Lời Chúa: Thứ Tư sau Chúa nhật XII Thường Niên 24.06.2015
SINH NHẬT THÁNH GIO-AN TẨY GIẢ - lễ trọng
PHÚC ÂM: Lc 1,57-66.80
Tên cháu là Gio-an.
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
57 Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà
Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. 58 Nghe biết Chúa đã rộng lòng thương xót bà như vậy,
láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.
59 Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm
phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. 60 Nhưng
bà mẹ lên tiếng nói : “Không được ! Phải đặt tên cháu là Gio-an.” 61 Họ bảo
bà : “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả.” 62 Rồi họ làm hiệu hỏi người cha,
xem ông muốn đặt tên cho em là gì. 63 Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : “Tên cháu là
Gio-an.” Ai nấy đều bỡ ngỡ. 64 Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói
được, và chúc tụng Thiên Chúa. 65 Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy
được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. 66 Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi : “Đứa
trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.
80 Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng
vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.
Suy niệm:
Công cụ trong bàn tay Chúa
“Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây? Và quả
thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.”
Gioan là tên của
con trẻ, mà Thiên Chúa đã đặt. Ông Dacaria đã nghe, và đến ngày cắt bì con trẻ,
bà con xóm giềng mới được nghe; và rồi tất cả đều quan tâm, tự hỏi “Đứa trẻ rồi sẽ ra sao?” Trong Kinh Thánh có
nhiều người đã được Thiên Chúa đặt tên lại, thay vì tên gọi cũ của mình:
ü Như tổ phụ Ápram,
được Thiên Chúa đặt cho tên gọi mới là Abraham, (St 17,5);
ü Tổ phụ Giacóp được
đổi tên là Ít-ra-en (St 33,29)
và
trong Tân ước:
ü Ông Simon được
Chúa Giêsu gọi là Kêpha (tức là Phêrô) (Ga 1,42);
ü Saolô được gọi
là Phaolô, (Cv 13,9).
Ngài đã đổi mới
họ, để họ trở thành công cụ mới của Ngài. Với mỗi người tín hữu chúng ta cũng vậy.
Ngày Rửa tội của
mỗi người ngoài tên cha mẹ đã đặt cho; đều được gọi bằng tên của một vị Thánh. Để
tất cả chúng ta được trở nên là công cụ trong chương trình cứu độ của Ngài.
Khi nhìn vào
thân thể của con người, các nhà khoa học ngạc nhiên về cách cấu trúc và chức năng
của từng chi thể như: não bộ, mắt, tai, phổi, tim ... và còn ngạc nhiên hơn khi
tìm ra cách hoạt động hòa điệu và nhịp nhàng của các chi thể, trong việc đem lại
sự sống cho con người.
Khi nghiên cứu về
Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa, chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên về sự sắp xếp
của Thiên Chúa, trong việc chuẩn bị cho nhân loại một Đấng Thiên Sai, để đem ơn
cứu độ cho muôn người. Có những tổ phụ đi trước để chuẩn bị như Abraham, vua
David, tiên tri Isaiah. Có những người đồng thời để dọn đường và giới thiệu Đức
Kitô, nhân vật chính của Kế Hoạch Cứu Độ, cho mọi người. Có những người đi sau để loan báo Tin Mừng và
làm chứng cho Đức Kitô như các thánh tông đồ và tử đạo.
Trải qua bao thế
hệ, Thiên Chúa vẫn không ngừng nơi các thánh và mọi tín hữu để loan báo Tin Mừng
và làm cho con người tin vào Đức Kitô để đạt được ơn cứu độ. Thánh Phaolô có lý
khi so sánh toàn thể nhân loại như những chi thể của một Nhiệm Thể là Đức Kitô.
Chúng ta đều là những chi thể của một thân thể, và đều có nhiệm vụ góp phần
mang lại sự sống cho Nhiệm Thể Đức Kitô.
Các Bài Đọc
trong ngày Sinh Nhật của Gioan Tẩy Giả cho chúng ta thấy sự sắp xếp nhiệm mầu của
Thiên Chúa trong việc sửa soạn cho nhân loại một Người Tôi Trung để chuộc tội
và mang lại ơn cứu độ cho con người. Trong Bài Đọc I, Bài Ca Thứ Hai của
Người Tôi Trung Thiên Chúa, tiên tri Isaiah tường thuật việc Thiên Chúa chuẩn bị
cho nhân loại một Người Tôi Trung và trao cho Ngài một sứ vụ gồm hai phần: mang
vinh quang cho dân tộc Israel và trở nên ánh sáng cứu độ cho các dân tộc. Trong
Bài Đọc II, Sách CVTĐ tường thuật một phần Bài Giảng của Phaolô tại
Antioch, Pisidia. Phaolô muốn cho khán giả biết Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa đã
được tường thuật bởi các tiên tri và Thánh Vịnh: Thiên Chúa sẽ ban cho nhân loại
một Đấng Cứu Độ từ giòng dõi Vua David, và ông Gioan Tẩy Giả đã chuẩn bị, làm
chứng, và chỉ đường cho mọi người đến với Đức Kitô để lãnh nhận ơn cứu độ. Trong
Phúc Âm, thánh sử Luca tường thuật những biến cố lạ lùng xảy ra chung quanh
việc chào đời của Gioan Tẩy Giả. Tất cả những biến cố này chỉ cho thấy Thiên
Chúa đã dùng ông để đi tiên phong dọn đường cho mọi người đón nhận Đức Kitô, và
Gioan đã dùng cả cuộc đời ông để chu toàn sứ vụ và làm chứng cho Đức Kitô.
Sứ vụ của Gioan Tẩy Giả:
ü Cha mẹ, họ hàng,
và láng giềng đều nhận ra bàn tay Thiên Chúa trong cuộc đời Gioan ngay từ đầu: Trình
thuật kể: ''Láng
giềng ai nấy đều kinh sợ. Các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Judah. Ai
nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Đứa
trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?" Vì quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. Cậu bé càng lớn lên thì
tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân
Israel.''
ü Gioan chuẩn bị
tâm hồn dân và chỉ cho mọi người đến với Đức Kitô: Chúng ta có thể học hỏi
ít là 4 điều từ Gioan Tẩy Giả:
·
Thứ
nhất, ông sẵn sàng hy sinh mọi thú vui thế gian để chu toàn sứ vụ của mình: ông
sống trong sa mạc, mặc áo da thú, ăn chấu chấu và mật ong rừng.
·
Thứ
hai, ông chuẩn bị tâm hồn cho dân đón nhận Đấng Cứu Thế bằng cách rao giảng để
dân ăn năn thống hối trước khi ông làm phép rửa cho họ.
·
Thứ
ba, ông sống rất thành thực và không vị nể bất cứ người nào: khi được hỏi ông
có phải là Đấng Thiên Sai, ông trả lời ông chỉ là tiếng người hô trong sa mạc,
và ông không xứng đáng cởi quai dép cho Đấng Thiên Sai.
·
Sau
cùng, ông sẵn sàng đổ máu làm chứng cho sự thật. Ông bị vua Herode chém đầu vì
ông dám ngăn cản cuộc hôn nhân bất hợp pháp của Nhà Vua.
Sống Lời Chúa:
Mọi người chúng ta đều được
Thiên Chúa cho vào đời với một sứ vụ; chứ không tình cờ xuất hiện hay chỉ để ăn
uống, hưởng thụ. Sứ vụ của chúng ta là làm sao giúp cho mọi người nhận ra tình
yêu và đạt được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta đều có bổn phận như Gioan là dọn tâm hồn và chỉ đường
cho mọi người đến với Đức Kitô; chứ không hướng mọi người vào chúng ta, hay vào
bất kỳ một nhân vật nào khác. Để hoàn thành điều này, chúng ta chắc chắn phải
chịu nhiều đau khổ, như Đức Kitô và Gioan Tẩy Giả đã trải qua.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu. Chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho mỗi người trong chúng con có một
tên gọi mới, Xin ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn là công cụ
trong bàn tay của Chúa.
Lẽ sống:
Cái bóng
Có một người khờ
nọ muốn thoát khỏi cái bóng của mình... Nhưng càng trốn thì cái bóng càng đeo đuổi
anh. Anh lăn lộn trên đất, anh đâm xuống nước, dù anh đi đâu, dù anh làm gì,
cái bóng của anh vẫn còn đó.
Có một người
khôn ngoan nghe chuyện mới đến cố vấn cho anh khờ. Người khôn ngoan ấy nói như
sau: "Ðể thoát khỏi cái bóng của anh, anh chỉ cần đến đứng dưới bóng của một
cây lớn".
Có nép mình dưới bóng cây Thập giá của
Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể thoát được cái bóng của không biết bao nhiêu
phù phiếm, hư ảo trong cuộc sống của chúng ta.
Hôm nay Giáo Hội
mừng kính trọng thể ngày sinh của một con người đã từng nép bóng dưới cây Thập
giá của Chúa Giêsu. Con người ấy chính là Goan Tẩy Giả, vị tiền hô của Ðấng Cứu
Thế, nhưng đồng thời cũng là người luôn nép bóng trong Chúa Giêsu.
Thánh Gioan đã
tóm tắt tất cả cuộc sống của Ngài trong câu nói: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".
Dưới cái nhìn của con người, như Chúa Giêsu cũng đã có lần khen tặng, Gioan là
con người cao cả nhất được sinh ra từ người nữ. Ngày sinh của Ngài được đánh dấu
bằng những biến cố khác thường. Sự chào đời của Ngài đã mang lại niềm vui và hy
vọng cho mọi người xung quanh. Vị tiên tri được xem là cao cả nhất trong lịch sử Isreal ấy đã
lôi kéo được một đám đông mà chưa từng có vị tiên tri nào đã quy tụ được... Thế
nhưng, cuối cùng, để hoàn tất sứ mệnh của mình, con người ấy đã nhỏ lại và mất
hẳn trong kiếp tù đày và một cái chết bỉ ổi.
Gioan nhỏ lại trong cái chết ấy, nhưng
Chúa Giêsu lớn lên trong Mầu Nhiệm của Ngài, bởi vì cái chết của Gioan là một
loan báo về chính cái chết của Chúa Giêsu... Nhưng cũng chỉ trong cái chết của
Chúa Giêsu, cái chết của Gioan mới có ý nghĩa... Trong bóng thập giá của Chúa
Giêsu, Gioan đã tìm lại được chính mình. Chúng ta cầu xin
điều gì trong ngày sinh của thánh Gioan Tẩy Giả nếu không phải là bước đi trong
từng bước nhỏ lại của Ngài. Trong từng bước ấy,
chúng ta hãy đặt mình dưới bóng vĩ đại của Thập giá Chúa Giêsu. Chỉ trong chiếc
bóng vĩ đại ấy của Thập giá Chúa Giêsu, những nghịch cảnh, những đau thương, những
nghi ngờ và ngay cả những cái chết từng ngày sẽ mang lấy ý nghĩa. Và ý nghĩa ấy
là gì nếu không phải là sự lớn lên của Ðức Kitô trong chúng ta? Chúng ta có nhỏ lại trong cái nhìn hẹp hòi
ích kỷ của chúng ta, chúng ta có nhỏ lại trong những ham muốn ganh tỵ bất chính
của chúng ta, chúng ta có nhỏ lại trong hận thù nhỏ nhen của chúng ta, thì lúc đó
Ðức Kitô mới thực sự lớn lên trong chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét