Lễ Chúa
Hiển Dung
Câu
truyện Chúa Giêsu biến hình đã được phụng vụ nhắc tới trong ngày Chúa nhật II
mùa Chay đề hướng lòng tín hữu về mầu nhiệm Phục sinh hầu biết đi con dường
chay tịnh khổ gía của Người. Hôm nay phụng vụ nhắc lại câu truyện ấy có lẽ vì
ngày 6 tháng 8 kỷ niệm cung hiến Đền thờ Chúa biến hình trên núi Taibor. Dù sao
đây cũng là câu truyện rất ý nghĩa có khả năng nuôi sống và phát triển niềm tin
và lòng đạo đức của mọi người. Thế nên, không những chúng ta phải biết rõ câu
truyện ấy trong lịch sử, mà còn phải thấu hiểu ý nghĩa sâu xa và nhất là phải
rút ra mọi ơn ích cho mầu nhiệm Chúa Giêsu biến hình.
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
PHÚC ÂM: Mc 9,2-10
"Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." . (Mc
9,7).
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
2 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông
Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ,
chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước
mắt các ông. 3
Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng
được như vậy. 4
Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su. 5 Bấy giờ,
ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là
hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho
ông Ê-li-a." 6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông
kinh hoàng. 7
Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây
là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." 8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không
thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi.
9 Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho
các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người
từ cõi chết sống lại. 10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau
xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì.
Suy niệm:
Chúa
Hiển Dung
"Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông
thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các
ông" . (Mc 9,2).
Ðức Giêsu cho ba
tông đồ chủ chốt là Phêrô, Giacôbê và Gioan được thấy cảnh Biến hình để các ông
có thể giữ vững đức tin của chính các ông sau ngày Thứ Sáu Chịu nạn và giúp giữ
vững đức tin cho các bạn đồng chí hướng. Vậy mà trong dinh thượng tế, vì khiếp
sợ, ông Phêrô đã chối Thầy mình ba lần. Phúc thay cho ông Phêrô, khi nghe tiếng
gà gáy, ông liền nhớ lại lời Chúa tiên báo, khiến ông: Oà lên khóc (Mc 14:72).
Nước mắt ông tuôn trào ra như là ông hối hận nói với Thầy mình: Sao con có thể
chối Thầy khi con xin dựng ba lều ở trên núi để chiêm ngưỡng cảnh vinh quang của
nước Thầy mà? Rồi con còn tuốt gươm chép đứt tai tên đầy tớ của vị thượng tế để
bảo vệ Thầy, mà sao giờ này con lại hèn nhát đến thế? Như vậy những thực tại
của cảnh Biến hình: đám mây, áo trắng hơn tuyết, sự hiện diện của ông Môsê và ông
Êlia, tiếng phán từ đám mây có mục đích giúp các tông đồ nhận thức rằng cảnh khổ
hình và thập giá của Thầy mình, không phải là một thất bại, nhưng chỉ là một sự
biến đổi: qua thánh giá tới phục sinh.
Sau cảnh Biến
hình, Ðức Giêsu căn dặn các tông đồ không được nói cho ai biết về chuyện này
cho tới khi Con Người sống lại từ cõi chết. Và các ông đã tuân giữ lời Chúa.
Sau khi Ðức Giêsu từ cõi chết sống lại thì thánh Phêrô mới thuật lại cảnh biến
hình trong thư gừi giáo đoàn và nhắc lại tiếng phán từ trời: Ðây là Con yêu dấu của
Ta, Ta hết lòng qúi mến (2 Pr 1:17). Ðó là tiếng Thiên Chúa Cha phán
mà thánh sử Mác-cô đã thuật lại trong Phúc âm hôm nay: Ðây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người
(Mc 9:7).
Trong ngày lễ
Chúa Biến hình, Giáo hội muốn dạy người tín hữu hai chân lý. Thứ nhất là Ðức
Giêsu có hai bản tính: một bản tính Thiên Chúa và một bản tính loài người.
Thứ hai là loài người có ngày sẽ được thông phần vào vinh quang của Nước Chúa.
Thật là một điều vinh
dự và an ủi, khi người tín hữu mang trong mình thân xác yêu đuối, bệnh tật và rồi
sẽ chết, lại có thể được chung hưởng vinh quang phục sinh trên nước trời. Thánh
Phêrô trong lúc xuất thần có xin Thầy mình để được ở lại trên núi hầu được tiếp
tục chiêm ngưỡng cảnh vinh quang của nước Chúa, cho tâm hồn được chìm đắm trong
thiên cảnh tuyêt vời. Ông chưa nhận thức được rằng ông còn phải xuống núi đã để
làm chứng cho đức tin vào Chúa, để chịu đau khổ và vác thánh giá trước khi được
vào vinh quang. Và đó là đường lối của đạo Chúa: qua đau khổ thánh giá, mới tới vinh quang phục
sinh. Là môn đệ Chúa, sao ta có thể đi theo con đường khác ngoài đường Chúa đã đi?
Sống Lời Chúa:
Để củng cố tinh thần các
tông đồ, Chúa đã hiển dung cho các ông thấy vinh quang của Người để các ông vững
tin hơn trên con đường theo Chúa. Tâm hồn các ông ngất ngây khi chiêm ngưỡng
vinh quang ấy, và không muốn rời bỏ khung cảnh linh thiêng ấy.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa, xin giúp con sống thân tình với Chúa hơn, để nhận ra dung nhan của Chúa,
và giúp con vững tin hơn trên con đường tiến về Quê Trời.
Lẽ sống:
Bảng kết tội
nhau
Tạp chí Reader's
Digest, số xuất bản tháng 11 năm 1985 có đăng một chuyện ngắn, nhưng đầy ý
nghĩa về gia đình:
Ðôi vợ chồng đã
nhiều lần cãi nhau và lần này, đang lúc hai người cãi nhau hăng say, thì người
chồng đề nghị với vợ: "Này, chúng ta đừng cãi nhau nữa. Mỗi người hãy lấy
giấy, viết ra tất cả những lỗi lầm, những tật xấu của người kia, rồi trao cho
nhau".
Người vợ đồng ý.
Người chồng cầm lấy tờ giấy, nhìn người vợ và cúi mặt xuống viết một câu.
Người
vợ thấy chồng mình bắt đầu viết, liền hối hả viết liên hồi, dường như cố ý
tranh với chồng, để kể ra nhiều tật xấu hơn. Người chồng chỉ viết một câu rồi dừng
lại nhìn vợ. Sau vài phút, trang giấy của người vợ đầy những dòng chữ kể ra tật
xấu của người chồng và người vợ xem ra hả dạ, vì đã viết nhiều hơn.
Ðến lúc không
còn gì để viết nữa, họ trao cho nhau bảng kể tội của nhau. Sau khi nhìn vào tờ
giấy của chồng, nét mặt người vợ bỗng đổi vì xúc động. Bà vội vã đòi lại tờ giấy
đã đưa cho chồng và có thái độ làm hòa ngay. Trong tờ giấy của người chồng bà
chỉ đọc được có một câu duy nhất: Anh yêu em!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét