, thì không có lý do gì phải ăn chay nữa!
Biết được ý đồ
thâm độc của họ, nên Đức Giêsu đã lấy một ví dụ qua hình ảnh vải mới vá vào áo
cũ và rượu mới đổ bầu da cũ để thấy được điều nghịch lý nơi câu hỏi của nhóm người
Pharisêu. Đây cũng chính là câu trả lời gián tiếp đầy khôn khéo, khiến họ không
thể bắt bẻ được Ngài điều gì.
Trong cuộc sống thực tế, có khi chúng ta cũng chẳng khác gì những người Pharisêukhi xưa!
Trong cuộc sống thực tế, có khi chúng ta cũng chẳng khác gì những người Pharisêukhi xưa!
Nhiều khi đọc kinh rất nhiều, nhưng bảo
tha thứ cho người làm phiền chúng ta thì không bao giờ! Hay đi lễ thường xuyên,
nhưng có khi anh chị em cần đến sự giúp đỡ thì lại là điều xa vời với ta!
Hoặc cũng có những người tham gia hội đoàn
này, hội đoàn kia chỉ để chỉ trích và bới bèo ra bọ mà không hề thay đổi lối sống
cho tốt hơn!
Sống Lời Chúa:
Sứ điệp Lời Chúa
hôm nay mời gọi mỗi chúng ta hãy chú tâm đến nội dung bên trong hơn là những
chuyện bề ngoài. Đừng vì những điều phụ thuộc mà đánh mất đi giá trị của nội
dung.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho con biết chú trọng đến lối sống đạo hơn là hình thức. Một
trái tim biết yêu thương thực sự thay cho hình thức giả tạo trên đầu môi chóp lưỡi.
Lẽ sống:
Tấm gương sự thật
Theo câu chuyện
cổ tích của người Tây Phương về Cô Bạch Tuyết và bảy chú lùn thì Sự Thật chiếu
sáng và nói qua một tấm gương. Khi hoàng hậu, người kế mẫu của Bạch Tuyết nhìn
vào tấm gương sự thật ấy để hỏi về mình, bà được trả lời như sau: "Thưa
hoàng hậu, hoàng hậu là người đẹp nhất hiện nay". Mà quả thật, so sánh với
những người đàn bà đương thời, bà ta là người đẹp nhất.
Nhưng công chúa
Bạch Tuyết mỗi ngày một lớn và trở nên xinh đẹp. Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen
như mun: ba màu sắc ấy kết hợp một cách hài hòa để mỗi ngày một gia tăng vẻ đẹp
cho cô bé, dù chỉ mới lên 7 tuổi. Ai cũng nhận thấy rằng cô đã vượt xa người kế
mẫu về sắc đẹp.
Một hôm, hoàng hậu
kế mẫu hỏi ý kiến của chiếc gương Sự Thật một lần nữa. Lần này, tấm gương đã trả
lời: "Thưa hoàng hậu, quả thực hoàng hậu là người xinh đẹp ít ai sánh bằng.
Nhưng hiện nay, công chúa Bạch Tuyết đã đẹp hơn hoàng hậu bội phần. Ðây là điều
mà không ai chối cãi được, 7 chú lùn đã xác định điều đó".
Người kế mẫu
không muốn chấp nhận Sự Thật ấy. Bà không thể nào chấp nhận một đứa con riêng của
chồng được quyền đẹp hơn Bà. Sự ganh ghét đã bắt đầu gặm nhấm tâm hồn bà để rồi
bà chỉ còn có mỗi một ý nghĩ trong đầu: đó là loại bỏ người đối thủ tí hon của
bà. Bà sai người cho thuốc độc vào một trái táo rồi mang đến cho Bạch Tuyết. Cô
bé bị ngộ độc và đã đi vào cõi chết, nhưng vẫn giữ nguyên nét đẹp trên gương mặt.
Một hoàng tử đã say mê nhìn khuôn mặt bất động ấy. Chàng đã đặt trên môi Bạch
Tuyết một chiếc hôn. Trái táo độc rớt khỏi môi và Bạch Tuyết đã được hồi sinh.
Người hoàng hậu kế mẫu nghe điều đó. Sự oán hận và ganh tức đã dồn lên khiêùn
cho người đàn bà chết tốt.
Tấm gương Sự Thật của chúng ta chính là Ðức
Kitô.
Philatô đã có lần hỏi Chúa Giêsu: Sự Thật
là gì? Chúa Giêsu đã không trả lời cho câu hỏi ấy. Nhưng hẳn những người môn đệ
đã có lần nghe Chúa Giêsu tuyên bố: "Ta là Ðường, là Sự Thật, và là Sự Sống"
đều có thể trả lời cho câu hỏi ấy.
Chúa Giêsu không chỉ là Sự Thật một cách
trừu tượng, một cách trống rỗng, mà là Sự Thật của con người, đối với con người.
Cũng chính Philatô, sau khi đã ra lệnh đánh đòn Chúa Giêsu, đã đưa Người ra trước
dân chúng và tuyên bố: "Này là Người". Này là người, này là con người,
hay đúng hơn là sự thật về con người. Chúa Giêsu đã để lộ tất cả con người của
ngài qua những vết thương trên người. Phải chăng con người chỉ để lộ nhân tính
và tất cả những nét cao quý nhất của mình qua những lằn roi, qua những vết thương
đau vì yêu thương, vì phục vụ?
Chúa Giêsu là tấm gương Sự Thật của con người.
Chỉ qua Ðức Kitô, chúng ta mới có thể nhận diện được con người đích thực của
chúng ta. Nhìn vào Ðức Kitô, tội lỗi và những bất toàn của chúng ta sẽ hiện ra,
nhưng hình ảnh cao quý được Thiên Chúa in trên mỗi người chúng ta cũng tỏ lộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét