PHÚC ÂM: Mt 9,1-8
"Họ tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như
thế". (Mt 9,8)
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mat-thêu
1 Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. 2 Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên
giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt : "Này
con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi !" 3 Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng : "Ông này nói phạm
thượng." 4 Nhưng Đức Giê-su biết ý
nghĩ của họ, liền nói : "Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy
? 5 Trong hai điều : một là
bảo : "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo : "Đứng dậy mà
đi", điều nào dễ hơn ? 6 Vậy, để các ông biết : ở
dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại
liệt : "Đứng dậy, vác giường đi về nhà !" 7 Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. 8 Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài
người được quyền năng như thế.
Suy niệm:
Sống
niềm tin
Con người là con
vật xã hội. Xã hội không dành riêng phần đất cho những người tự đóng kín vào
mình. Vừa mở mắt chào đời, con người đã phải đón nhận sự nâng đỡ của người
khác, rồi trong suốt cuộc đời, không ai có thể tự hào mình không cần nhờ vả đến
ai. Sống là một luân lưu của những trao đổi và cảm thông. Tôi phải nhờ đến người
khác và cũng có bổn phận để người khác nhờ đến tôi.
Ðời sống đức tin
cũng không ra ngoài định luật ấy. Ơn cứu độ được gửi đến cho tất cả, chứ không
cho riêng một ai, mỗi cá nhân đón nhận nhưng rồi phải san sẻ cho người khác. Sự
thánh thiện hoặc tội lỗi của một người cũng có ảnh hưởng đến người khác. Chúa
Giêsu đã lên án mạnh mẽ những ai làm cớ vấp phạm cho người khác xa lìa Thiên
Chúa.
Tin Mừng hôm nay thuật lại một phép lạ xẩy
ra nhờ ảnh hưởng của tập thể. Một người tê liệt được khiêng đến cho Chúa Giêsu.
Phúc Âm Marcô và Luca cho thấy rõ hơn quang cảnh của phép lạ này: vì không có
chỗ để chen vào, người ta leo lên gỡ mái nhà và thòng người tê liệt xuống trước
mặt Chúa Giêsu. Tất cả sự việc diễn ra không kèm theo một câu nói hay một lời
van xin nào, thế nhưng, hành vi của họ đã đủ diễn đạt tấm lòng của họ. Chúa
Giêsu thấy lòng tin của họ, tức lòng tin của những người khiêng người tê liệt,
Ngài đã chữa lành bệnh nhân.
Dấu lạ đòi hỏi
lòng tin. Một khi lòng tin đã đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa, thì con người
sẽ dễ dàng gặp được dấu lạ và lòng tin có thể chuyển dấu lạ hay ơn lành sang
cho người khác. Với đám đông đang vây quanh Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng, thì
việc đưa bệnh nhân đến gần Ngài quả là một cố gắng vượt mức. Nhìn vào cố gắng
này, chắc chắn nhiều người sẽ đặt câu hỏi về Chúa Giêsu: Ngài là ai mà con người
phải cố gắng tìm gặp đến thế? Ðặt câu hỏi tức là đã bắt đầu tiến đến gần Thiên
Chúa.
Sống Lời Chúa:
Lời Chúa hôm nay
cho con xác tín một điều: chính Chúa làm chủ cuộc đời con, Chúa có quyền trên
thân xác và linh hồn của con. Trước mặt Chúa, con như người bại liệt, không làm
chủ được mình, mà phải hoàn toàn cậy dựa vào lòng nhân lành của Chúa.
Con cũng thấy được
giá trị của sự hiệp thông trong cộng đoàn. Đức tin của con có được không phải
nhờ bản thân con, nhưng trước hết nhờ cha mẹ và gia đình. Khi con lớn lên, đức
tin đó được nuôi dưỡng trong họ đạo, bởi đời sống tốt lành của nhiều người. Từ đó
nhắc nhở con: con sống không phải chỉ cho riêng mình, mà còn để hiệp thông với
anh chị em mình nữa. Vì vậy lối sống tưởng như của riêng con nhưng lại liên đới
với mọi người. Con sống đức tin một cách nhu nhược thì hậu quả không chr một
mình con gánh chịu, mà cả cộng đoàn và cả Giáo Hội cũng phải bị ảnh hưởng. Ngược
lại, khi son sống đức tin một cách manh mẽ thì anh chị em của con cũng sẽ được
hưởng nhờ.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho con đức tin để nhận ra Chúa là chủ cuộc đời con. Xin
ban đức cậy để con biết phó thác tất cả cho Chúa. Xin ban cho con sự hiệp thông
để con có thể sống hết mình, hết tình với anh chị em mình.
Lẽ sống:
Chiếc cầu của gặp gỡ
Vào khoảng năm
1850, họa sĩ tài ba của Hoa Kỳ là James McNeil Whisler đang còn là một thanh
niên đầy nhiệt huyết. Mặc dù có tâm hồn nghệ sĩ, Whisler cũng đăng ký vào trường
đại học quân sự West Point.
Người ta kể lại
rằng khi giáo sư ra đề tài vẽ về một chiếc cầu, dĩ nhiên, các sinh viên phải hiểu
đây là một chiếc cầu cần được thiết kế trong mục tiêu quân sự. Thế nhưng, tâm hồn
nghệ sĩ của Whisler đã không đếm xỉa gì đến khía cạnh quân sự. Anh vẽ một chiếc
cầu thơ mộng bắc qua một mỏm núi thơ mộng. Dọc theo hai bên bờ sông là một tấm
thảm cỏ xanh tươi. Nhưng thơ mộng hơn nữa là có hai đứa bé đứng câu cá trên chiếc
cầu ấy.
Ông giáo sư cầu
cống không ưng ý chút nào, nên đã ra lệnh cho anh phải bôi đi hình ảnh của hai
đứa bé. Viên sĩ quan bèn di chuyển hai cậu bé từ chiếc cầu xuống thảm cỏ bên bờ
sông. Lần này, ông giáo sư lại càng giận giữ hơn. Ông quát tháo ầm ĩ: "Tôi
đã bảo anh phải cất chúng ra khỏi bức tranh".
Nhưng con người
có tâm hồn nghệ sĩ xem chừng như không thể vẽ cảnh thiên nhiên mà thiếu bóng
dáng của con người. Không được sáng tác theo ý mình muốn, Whisler bèn vẽ hai
cái mộ trên thảm cỏ dọc theo dòng sông và muốn ông giáo sư hiểu ngầm rằng anh
đã chôn hai cậu bé trong hai cái mộ ấy.
Chiếc cầu được bắc
qua dòng sông là để nối liền hai bờ sông và chiếc cầu nối liền hai bờ sông là để
cho con người ở hai bên bờ sông được liên lạc với nhau. Thiếu sự đi lại của con
người thì chiếc cầu trở thành vô nghĩa.
Chúa Giêsu là chiếc cầu nối liền Trời cao
và Ðất thấp. Nơi Ngài, con người và Thiên Chúa gặp gỡ nhau. Chỉ trên chiếc cầu
của Ðức Kitô con người mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau. Ngài sinh ra trong một gia đình, Ngài lớn
lên trong một gia đình. Ngài đến để quy tụ tất cả nhân loại thành một gia đình.
Con đường cứu rỗi của Ngài là con đường mở rộng cho mọi người cùng nắm tay đi với
nhau. Chiếc cầu nối liền Thiên Chúa và con người là chiếc cầu của gặp gỡ, của cảm
thông, của yêu thương. Chúng ta chỉ có thể đi về cõi phúc trên chiếc cầu của gặp
gỡ, của yêu thương ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét