CHÚA THĂNG THIÊN - Thánh lễ Vọng
PHÚC ÂM:
Mc
16,15-20
Đức
Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.
Kết
thúc Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
15 Khi ấy, Đức Giê-su hiện
ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông rằng : “Anh em hãy đi khắp tứ phương
thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. 16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được
cứu độ ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. 17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những
ai có lòng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới
lạ. 18
Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ
đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”
19 Nói xong, Chúa Giê-su được
đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. 20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi,
có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời
các ông rao giảng.
Suy niệm:
Quê
hương chúng ta ở trên trời
Sứ thần của Chúa hôm nay đã
quở trách các môn đệ: “Hỡi người Galilê! Sao cứ đứng đó mà nhìn lên
trời?”. Các môn đệ đã hiểu ý. Các ông đã trở về với nhiệm vụ của
mình, hoàn thành công việc dang dở của Chúa ở trần gian, làm chứng về tất cả những
gì các ông đã được nghe, được thấy. “Các ông đã ra đi khắp nơi, rao giảng Tin Mừng cho mọi người;
có Chúa cùng hoạt động với các ông, củng cố lời rao giảng bằng các phép lạ kèm
theo” (Mc 16,20).
Trời không khiến ta tránh
né bổn phận ở trần gian. Trời không phải là nơi đến của một người chỉ biết chăm
lo cho ơn cứu độ của mình một cách ích kỷ. Trời cũng không chỉ là phần thưởng
cho con người, là sự “bù lỗ” cho những khốn khổ ở đời, là cớ khiến chúng ta
tránh né. Trời phải là nơi hẹn hò giữa Thiên Chúa và con người qua chính cuộc sống
hằng ngày của chúng ta.
Chúa lên trời nhắc chúng
ta nhớ rằng: “Quê
hương chúng ta ở trên trời… Anh em hãy tìm kiếm những sự trên trời” (Pl 3,20;
Cl 3,1). Với niềm xác tín đó, chúng ta thi hành và chu toàn một các
tốt nhất những nghĩa vụ ở trần gian với niềm hy vọng tiến về quê trời. Làm được
như vậy, chúng ta sẽ thấy cuộc sống này đẹp biết bao, như lời bài hát “Con dâng
Chúa”: “Vì ngày mai con lo hôm nay. vì tương lai con lo hiện tại…” Hay như bài
ca cây lúa ta vẫn hát “Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay”.
Sống Lời Chúa:
"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa,
sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án" (Mc 16,15-16).
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đã yêu trái đất này, và đã sống trọn phận người ở đó. Chúa đã
nếm biết nỗi khổ đau và hạnh phúc, sự bi đát và cao cả của phận người. Xin cho
những vất vả của cuộc sống ở đời không làm chúng con quên trời cao; và những vẻ
đẹp của trần gian không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa. Ước gì qua cuộc sống
hằng ngày của chúng con, mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.
Lẽ sống:
Cái hôn
Hãng
thông tấn AFP của Pháp trong bản tin ngày 23/01/1991 đã ghi một mẩu chuyện lạ
như sau: Một phụ nữ Brazil đã lợi dụng cái hôn để cắn và nuốt mất khúc lưỡi của
người yêu. Bà cho biết: làm như thế là để trả thù người đàn ông vì đã đánh đập,
hành hạ bà.
Cảnh
sát tại thành phố Salvador de Bahia, mạn đông bắc Brazil cho biết như sau:
Lucia bị người yêu là ông Djalm dos Santos, 47 tuổi, đã đánh đập, hành hạ thậm
tệ. Nàng kiên nhẫn chờ đợi cơ hội. Hôm 22/01/1991, ông Djalm đến thăm Lucia để
xin lỗi. Cô ta liền nhảy xổ vào người yêu, ôm hôn ông một cách rất tình tứ,
không cho ông có thì giờ để giải thích.
Hai
người đang hôn nhau, thì đột nhiên, Lucia cắn đứt một phần lưỡi của Djalim và
nuốt luôn vào bụng để người ta không thể vá lại khúc lưỡi đã bị mất.
Người
đàn ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nhưng theo các bác sĩ điều trị, ông ta
sẽ không bao giờ có thể nói lại một cách bình thường được, vì đã mất một khúc
lưỡi.
Ông
Djalm than thở như sau: "Ðây là nụ hôn thê thảm nhất trong đời tôi. Ðó
thật là nụ hôn của Giuda".
Cái
hôn có nhiều hình thức và ý nghĩa khác nhau.
Có
cái hôn của các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị để nói lên tình hữu nghị, sự
hòa giải. Có cái hôn bình an của các tín đồ của một tôn giáo. Có cái hôn dạt
dào thương mến giữa cha mẹ và con cái. Có cái hôn nồng cháy dục tình giữa đôi
tình nhân hay vợ chồng.
Tựu
trung, trong cái hôn nào cũng có hai yếu tố: yếu tố hữu hình là sự tiếp giáp
giữa hai thân xác qua môi miệng và yếu tố vô hình mà cái hôn muốn diễn tả như
tình liên đới, hữu nghị, sự hòa giải, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi. Cái hôn sẽ
trở thành đồng nghĩa với sự phản bội khi nó tước đoạt khỏi yếu tố vô hình trên
đây. Ðó là trường hợp cái hôn của người đàn bà Brazil trên đây.
Nhưng
điển hình nhất của cái hôn phản bội vẫn là cái hôn Giuda dành cho Chúa Giêsu.
Ðiều bỉ ổi nhất trong cái hôn của Giuda chính là dùng một cử chỉ của tình thân
như một dấu hiệu của sự bán nộp.
Cái
hôn của Giuda được lập lại khi người ta dùng những chiêu bài cao đẹp để che đậy
những ý đồ đen tối. Cái hôn của Giuda được lập lại khi người ta nhân danh nhân
nghĩa, nhân danh phục vụ, nhân danh người nghèo để kiếm quyền bính, tư lợi cho
mình.
Ðối
với người tín hữu Kitô, thì cái hôn của Giuda chính là thái độ sống giả hình mà
Chúa Giêsu không ngừng kết án trong Phúc Âm. Ðó là điều mà tiên tri Isaia đã
cảnh cáo khi ông nói: "Dân này thờ Ta ngoài môi miệng, mà lòng trí chúng thì
xa Ta". Nếu cái hôn của Giuda là một cử chỉ thân tình ngoài môi
miệng, nhưng lòng trí thì lại chất chứa âm mưu thâm độc, thì thái độ sống giả
hình của người tín hữu cũng là một cái hôn như thế.
Khi môi miệng sốt sắng cầu
kinh, nhưng cuộc sống lại đầy những hành động gian ác ích kỷ, phải chăng đó không là cái hôn của
Giuda mà chúng ta dành cho Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét