CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA. Lễ kính
Mỗi người Kitô hữu chúng ta khi đã được gia nhập Giáo Hội, trở
thành đoàn dân của những người tin Chúa, chúng ta có trách nhiệm phản ánh chân
thực bản chất của người Công Giáo là yêu thương, không lấy oán báo ơn; không
thù hằn ghen ghét, không phân biệt giai cấp, không coi rẻ người nghèo, không
khinh khi người có tội… sống công bằng không tham lam, bóc lột, hối lộ, nêu cao
gương bác ái, liên đới, sẻ chia, và nhất là sống và làm chứng cho sự thật, bởi
vì chúng ta thuộc về nước của Sự Thật.
Phúc Âm : Lc 3,15-16.21-22
Đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,
và Thánh Thần ngự xuống trên Người. (Lc 3,21)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong
thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi : biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a
! 16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng :
"Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn
tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho
anh em trong Thánh Thần và lửa.
21 Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su
cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, 22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới
hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng : Con là Con của Cha ;
ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.
Suy
niệm:
Hòa nhập với đời
Ngày
nay ai cũng công nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxico là con người bình dị. Bình dị
trong cách sống đến mức độ có thể cúi xuống hôn người cùi hủi, cúi xuống hôn
đôi chân bụi đời của những trẻ em phạm pháp . . . Ngài đã đi vào lòng người
không phải bằng những giáo thuyết cao sâu mà bằng một lối sống giản dị nhưng đầy
lòng cảm thông, chia sẻ với mọi phận người cùng khốn.
Có
thể nói lối sống bình dị thân mật là cách tiếp cận người khác tốt nhất. Đôi khi
chỉ cần một cái bắt tay, một ánh mắt nhìn, một lời hỏi thăm có thể khiến hai
người xa lạ xích lại gần nhau. Trước một người
luôn trầm tư,
nghiêm nghị, ta cảm thấy ngại
ngùng, nhưng trước một con người luôn sẵn sàng chia sẻ niềm vui
với mọi người, luôn chan hòa tình người sẽ tạo ra bầu không khí chan hoà
vui tươi.
Cuộc
đời sẽ đẹp biết bao khi chúng ta phá bỏ đi những vỏ bọc của thành kiến, của cái
tôi cao ngạo để sống hòa hợp với mọi người. Cuộc sống sẽ không còn cô đơn buồn
tủi khi mỗi người biết cúi xuống để quan tâm chia sẻ với nhau.
Đây
là cách bước vào đời mà Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta. Ngài đến trần
gian trong khiêm tốn nơi hang đá bò lừa Belem. Ngài sinh ra trong một gia đình
thợ nghèo miền Nagiaret. Ngài còn hòa nhập vào đám đông tội nhân để cúi mình
lãnh nhận phép rửa tại sông Giordan. Chính sự khiêm tốn, giản dị hòa nhập ấy mà
từ trời cao đã vọng lên tiếng Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu”.
Trong
suốt 3 năm rao giảng Tin mừng Ngài luôn chan hòa tình yêu với những mảnh đời bất
hạnh khổ đau. Mọi phận người khổ đau đều được Ngài xoa dịu chữa lành. Ngài đã
phục hồi cho người mù được thấy, người điếc được nghe, người câm nói được và
người què được nhảy nhót như nai. Nhờ sự
gần gũi ân cần mà Ngài đã cảm hóa được biết bao người tội lỗi được ăn năn trở lại
như Lê-Vi, như Madalena. Năm nay với chủ đề Loan Báo Lòng Thương Xót,
Giáo hội như mời gọi chúng ta tin tưởng phó thác nơi Lòng Thương Xót Chúa. Hãy
để ân sủng Chúa bao trùm trên cuộc đời chúng ta. Hãy để Lòng thương xót Chúa chữa
lành hồn xác chúng ta. Hãy tín thác vào lòng thương xót Chúa. Chúa Giê-su vẫn
đang đi vào lòng người không phải để kết án mà để phủ lấp tình thương và ân sủng
Chúa trên cuộc đời chúng ta. Chính Chúa đã bước xuống dòng sông Giordan để
thanh tẩy dòng nước, và hôm nay Ngài cũng đang bước xuống dòng đời này để thánh
hóa chúng ta bằng ân sủng của lòng Thương Xót Chúa.
Xin cho chúng ta biết
tin tưởng vào lòng Thương Xót Chúa mà chạy đến với Ngài trong những khó khăn cuộc
đời. Ước gì chúng ta luôn tìm được sức mạnh của sự đỡ nâng từ Lòng Thương Xót
Chúa để được bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Amen
Lm.Jos Tạ Duy
Tuyền
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con biết mặc lấy sự khiêm
nhường, liên đới của Chúa, để chúng con sống xứng đáng là con của Cha trên trời,
và là anh chị em với nhau nhờ được liên kết với Chúa là đầu của Giáo Hội.
Lẽ sống:
Hạt
giống của hy vọng
Văn
hào Shakespeare của nước Anh đã nói rằng: liều thuốc duy nhất còn lại cho những
người khốn khổ chính là niềm Hy Vọng. Bao lâu còn hy vọng, bấy lâu con người muốn
tiếp tục sống.
Những
người Mỹ tại một thành phố nọ thường truyền tụng cho nhau nghe câu chuyện nuôi
niềm hy vọng của một gia đình nọ như sau: Có một đôi vợ chồng nọ vừa yêu người
cũng lại vừa yêu thiên nhiên. Ngoài năm đứa con ruột thịt ra, họ còn nhận thêm
năm đứa con nuôi. Niềm vui chung của mọi người trong nhà là được săn sóc vườn
hoa và những thứ cây cảnh trong nhà. Người vợ tưởng chừng như không biết thế
nào là đau khổ. Nhưng cả bầu trời như sụp xuống, vườn hoa trở thành hoang tàn,
khi người chồng ngộ nạn, qua đời. Kể từ đó, người đàn bà không còn muốn ra khỏi
nhà nữa. Thiếu bàn tay săn sóc của bà, ngôi vườn cũng mỗi lúc một tàn lụi.
Mùa
đông đến càng làm cho ngày tháng càng thêm ảm đạm hơn. Thế nhưng, một bữa sáng
nọ, người đàn bà bỗng nghe tiếng cười nói và cào xới trong ngôi vườn. Kéo tấm
màn cửa sổ phòng ngủ lên, bà thấy các con của bà đang hì hục xới đất. Trước sự
ngạc nhiên của bà, người con cả trong gia đình chỉ mỉm cười đáp: "Má sẽ biết
khi mùa xuân đến". Và nguyên một mùa đông, ngày nào các con của bà cũng ra
vườn để xới đất.
Thế
rồi khi mùa xuân đến, bao nhiêu hoa đẹp đều nở rộ trong vườn. Những hạt giống
mà những người con đã âm thầm gieo vãi trong mùa đông nay thức giấc bừng dậy
làm cho ngôi vườn trở thành tươi mát, sặc sỡ.
Cùng
với hạt giống của các thứ hoa, những người con đã gieo vào lòng người mẹ một thứ
hạt giống khác: đó là hạt giống của Hy Vọng. Chính niềm hy vọng đó đã đem người
đàn bà trở lại cuộc sống và đánh tan mọi buồn phiền trong tâm hồn bà.
Câu chuyện trên đây có
lẽ cũng chính là bức tranh của không biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống
hiện tại của chúng ta. Có những ngày tháng, mọi sự xem chừng như vô vọng. Có những
lúc mây mù của khổ đau bao phủ kín khiến chúng ta không còn thấy đâu là lối
thoát. Chính trong những lúc đó, chúng ta hãy nhớ đến hạt giống của niềm Hy Vọng.
Thánh Phaolô đã viết trong thư gửi cho các tín hữu Rôma như sau: "Chính
trong niềm Hy Vọng mà chúng ta được cứu thoát. Chính trong niềm Hy Vọng đó,
chúng hãy nhìn thấy Sức Sống đang chờ đợi chúng ta. Chính trong niềm Hy Vọng
đó, chúng ta hãy nhìn thấy những hoa trái của những hạt giống mà chúng ta đã vất
vả gieo vãi.
Một
người Hòa Lan và một người Mỹ bàn về ý nghĩa của hai lá cờ quốc gia. Người hòa
Lan phát biểu một cách mỉa mai như sau: lá cờ của chúng tôi có ba màu: đỏ, trắng,
xanh. Chúng tôi tức giận đỏ cả người lên, mỗi khi chúng tôi bàn đến thuế má.
Chúng tôi run sợ đến trắng bệch cả người mỗi khi chúng tôi nhận được giấy thuế
má. Và chúng tôi xanh như tàu lá sau khi đã trả hết các thứ thuế. Người Mỹ cũng
nói lên một cảm tưởng tương tự mỗi khi nhận được các thứ giấy đòi nợ, nhưng lại
bảo rằng: bù lại, chúng tôi chỉ thấy toàn các thứ sao. Sao trên bầu trời là biểu
hiện của chính niềm Hy Vọng. Bên kia những vất vả thử thách, bên kia những mất
mát, bên kia những thất bại khổ đau, phải chăng người Kitô chúng ta không được
mời gọi để thấy được các ngôi sao của niềm Hy Vọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét