PHÚC ÂM: Mt 6,1-6.11-16
Đức Giê-su nói: “Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo,
sẽ trả công cho anh.” (Mt 6,4)
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mat-thêu
1 "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có
phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em,
Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức
giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen.
Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 3 Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải
làm, 4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh,
Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
5 "Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả :
chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư,
cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu
nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu
suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
11 Xin
Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
12 xin
tha tội cho chúng con,
như
chúng con cũng tha
cho
những người có lỗi với chúng con ;
13 xin
đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng
cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
14 "Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho
người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. 15 Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người
ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.
16 "Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ
rầu rĩ như bọn đạo đức giả : chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là
chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi.
Suy niệm:
Việc đạo
đức
Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời dạy của
Chúa Giêsu về tinh thần tu đức cần phải có, với nguyên tắc sống đạo: đừng làm
việc lành có ý phô trương cho người ta thấy. Theo luật Môsê, bố thí, cầu nguyện,
ăn chay là những việc lành cao quý, và người ta thường tổ chức các việc đạo đức
đó cách công khai để thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúa Giêsu không phản đối
các việc đó, nhưng Ngài chỉ muốn người ta thực hiện chúng với ý hướng mới, đó
là làm vì lòng
yêu mến và tìm đẹp lòng Chúa hơn là để được người đời khen ngợi. Chẳng
vậy, các việc đạo đức ấy có thể chỉ có hình thức, đấy là chưa nói đến trường hợp
có nhiều người làm bộ cầu nguyện lâu giờ, ăn chay nhiều ngày, bố thí rộng rãi để
dễ lừa gạt người khác.
Sống Lời Chúa:
Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta đề phòng thứ đạo
đức vụ hình thức. Nhưng việc đạo đức tự nó rất ích lợi cho bản thân, cho tha
nhân và đáng được Thiên Chúa ban thưởng, với điều kiện chúng được thực hiện với
ý ngay lành. Chúng ta cần thực hành các việc lành với ý hướng này, vì đó là lẽ
sống, là niềm vui và là động lực cho cuộc đời hy sinh phục vụ của chúng ta.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, trước một công việc chúng con làm, xin Chúa sáng soi để chúng con
có thể khám phá được đâu là giá trị thực và xin giúp sức để chúng con quyết tâm
theo đuổi giá trị ấy. Vì thân xác chúng con thật yếu đuối, vẻ hào nhoáng bên
ngoài vẫn luôn là miếng mồi quyến rũ kéo chúng con lạc đường lối của Chúa. Xin
Chúa cho chúng con biết chấp nhận những tầm thường để đổi lấy những giá trị cao
cả của Nước Trời.
Lẽ sống:
Thiên Chúa không thất vọng về con người
Văn hào Nga
Dostoievski, với những tác phẩm nổi tiếng như Tội ác và Hình phạt, anh em nhà
Karamazov, là người đã trải qua một cuộc đời đầy sóng gió. Sau một thời gian
dài bị giam cầm vì lý do chính trị, ông bị kết án tử hình. Nhưng, như một phép
lạ, vào giữa lúc sắp sửa bị hành quyết, ông bỗng nhận được lệnh tha. Người viết
tiểu sử của ông kể lại như sau:
Thời gian trong
tù đã in đậm nét trên quãng đời còn lại của ông. Từ trên chiếc máy chém nhìn xuống
đám người đang đứng dưới chân mình, ông chỉ còn thấy họ là những người bị áp bức,
những người nô lệ đáng thương. Dù họ có phạm tội ác tày trời đi nữa, tâm hồn họ
vẫn là tâm hồn của những con người vô tội, do đó đáng được sự tha thứ.
Khi bước xuống
khỏi máy chém, Karamazov thấy mọi sự như vô nghĩa. Ðiều duy nhất còn có ý nghĩa
đối với ông chính là tình yêu, và cho dù trong suốt 30 năm sau, cuộc đời của
ông đắm chìm trong bùn nhơ của tội lỗi, của khốn khổ, của ô nhục, ông luôn nhìn
mọi sự qua lăng kính của yêu thương. Một lần bị đưa lên máy chém ấy cho ông hiểu
rằng con người đau khổ, tất cả mọi người đều đáng cảm thông, thương mến. Ðó là
sứ điệp mà Karamazov công bố suốt cuộc đời của ông.
Cả cuộc đời của
ông là một cố gắng không ngừng để diễn đạt câu nói: "Hỡi người anh em,
không có gì có thể ngăn cản tôi yêu thương bạn".
Nếu có những lúc
chúng ta cảm thấy thất vọng về con người đốn mạt của chúng ta, nếu có những lúc
chúng ta không còn tin tưởng ở tình người nữa, chúng ta hãy nhìn lên Chúa
Giêsu. Chúng ta thấy ngay ánh mắt nhân từ, cảm thông của Ngài.
Khi Zakêu, thủ
lãnh của phường thu thuế, leo lên cây cao để thấy Ngài, Chúa Giêsu đã ôn tồn
nói với ông: "Hôm nay, tôi đến thăm nhà ông".
Khi người đàn bà
bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình được dẫn ra trước mặt Ngài, Chúa Giêsu nhỏ
nhẹ nói với bà: "Chị hãy về đi, tôi không kết án chị".
Khi Maria
Madalêna đến quỳ dưới chân Ngài, Chúa Giêsu đã không hắt hủi cô.
Khi Phêrô phản bội
Ngài, Chúa Giêsu nhìn ông với tất cả trìu mến, thông cảm.
Khi tên trộm cừu
bị treo trên thập giá hướng về Ngài, Chúa Giêsu đã hứa với anh: "Hôm nay,
anh sẽ ở cùng Ta trên Thiên Ðàng".
Ngài đã ngồi
cùng bàn với phường thu thuế, bọn đĩ điếm, kẻ tội lỗi. Ngài tha thứ những kẻ
đóng đinh Ngài vào thập giá.
Qua cách cư xử của
Chúa Giêsu, Thiên Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Ngài yêu thương con
người, bởi vì Ngài không thể chối bỏ hình ảnh của Ngài nơi con người. Chính ánh
lửa ấy khiến cho Thiên Chúa vẫn luôn nhận ra được hình ảnh của mình nơi con người,
để không bao giờ thất vọng về con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét