PHÚC ÂM: Mc 4,26-34
“Một người vãi hạt giống rồi ngủ, và hạt giống mọc lên trong khi
người ấy không biệt.” (Mc 4,26.27)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mác-cô.
26 Người nói : "Chuyện Nước Thiên
Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. 27 Đêm
hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng
cách nào, thì người ấy không biết. 28 Đất tự động sinh ra hoa màu : trước hết cây lúa
mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. 29 Lúa vừa
chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
30 Rồi Người lại nói : "Chúng ta ví
Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ? 31 Nước
Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên
mặt đất. 32
Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến
nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao
giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. 34 Người không bao giờ rao giảng cho
họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải
nghĩa hết.
Suy niệm:
Người
cứ gieo và kiên nhẫn chờ đợi
Trong thời đại
kinh tế thị trường, khái niệm “ăn sổi ở thì” rất quen thuộc. Quen đến độ đi đâu
người ta cũng thích nhanh. Ăn gì cũng muốn có ngay. Làm gì cũng muốn thành công
tức thời!
Sống trong thời đại
chóng vánh như thế, con người luôn luôn bị đối diện với sự đổi thay, phải trái,
trắng đen… từ thực tế cuộc sống, con người cũng phỏng chiếu đời sống tâm linh của
mình theo khuôn mẫu đó.
Hôm nay, bài Tin
Mừng thuật lại việc Đức Giêsu dùng dụ ngôn để rao giảng về Nước Trời. Nước Trời được ví như
chuyện người gieo hạt giống, dù đêm hay ngày, người đó cứ gieo, hạt giống mọc
lên lúc nào tùy ý, chỉ biết rằng, đến mùa là Chủ đi gặt lúa về. Đức Giêsu còn
nói đến Nước Trời được ví như hạt cải nhỏ tý teo, nhưng khi gieo xuống, nó lớn
mạnh đến nỗi chim trời đến làm tổ…
Qua hai dụ ngôn đó,
Đức Giêsu cho thấy: trước tiên, Thiên Chúa là Đấng luôn kiên trì như người gieo
giống. Người không trần trừ, không đòi hỏi… Người cứ gieo và kiên nhẫn chờ đợi.
Tiếp theo, Nước Thiên Chúa lúc ban đầu thì khiêm tốn, nhỏ nhoi, nhưng với thời
gian và ân sủng, nước ấy lớn mạnh đến phi thường.
Trong đời sống đức
tin, nhiều khi chúng ta bị thử thách trong đêm tối! Có những điều chúng ta xin
Chúa mà mãi không được, làm cho mình mất đức tin hay đức tin bị lung lay.
Tuy nhiên, chúng
ta nhớ một chân lý muôn đời rằng: lửa thử vàng, gian nan thứ đức. Có cố gắng,
kiên trì thì khi thành công mới thấy được ý nghĩa. Cũng vậy, đời sống đức tin cần
phải được thanh luyện bằng sự kiên trì, trung thành và cố gắng, thì mới thực sự
có giá trị cứu chuộc. Ơn cứu độ không đến như chuyện “ăn sổi ở thì” mà con người
vẫn quan niệm.
Sống Lời Chúa:
Hãy tin tưởng
phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc
chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả vượt quá sức tưởng tượng của
chúng ta, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và
cho Nước Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa vì hôm nay Chúa dạy cho chúng con bài học về
sự kiên trì, nhẫn nại, hy sinh. Xin Chúa ban cho chúng con biết trung thành với
Chúa để được cứu độ.
Lẽ sống:
Ðứng núi này
trông núi nọ
Một tác giả nọ
đã kể lại một câu
chuyện ngụ ngôn về con lừa, con rùa và một con ruồi mà tuổi thọ chỉ
vỏn vẹn một ngày như sau: Nhận thấy kiếp sống của mình quá vắn või, con ruồi đã
than thân trách phận như sau: "Nếu tôi có được nhiều thì giờ hơn, thì có lẽ
mọi sự sẽ dễ dàng hơn. Các bạn cứ nghĩ xem: chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ,
tôi phải sinh ra, phải lớn lên, phải học hỏi kinh nghiệm, phải vui hưởng cuộc sống,
phải đau khổ, phải già rồi cuối cùng phải chết? Tất cả chỉ diễn ra trong vòng
24 tiếng đồng hồ".
Con lừa quanh
năm ngày tháng chỉ bị đày đọa trong những việc nặng nhọc thì lại than vãn:
"Giả như tôi chỉ có 24 tiếng đồng hồ để sinh ra, để sống thì có lẽ tôi sẽ
hạnh phúc hơn, bởi vì cái gì tôi cũng nếm thử được một chút và cái gì tôi cũng
chỉ phải chịu đựng trong một khoảnh khắc".
Ðến lượt con
rùa, nó phát biểu như sau: "Tôi không hiểu được các bạn. Tôi đã sống được
300 năm nhưng tôi vẫn không thấy đủ giờ để kể hết những kinh nghiệm tôi đã trải
qua. Khi được 200 tuổi, tôi chỉ ước mơ được chết cho xong. Tôi thương hại chú
ruồi, nhưng tôi lại ghen với ông bạn lừa".
Sau khi đã kể
cho nhau nghe kinh nghiệm sống của mình, xem chừng như không thấy ai thỏa mãn
kiếp sống của mình. Người thì than phiền sống quá ngắn, người thì ngán ngẩm vì
sống quá lâu. Cuối cùng, ba chú mới rủ nhau đến vấn kế con nhện, vì con nhện vốn
được xem là một con vật khôn ngoan. Sau khi nghe mọi lời kể lể, con nhện mới
dõng dạc ban cho mỗi con một lời khuyên. Với con rùa, nó nói như sau: "Hỡi
lão rùa già, đừng than phiền nữa. Hỏi thử có ai được giàu kinh nghiệm cho bằng
lão chưa?".
Quay sang con ruồi,
con nhện ra lệnh: "Hỡi chú ruồi, chú cũng đừng than thân trách phận nữa. Hỏi
thử có ai có nhiều trò vui cho bằng chú không?".
Với chú lừa, thì
xem ra lời cảnh cáo của con nhện có vẻ nặng nề hơn cả: "Còn đối với ông bạn
lừa, tôi không có lời khuyên nào cho ông bạn cả. Ông bạn là người bất mãn suốt
đời. Ông bạn vừa muốn được sống lâu như lão rùa lại vừa muốn sống ngắn ngủi như
chú ruồi. Trời nào có thể làm vừa lòng chú".
Câu chuyện ngụ ngôn trên đây có thể nói
lên sự bất mãn thường xuyên trong tâm hồn của con người. Thất bại hay thành
công, nghèo hèn hay sang trọng, dốt nát hay thông minh, bệnh tật hay khỏe khoắn.
Xem chừng như không bao giờ con người cảm thấy hoàn toàn hài lòng với chính
mình, với người khác và với cuộc sống. con người dễ dàng đứng ở núi này nhìn
sang núi nọ. Tựu trung, có lẽ sự bất mãn là biểu hiện của một thiếu sót lớn lao
trong tâm hồn con người: đó là thiếu sót Tình Yêu. Có tình yêu, người ta sẽ
không còn bất mãn. Có tình yêu, xem chừng người ta cũng không màng đến thời
gian. Một tác giả nào đó đã nói: "Thời gian qúa chậm đối với những kẻ chờ
đợi và sợ hãi. Thời gian lại quá dài đối với những kẻ than phiền. Nhưng với những
người đang yêu, thì thời gian không còn nữa". Phải chăng tình yêu không là liều thuốc để
chữa trị căn bệnh bất mãn trong lòng người? Có chấp nhận chính mình, có yêu
thương chính mình, chúng ta sẽ không còn phải than thân trách phận nữa. Có yêu
thương tha nhân, chúng ta sẽ thấy được tha nhân là nguồn hạnh phúc của mình. Có
yêu đời, chúng ta mới đời dễ thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét