Phúc Âm : Lc 11,1-13
"Các ngươi hãy xin
thì sẽ được". (Lc 10,38.42)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.
1 Có một lần Đức Giê-su cầu
nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói
với Người : "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an
đã dạy môn đệ của ông." 2 Người bảo các ông : "Khi cầu nguyện, anh em
hãy nói : "Lạy Cha , xin làm cho
danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, 3 xin Cha cho chúng con ngày nào có
lương thực ngày ấy; 4 xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con
cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước
cám dỗ." 5
Người còn nói với các ông : "Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm
đến nhà người bạn ấy mà nói : 'Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, 6 vì tôi
có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả' ; 7 mà người
kia từ trong nhà lại đáp : 'Xin anh đừng quấy rầy tôi : cửa đã đóng rồi, các
cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.' ? 8 Thầy
nói cho anh em biết : dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì
cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
9 "Thế nên Thầy bảo
anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở
cho. 10 Vì
hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. 11 Ai
trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà
cho nó ? 12
Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp ? 13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết
cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh
Thần cho những kẻ kêu xin Người sao ?"
Suy
niệm:
Cầu nguyện kiên trì
Khi
tổng thống Washington của nước Mỹ còn là một cậu bé 15 tuổi đang chạy chơi
trong nông trại của cha thì bị vấp ngã.
Vết
thương lúc đầu không nặng lắm, nhưng vì bất cẩn nên 2 ngày sau bị nhiễm trùng.
Chân cậu bé sưng vù lên, phải đưa đến bác sĩ. Bác sĩ thất vọng nói:
-
Vết thương đã trở nên quá trầm trọng. Nếu muốn cứu cậu bé thì phải cưa chân
thôi.
Washington
sốt dữ dội. Bác sĩ cho biết chỉ có phép lạ mới cứu nổi. Nghe vậy cả nhà hoảng sợ.
Nhưng tin vào lời cầu nguyện như Chúa đã hứa: "Xin thì sẽ được". Thế
là bố mẹ và mấy người chị bắt đầu cầu nguyện. Họ cầu nguyện sốt sắng và liên lỉ.
Họ tha thiết vững tin vào tình thương Chúa.
Hai
ngày sau mấy cậu con trai theo gương bố mẹ và các chị cũng quỳ gối cầu nguyện
cho em.
Sáng
ngày thứ 3 bác sĩ đến thăm, ông ngạc nhiên khi thấy vết thương bớt hẳn. Cậu bé
đã ăn được, ngủ được.
Người
ta tiếp tục cầu nguyện. Vài ngày sau đó cậu bé lành bệnh hẳn.
Khi
bác sĩ tỏ ra hết sức ngạc nhiên về loại thần dược đã cứu sống bệnh nhân cách lạ
lùng như thế thì được gia đình cho hay: Chúng tôi cầu nguyện và vững tin vào lời
Chúa: "Hãy xin thì sẽ được."
Con
người thường có xu hướng “có bệnh vái tứ phương”, nhưng thường họ thất bại vì
thiếu kiên trì. Thầy thuốc có giỏi cũng cần thời gian. Nhất là trong lời cầu
nguyện với Chúa. Con người cũng có xu hướng nhanh - gọn - lẹ. Họ muốn Chúa làm
ngay điều họ xin. Họ xem Chúa như một ngân hàng cần là có thể lấy ra ngay để
dùng. Thế nên, họ thường thất vọng khi thấy lời cầu của mình chưa được nhận lời.
Đôi khi họ còn trách móc Chúa vì không đáp ứng ngay điều họ xin.
Thiên
Chúa luôn yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là Đấng quan phòng giầu tình thương
và rất mực từ bi. Đây phải là một xác quyết của chúng ta. Khi tin tưởng phó
thác vào Chúa thì dầu việc ta xin chưa được, điều ta muốn chưa thành thì vẫn
tin tưởng vào Chúa. Xác tín rằng Thiên Chúa có muôn ngàn cách để hỗ trợ chúng
ta, để ban ơn tuỳ thuộc hoàn cảnh sống của từng người chúng ta. Chắc chắn Thiên
Chúa sẽ cứu giúp vì Ngài đã là Cha giầu lòng xót thương. Một người Cha sẽ không
bao giờ bỏ rơi con cái đang trong tình trạng nguy nan.
Quả
thực, chúng ta thật hạnh phúc vì có một Thiên Chúa được gọi là Cha. Thiên Chúa
không xa lạ. Thiên Chúa trở nên gần gũi với chúng ta. Gần gũi như một người cha
luôn ở gần con cái mình, luôn gìn giữ bảo vệ con cái mình. Thiên Chúa như một
người cha luôn làm mọi sự để con cái được ấm êm, được hạnh phúc. Thiên Chúa là
một người cha hết lòng yêu thương con người. Vì yêu thương con người Ngài đã tạo
dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài. Ngài còn ban tặng mọi gia sản trên trái đất
cho con người hưởng dùng. Ngài còn dùng tình thương qua việc cứu chuộc con người
dù con người có cố tình quay lưng lại với tình yêu của Thiên Chúa.
Vì
thế, hãy tin tưởng
chạy đến với Chúa trong mọi nỗi khổ đau. Hãy tin tưởng để cầu xin cùng Chúa. Lời
cầu xin thiết yếu vẫn phải là kiên nhẫn và hết lòng tin tưởng cậy trông. Kiên
nhẫn để không nản lòng trước thử thách. Kiên nhẫn cùng với lòng phó thác sẽ
giúp chúng ta an vui sống trong sự che chở của Ngài.
Ước gì chúng ta luôn biết
cầu nguyện cùng Chúa, luôn biết tín thác vào Chúa như con thơ luôn tin tưởng
phó thác nơi cha mình. Xin Chúa giúp chúng ta luôn kiên nhẫn trong lời cầu xin,
vì xưa Chúa đã nói : “Hãy xin sẽ được” chắc chắn Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi
chúng ta. Amen
Lm.Jos Tạ Duy
Tuyền
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, lương thực của Chúa là thi hành thánh ý Chúa Cha.
Trong cuộc sống dương thế, Chúa đã cầu nguyện liên lỉ với Chúa Cha để sống theo
ý Cha. Xin cho mỗi người chúng con cũng nhận ra Thiên Chúa thật gần gũi trong
cuộc sống hôm nay, biết đặt trọn niềm tin và phó thác cả cuộc đời chúng con cho
Chúa.
Lẽ sống:
Một
lời thề hứa
Từ
tháng 5 đến tháng 7 năm 1990 vừa qua, du khách trên khắp thế giới đã đổ xô về
làng Oberammergau bên Tây Ðức để thưởng thức tuồng Thương Khó Chúa Giêsu... Việc
diễn tuồng Thương Khó này là một lời thề hứa mà dân làng Oberammergau đã trung
thành giữ từ trên 400 năm nay.
Năm
1633, một nạn dịch khủng khiếp đã giết hại không biết bao nhiêu sinh mạng trong
vùng Bavaria. Ðể đề phòng nạn dịch, dân làng Oberammergau đã đóng kín các cửa
làng để không một người lạ mặt nào có thể lọt vào trong làng... Chẳng may, một
người đào huyệt trong làng đã bị lây. Anh ta quyết định được chết trong ngôi
làng thân yêu của mình. Anh đã qua mắt được những người canh cửa để lọt vào
trong và rồi lây bệnh cho nhiều người khác trong làng...
Chỉ
trong vòng hai tuần lễ, 88 người dân làng đã bị thiệt mạng, ngay cả hai vị linh
mục trong xứ cũng không tránh khỏi ôn dịch. Một vị linh mục khác được sai đến.
Dân làng không biết làm gì khác hơn là cùng với vị linh mục đến trước Thánh Thể
Chúa để thề hứa. Qua sự cam đoan của linh mục chính xứ cũng như của những người
đại diện, toàn dân đã cam kết rằng nếu được Chúa cho tai qua nạn khỏi, họ sẽ
trình diễn tuồng Thương Khó của Chúa cứ 10 năm một lần...
Năm
1634, nghĩa là một năm sau khi nạn dịch chấm dứt, dân làng Oberammergau đã giữ
lời hứa với Chúa. Già trẻ lớn bé, tất cả mọi người trong làng đã sốt sắng tham
dự vào việc trình diễn tuồng Thương Khó. Lần trình diễn đầu tiên ấy chỉ thu hút
được khoảng 200 khán giả đến từ các làng lân cận. Và kể từ năm 1680, họ đã quyết
định trình diễn 10 năm một lần. Ðến năm 1770 thì khách thập phương đã bắt đầu đổ
xô về Oberammergau...
10
năm một lần: khoảng cách của 10 năm là để dân làng được chuẩn bị chu đáo hơn.
Diễn viên của vở tuồng phải là người dân làng. Các nhân vật được chọn lựa và huấn
luyện kỹ càng. Riêng người được chọn đóng vai Chúa Giêsu và Ðức Mẹ sẽ được dân
làng chào hỏi một cách kính cẩn bằng chính danh hiệu của Chúa Giêsu và Ðức Mẹ.
Và trong suốt thời gian chuẩn bị cũng như trình diễn, tất cả mọi nhân vật đều
được mời gọi để sống chính tâm tình của các nhân vật lịch sử trong vở tuồng...
Vì là một lời thề của tổ tiên để lại, cho nên đêm trước buổi trình diễn đầu
tiên, toàn dân làng sẽ tham dự Thánh lễ và sốt sắng rước Mình Thánh Chúa. Buổi
tình diễn sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng và kết thúc vào lúc 5 giờ chiều... Và
vì đây là một buổi trình diễn có tính cách tôn giáo, cho nên toàn dân làng
Oberammergau không cho phép bất cứ một cuộc thu hình nào.
Kinh
thánh thuật lại rằng trên đường tiến về Ðất Hứa, có lần nhiều người Do Thái bị
rắn cắn chết giữa sa mạc.. Chúa đã truyền lệnh cho Môi Sen đúc một con rắn đồng
và treo lên cây. Tất cả những ai bị rắn cắn nhìn vào con rắn đồng ấy đều được
chữa lành...
Chúa
Giêsu đã ví con rắn đồng ấy với chính Ngài bị treo trên thập giá. Ngài mời gọi
chúng ta hãy ngắm nhìn Ngài trong cảnh bị treo ấy. Cái chết của Chúa Giêsu trên
thập giá đã gắn liền với tội lỗi của từng người trong chúng ta. Người dân làng
Oberammergau đã hiểu được mối tương quan ấy. Họ diễn lại cuộc tử nạn của Chúa
Giêsu để tưởng nhớ công lao cứu sống của Ngài. Một cách nào đó, mỗi
người chúng ta cũng là một diễn viên của vở tuồng Thương Khó Chúa Giêsu. Mỗi
người chúng ta được mời gọi để sống chính tâm tình của Chúa Giêsu. Tâm tình của
Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn chính là cảm mến, vâng phục, yêu thương đối với
Chúa Cha và quảng đại, tha thứ đối với tha nhân. Ngắm nhìn Ngài trên thập giá,
chúng ta cũng được mời gọi sống lại tâm tình ấy. Và đó cũng chính là sức sống của
người Kitô chúng ta, bởi vì người Kitô luôn được mời gọi để sống cho Thiên Chúa
và tha nhân...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét