Thánh No-be-tô, giám mục
PHÚC ÂM: Mt 5,1-12
“Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” (Mt
5,4)
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mat-thêu
1 Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống,
các môn đệ đến gần bên.
2 Người mở miệng dạy họ rằng :
3 "Phúc
thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì
Nước Trời là của họ.
4 Phúc
thay ai hiền lành,
vì
họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc
thay ai sầu khổ,
vì
họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc
thay ai khát khao nên người công chính,
vì
họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
7 Phúc
thay ai xót thương người,
vì
họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc
thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì
họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc
thay ai xây dựng hoà bình,
vì
họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc
thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì
Nước Trời là của họ.
11 Phúc
thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại
và
vu khống đủ điều xấu xa.
12 Anh em
hãy vui mừng hớn hở,
vì
phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị
người ta bách hại như thế.
Suy niệm:
Tám mối
phúc thật
Tám mối
phúc là những điều dạy của một nhà cách mạng trên tất cả các nhà cách mạng;
chúng là một thách đố lớn lao cho những ai tin vào Chúa Giêsu. Phải chăng Chúa
Giêsu quá lý tưởng? Phải chăng những lời dạy của Chúa Giêsu cung cấp cơ hội cho
những nhà tư bản bóc lột dân nghèo và để cho những bất công xã hội tha hồ xảy
ra? Hai ví
dụ giúp chúng ta nhận định vấn đề: Mẹ Têrêxa, tuy có rất
nhiều người ngưỡng mộ, nhưng cũng có nhiều người chỉ trích là lấy của nhà giàu
bóc lột người nghèo để giúp đỡ người nghèo. Tại sao Mẹ không lên tiếng chống
bất công và cải tổ xã hội để đừng có hai giai cấp giầu và nghèo nữa? Một phản
ứng như thế sẽ trị tuyệt gốc sự phân chia giữa gai giai cấp và loại bỏ các bất
công xã hội!. Chúa Giêsu, tuy có dư uy quyền để đáp ứng nguyện vọng của người
Do thái trông đợi nơi Đấng Thiên Sai; nhưng lại chọn làm một Đấng Thiên Sai
hiền lành và đau khổ để chuộc tội cho con người! Ma quỉ đã từng cám dỗ Ngài
trong sa mạc hãy làm những điều mà con người khao khát: Hãy biến đá thành bánh
ăn! Hãy làm phép lạ như gieo mình xuống vực thẳm! Hãy cho con người những vinh
quang sang giầu! Nếu Ngài làm như thế, con người sẽ tin vào Ngài. Chúng ta có
bao giờ tự hỏi: Nếu Chúa Giêsu làm như thế, có bao nhiêu người tin Chúa đến bây
giờ?
Các Bài
Đọc hôm nay cung cấp cho chúng ta những chất liệu để suy tư. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô cho chúng
ta hai lý do để chịu đựng đau khổ: để được Thiên Chúa an ủi, và để chúng ta an
ủi những ai cần được chúng ta an ủi. Trong
Phúc Âm thánh Mathew, Chúa Giêsu cho con người biết Tám Mối Phúc trong cuộc đời; những
điều này hoàn toàn ngược lại với những gì mà con người thường hay suy nghĩ.
"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của
họ." Đây là một lời dạy không dễ hiểu,
chúng ta cần xem xét bằng những ví dụ thực tế để hiểu Chúa Giêsu thực sự muốn
nói gì: Nghèo khó là có phúc? Người nghèo khó không đủ của ăn nên sinh tật ăn
cắp làm ô danh Chúa? Người nghèo khó quá đay nghiến Thiên Chúa vì đã bỏ rơi
mình? Nhiều người ví sống trong nghèo khó, thiếu thốn như là sống trong hỏa
ngục! Ngược lại, có phải giàu có là vô phúc? Người giàu có lấy của Thiên Chúa
ban để giúp cho việc mở mang Nước Chúa như bà Lydia giúp Phaolô có nơi ăn ở để
rao giảng Tin Mừng?
Nói
chung, nghèo khó giúp con người biết trông cậy nơi Thiên Chúa, giàu có làm con
người tin tưởng nơi quyền năng và sức lực của mình, nên dễ bỏ quên Thiên Chúa.
Khi con người đã có đầy đủ mọi sự trên trần gian, họ sẽ không màng tới việc tìm
kiếm Nước Trời; trong khi những người nghèo có hoàn cảnh thuận tiện hơn để tìm
Nước Trời và tin tưởng nơi Thiên Chúa.Ví dụ: Ở Việt Nam, các nhà thờ lúc nào
cũng đầy người; họ vẫn sống và có thời giờ cho Thiên Chúa, tuy rằng họ nghèo
khó. Bên Âu Mỹ, các nhà thờ chỉ còn lại những người già; họ lo kiếm tiền cho
cuộc sống đến nỗi không còn giờ cho Thiên Chúa. Ở Việt Nam, ơn gọi làm tu sĩ và
linh mục nhiều đến nỗi các chủng viện và dòng tu không có chỗ để nhận; bên Âu
Mỹ, ơn gọi làm linh mục và tu sĩ khan hiếm đến độ các dòng tu phải đóng cửa, và
hầu hết các dòng tu và giáo phận phải qua Việt Nam hay Phi Châu để tuyển mộ ơn
gọi.
"Phúc
thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an." Một vị thánh đã nói: Thiên Chúa thương ai càng nhiều, Ngài càng gởi
nhiều đau khổ đến cho người ấy. Vì thế, chẳng thà chịu đau khổ để được Thiên
Chúa an ủi yêu thương; hơn là sống trong hạnh phúc mà không cảm nhận được tình
thương Thiên Chúa.
Sống Lời Chúa:
Của cải của chúng ta ở đâu, lòng trí của
chúng ta sẽ ở đó. Nếu Nước Trời là kho tàng mà chúng ta ước ao, chúng ta hãy sống
theo Mối Phúc Thứ Nhất như Chúa Giêsu dạy. Chúa thương ai càng nhiều, Ngài càng
gởi nhiều đau khổ cho kẻ ấy; vì họ sẽ được Ngài an ủi, và họ sẽ biết ủi an những
ai đồng cảnh ngộ. Nếu chúng ta mong được mến Chúa yêu người, đừng kêu ca khi
Chúa gởi đau khổ tới như Mối Phúc Thứ Ba mà Chúa dạy.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, giữa thế gian này vàng thau lẫn lộn, xin cho con sống theo lời Chúa
dạy, vì Lời Chúa là chân thật, Lời Chúa mang lại hạnh phúc đích thực cho con.
Con cám ơn Chúa, con ngợi khen Chúa.
Lẽ sống:
Tuần hành chống
lại sợ hãi
Buổi sáng ngày
06 tháng 6 năm 1966. Trương cao biểu ngữ với tựa đề: Tuần Hành Chống Lại Sợ
Hãi, một người da đen 32 tuổi đã bước xuống quốc lộ thứ 51 của thành phố
Memphis thuộc tiểu bang Mississipi bên Hoa Kỳ. Tiểu bang Mississipi có tất cả một
triệu người da đen. Mặc dù luật pháp Hoa kỳ bảo đảm cho mọi người công dân,
không phân biệt chủng tộc và địa vị xã hội, quyền được bỏ phiếu, trong thực tế
chỉ có 100 ngàn người da đen đủ can đảm thi hành quyền này. Con số còn lại, vì
sợ hãi bởi nhiều sức ép khác nhau đã không dám đi bỏ phiếu.
James Meredith,
người thanh niên da đen nói trên, đã tuyên bố: "Chúng ta cần phải giải
thoát khỏi những sợ hãi do người da trắng tạo ra. Tôi sẽ tuần hành từ Memphis đến
thủ phủ của tiểu bang để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng một người da đen có
quyền sống và đi lại, tôi muốn thắng vượt nỗi sợ hãi và những đe dọa do những
người phân biệt chủng tộc tạo nên".
Trong phút chốc,
nhiều người, kể cả những người da trắng, đã ra khỏi nhà và tuần hành bên cạnh
Meredith. Meredith tâm sự với một vị mục sư đi bên cạnh như sau: "Thoạt
tiên, tôi định mang theo một khẩu súng. Nhưng cuối cùng, tôi quyết định mang
theo một khí giới duy nhất: đó là quyển Kinh Thánh".
Meredith dự định
băng qua 350 cây số để đến tiểu phủ của tiểu bang, nhưng chưa đầy một ngày đường,
anh đã bị một người da trắng quá khíh bắn ngã gục. Phát súng định mệnh đó làm
rung động toàn thể nước Mỹ.
Giữa lúc
Meredith đang nằm điều trị tại một nhà thương, từng đoàn người đến thăm và ủng
hộ sáng kiến của anh. Sự sợ hãi giờ đây nhường chỗ cho một phong trào đang vươn
lên với đầy khí thế...
Mục sư Martin
Luther King, giải thưởng Nobel về Hòa Bình và là thủ lãnh của phong trào tranh
đấu bất bạo động của người da đen tại Hoa Kỳ, đã ngỏ lời với từng trăm ngàn người
đang đứng trước cửa bệnh viện Memphis như sau: "Cuộc tuần hành chống lại sợ
hãi sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta sẽ xuống đường lại ngay mà nơi Meredith
đã bị bắn gục. Con đường từ Memphis đến Jackson chỉ dài độ 350 cây số. Nhưng xiềng
xích của sợ hãi và đe dọa mà chúng ta muốn bẻ gãy lại còn dài gấp bội".
Những người da đen bên Hoa Kỳ đã phải trải
qua những năm tháng dài dưới sự đe dọa và sợ hãi. Sợ hãi là tâm trạng thường
tình của những ai đang sống trong đe dọa, bất an.
Không biết mình sẽ bị bắt giữ lúc nào,
không biết mình sẽ được phóng thích lúc nào, không biết mình có đủ cơm ăn áo mặc
cho ngày mai không, không biết tương lai của con em mình sẽ như thế nào, không
biết niềm tin của mình rồi ra có còn đứng vững trước những đe dọa không. Từng nỗi
hoang mang ấy khiến ai trong chúng ta cũng đã một lần trải qua sợ hãi.
Chúa Giêsu,
trong những giây phút nguy ngập nhất đã trấn an các môn đệ của Ngài: "Các con đừng sợ
hãi, vì Ta đã thắng thế gian". Nghĩ đến cuộc khổ nạn đang chờ đợi
ở trước mắt, Chúa Giêsu đã run rẩy sợ hãi đến độ toát mồ hôi máu. Nhưng cuối
cùng, Ngài đã thắng vượt tất cả bằng khí giới của Tình Thương. Tình Thương là sức
mạnh của Ngài trong bao thử thách... Meredith đã không mang theo súng đạn để trấn
an chính mình, anh chỉ mang theo một quyển Kinh Thánh. Phải, bởi vì Kinh Thánh là biểu
hiện của Tình Thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét