Thánh Âu-tinh, giám mục Can-tơ-bơ-ri
PHÚC ÂM:
Mc
10,46-52
Thưa
Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
46 Khi ấy, Đức Giê-su và các
môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người
khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ
đường, anh ta tên là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. 47 Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su
Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng : “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ
lòng thương tôi !” 48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng
anh ta càng kêu lớn tiếng : “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” 49 Đức
Giê-su đứng lại và nói : “Gọi anh ta lại đây !” Người ta gọi anh mù và bảo : “Cứ
yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” 50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà
đến gần Đức Giê-su. 51 Người hỏi : “Anh muốn tôi làm gì cho anh ?” Anh
mù đáp : “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” 52 Người nói : “Anh hãy đi, lòng tin
của anh đã cứu anh !” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con
đường Người đi.
Suy niệm:
Được Chúa cứu chữa
Đây là tiếng kêu của anh mù, đây là tiếng tuyên xưng của anh, dù mắt
anh không thấy, Đây là niềm tin duy nhất của anh đặt vào tình thương của Chúa
Giêsu, là Đấng Kitô, cho dù có rất nhiều sự ngăn cản, quát nạt; nhưng anh không
tuyệt vọng, càng kêu lớn hơn; anh đã được Chúa cứu chữa, cho anh được thấy.
Trong năm giác quan
của con người, con
mắt là quan năng cao trọng hơn cả; vì chúng cung cấp cho trí khôn những ảnh niệm
để suy luận. Con mắt được dùng để nhìn và để đọc. Con người có thể dùng con mắt
để nhìn thấy những kỳ công của Thiên Chúa tạo dựng, hay để đọc những gì hay mà
người khác viết về Ngài. Con mắt luôn đi đôi với trí khôn suy luận. Con người
có thể suy luận để biết có Thiên Chúa qua tất cả những gì con người nhìn thấy
hay đọc được.
Các bài đọc hôm
nay tập trung trong sự quan trọng của con mắt. Trong bài đọc I, tác giả
Sách Huấn Ca dùng con mắt để chiêm ngưỡng những kỳ công Thiên Chúa tạo dựng, và
dùng trí khôn để suy niệm sự quan phòng của Thiên Chúa, trước khi ông có thể tường
thuật lại những gì Ngài làm để cho thế hệ tương lai được biết. Trong Phúc Âm,
anh mù Bartimê đã cảm nghiệm được sự đau khổ của việc mù lòa, nên khi biết Đức
Kitô đi ngang qua, anh nhất định la to lên xin chữa lành, và Ngài đã cho anh
nhìn thấy.
Lòng thương xót
của Chúa Giêsu:
Thiên Chúa không
bao giờ từ chối con cái vững lòng trông cậy nơi Ngài. Chúa Giêsu ban
ánh sáng cho người mù vì Ngài nhìn thấy khát vọng được có ánh sáng và niềm tin
của anh. Người nói: "Anh hãy đi,
lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được
và đi theo Người trên con đường Người đi. Thiên Chúa chắc
chắn không để những người muốn tìm hiểu về Ngài phải thất vọng. Ngài ban cho mọi
người có rất nhiều cơ hội để học hỏi về Ngài và về Đức Kitô, qua việc gởi các sứ
giả đến rao giảng Tin Mừng bên ngoài và gởi Thánh Thần làm việc bên trong tâm hồn
con người. Ai thành tâm đi tìm Ngài, chắc chắn sẽ được Ngài cho gặp.
Sống Lời Chúa:
Đôi mắt là cửa sổ của linh
hồn, chúng ta hãy biết dùng đôi mắt để nhận ra những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã
làm và tin vào Ngài. Người mù phần xác đã khổ, người mù về tâm linh còn khổ hơn.
Chúng ta đừng nhìn những gì Thiên Chúa tạo dựng cách thờ ơ, lãnh đạm; nhưng phải
biết suy nghĩ để nhận ra Người đã tạo dựng nên chúng ta và tình yêu của Thiên
Chúa dành cho con người.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, qua người mù Báctimê này. Xin cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con đặt trọn niềm tin vào lòng thương xót của
Chúa, và cho chúng con biết vất bỏ tất cả mọi sự che chở thân xác con, để đứng
thẳng dậy, chạy về hướng tiếng Chúa mời gọi, để được cứu chữa và được thấy.
Lẽ sống:
Người tín hữu cuối cùng
Tiểu thuyết gia
Graham Greene thuật câu chuyện ông dự định viết như sau: Ðây là một chuyện giả
tưởng sẽ xảy ra trong tương lai rất xa, khi toàn thế giới chỉ còn được thống trị
do một đảng duy nhất. Cảnh đầu tiên ở trong câu chuyện diễn ra trong một khách
sạn nhỏ vào lúc màn đêm đã bao trùm vạn vật. Một người khách già nua, mệt nhọc,
xốc xếch trong chiếc áo đi mưa đã phai màu, mang một chiếc xách tay tiến vào
khách sạn, xin thuê một phòng. Ông ta viết tên họ, nghề nghiệp và địa chỉ vào bản
lý lịch và chệnh choạng đi lên phòng. Người quản gia nhìn vào bản lý lịch và buộc
miệng hỏi anh thư ký:
- Anh có biết ai
đấy không?
- Làm sao tôi biết
được. Anh thư ký trả lời.
- Ðức Giáo Hoàng
đấy! Người quản gia quả quyết để anh thư ký tròn xoe đôi mắt hỏi vặn lại: Ðức
Giáo Hoàng? Ðức Giáo Hoàng là gì?
Ðạo công giáo
lúc ấy đã bị tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn Ðức Giáo Hoàng là người duy nhất được
sống sót. Mạng Ngài còn được dung tha vì hai lý do: thứ nhất, đẻ chứng minh cho
chính Ngài và cho mọi người là Giáo Hội đã chết và thứ hai, để theo dõi xem có
tín hữu nào còn lần mò đến để tiếp xúc với Ngài không.
Khi đã biết chắc
chắn 100% là duy có Ngài là độc nhất còn mang đức tin công giáo, nhà độc tài
cho độ Ngài đến và tự tay lảy cò súng, kết liễu cuộc đời người tín hữu cuối
cùng. Nhưng trong giây phút, giữa lúc bóp cò và Ðức Thánh Cha chết, một ý tưởng
lóe ra trong đầu óc nhà độc tài: Có thể điều này ông tin lại có thật, thì sao?
Xuyên qua đời sống
tính nhân của các tín hữu, có thể những người xem thấy đời sống chứng tá của họ
tự hỏi: Tại sao họ lại sống như thế? Tại sao họ không chạy theo trào lưu, sống
như nhưng kẻ khác, thời bây giờ ai lại không mánh mung lừa đảo, chợ đen chợ đỏ,
v.v...? Lý tưởng nào hay ai đã ghi hình ảnh trên họ? Tại sao họ lại sống ở giữa
chúng ta? Như thế đời sống chứng nhân đã là một sự tuyên xưng thầm
lặng của tín hữu, nhưng nó rất mãnh liệt và hữu hiệu. Ðó là những
lời phát biểu của Ðức cố Giáo Hoàng Phaolô VI trong lời giáo huấn của Ngài
mang tựa đề "Truyền
giáo trong xã hội tân tiến", Chúa Giêsu đã khẳng định: "Các con là muối đất", "Các con là ánh sáng thế gian". Ngài
gọi những tín hữu như thế với lòng xác tín là họ xứng đáng để phơi bày và chia
sẻ cho anh chị em đang sống bên cạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét