Đức Mẹ Sầu Bi - Lễ nhớ
Thứ
Sáu Tuần Thánh, khi tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giêsu thì chúng ta cũng
nghĩ đến Đức Mẹ Sầu Bi. Michelangelo thành Florence, thế kỷ XV, đã khắc một pho
tượng rất nổi tiếng về Đức Mẹ Sầu Bi gọi là Pietà. Cũng có một lễ dành cho tước
hiệu này vào ngày 15-9, sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (hay lễ Đức
Bà Bảy Sự, lễ kính Bảy Sự Thương Khó của Đức Bà) trong tiếng Latinh là Mater
Dolorosa (hay Septem Dolorum), trong tiếng Anh là Dolors of Our Lady (hay Seven
Dolors of Blessed Virgin, Seven Sorrows of Our Lady).
Dựa
theo giáo huấn Công đồng Vatican II, Giáo Hội muốn lòng sùng kính Đức Mẹ của
chúng ta hướng về Đức Chúa Kitô. Do đó, Giáo Hội muốn chúng ta sùng kính Đức Mẹ
đồng thụ nạn với Đức Chúa Kitô khổ nạn để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc
đời khổ đau của ta với cuộc đời tử nạn của Đức Chúa Kitô, ngõ hầu mai sau chúng
ta cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Đức Chúa như Đức Mẹ.
PHÚC ÂM: Ga 19, 25-27
Đứng gần thập giá Chúa Giê-su có thân mẫu Người. (Ga 19,25)
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan
25 Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu
Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a
Mác-đa-la. 26 Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh,
Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng : "Thưa Bà, đây là con của
Bà." 27 Rồi Người nói với môn đệ : "Đây là mẹ của anh." Kể
từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Suy niệm:
Lễ Mẹ
Sầu Bi
Truyền thống kể lại 7 sự thương khó của Mẹ
Maria:
1.
Lời
tiên tri của Simêon về lưỡi gươm đâm thâu lòng Mẹ,
2.
Cuộc
chạy trốn qua Ai Cập,
3.
Đức
Giêsu lạc mất trong đền thờ
4.
Cuộc gặp
Đức Giêsu vác thập giá,
5.
Đức
Giêsu bị đóng đinh trên thập giá,
6.
Xác Đức
Giêsu được tháo xuống khỏi thập giá và được táng trong mồ.
7.
Như thế,
tất cả những đau khổ của Mẹ Maria là kết quả trực tiếp của mối liên hệ giữa Mẹ
với người con là Đức Giêsu.
Không có ai đau
khổ hơn người mẹ khi phải chứng kiến những khổ đau của người con. Mẹ Maria cũng
chịu đóng đinh khi con Mẹ chịu treo trên thập giá, cũng tan nát, đớn đau khi
con Mẹ trăn trối và chết. Mẹ đã cùng đau khổ với con Mẹ và với những môn đệ
ngày nay vì con Mẹ đã trối họ lại cho Mẹ chăm sóc.
Những sự thương
khó của Mẹ là một báo trước cho những ai đi theo hay gắn liền cuộc đời của mình
với Đức Giêsu. Nhưng chúng ta không đơn độc chịu khó khăn thử thách vì có một
người Mẹ tinh thần chia sẻ những đau khổ của chúng ta. Mẹ đã không bỏ rơi con Mẹ
dù phải chịu đau khổ biết bao. Chắc chắn Mẹ cũng không xa cách các môn đệ của
con Mẹ, nhưng sẽ trình bày những khó khăn của chúng ta cho con của Mẹ, đấng có
quyền phép biến khổ đau thành niềm vui, mất mát thành sự sống.
Mẹ Maria đã thưa “xin vâng” trong ngày Mẹ được
truyền tin.
Lời thưa này đã hướng dẫn Mẹ trong những vui, buồn của đời dương thế, đã giúp Mẹ
trung thành cho đến cùng. Trên thập giá, Đức Giêsu, con Mẹ, cũng đã thưa xin
vâng khi thốt lên lời cuối cùng “Con xin phó linh hồn trong tay Cha”. Có lẽ Đức
Giêsu đã học biết điều này nơi Mẹ của mình. Mẹ nào con nấy!
Ước gì chúng ta
biết đến với Mẹ để được nâng đỡ, ủi an khi gặp khó khăn, đau khổ. Đồng thời,
chúng ta cũng cần bắt chước niềm tin, cậy, mến của
Mẹ để chúng ta có thể trở nên giống Mẹ nhiều hơn, vì Mẹ nào con nấy!
Sống Lời Chúa:
Cách thức đơn sơ để sống với Mẹ là sốt sắng lần chuỗi Mân Côi để cùng Mẹ
gẫm suy và sống các mầu nhiệm của Con Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy
Mẹ Maria, Mẹ đã ở với Hội Thánh và ở với mỗi người chúng con trên mọi bước đường.
Xin cho con biết nắm tay Mẹ mà bước đi trong phó thác và tin tưởng nơi Mẹ.
Lẽ sống:
Ðây sẽ là niềm an ủi của con
Một trong những
hình ảnh thánh thiện nhất về đời sống Kitô có lẽ là hình ảnh của những người hấp
hối trên tay cầm thánh giá.
Người ta kể về một
người đạo đức nọ như sau: Trong một cơn bệnh thập tử nhất sinh, chỉ còn một phương
thế duy nhất có thể hy vọng cứu sống bà đó là tiến hành cuộc giải phẫu. Người đàn
bà chấp nhận cuộc giải phẫu, bà yêu cầu cho con trai bà được chứng kiến giờ
phút đau khổ của bà. Vào thời buổi mà thuốc tê mê chưa có, thì bệnh nhân thường
phải trải qua những cơn đau khủng khiếp. Mặc dù đau đớn vô cùng, nhưng người đàn
bà vẫn cứ cắn răng chịu đựng. Nhưng đến cuối giờ mổ, khi các y sĩ chạm đến gần
tim, người đàn bà rùng mình kêu lên: "Lạy Chúa tôi". Chứng kiến cảnh đau đớn
của người mẹ, người con trai không làm chủ được những cảm xúc, anh đã buột miệng
thốt lên những lời phàn nàn phạm đến Chúa. Lúc bấy giờ người mẹ liền nghiêm nghị
bảo con: "Con
ơi, con hãy im đi, con làm mẹ đau đớn hơn các bác sĩ này nhiều. Con đã làm sỉ
nhục Ðấng đã ban sức mạnh và an ủi mẹ". Nói xong, bà ta mở bàn
tay ra, và giơ cho mọi người xem một tượng chuộc tội nhỏ bà nắm chặt trong tay
suốt giờ mổ. Và đó chính là thứ thuốc tê mê đã xoa dịu cơn đau đớn của bà.
Sau mấy tháng quằn
quại trong đớn đau, người đàn bà đã yên nghỉ trong Chúa. Trước khi lìa đời, bà đã
trao lại cho cậu con trai tượng ảnh chuộc tội và căn dặn: "Con hãy giữ lấy tượng chuộc tội này. Ðây
sẽ là niềm an ủi của con".
Hôm nay Giáo Hội
kính nhớ Ðức Mẹ Ðau Khổ hay cũng thường được gọi là 7 sự thương khó của Ðức Mẹ.
Suốt cuộc đời trần
thế, Mẹ Maria quả thực là một người đàn bà đau khổ. Nhưng cũng giống như người đàn
bà can đảm trong câu chuyện trên đây, Mẹ luôn có Chúa bên cạnh.
Còn nỗi đớn đau
nào bằng khi ôm lấy xác Chúa được tháo gỡ từ thập giá? Nhưng đó cũng là bí quyết
của Mẹ. Mẹ luôn có Chúa trong lòng, từ lúc cất giữ mọi sự trong lòng để suy
niệm cho đến lúc ôm lấy xác Chúa: từng phút giây của cuộc sống, Mẹ đau khổ nhưng luôn có Chúa
trong lòng. Sự hiện diện của Chúa trong lòng đã giúp Mẹ đi hết cuộc hành trình Ðức
Tin.
Là mẫu mực trong cuộc hành trình Ðức Tin,
Mẹ cũng muốn trao gởi Ðấng Cứu Thế cho mỗi người chúng ta. Mang lấy Ðức Kitô chịu
đóng đinh trong mình, chúng ta sẽ cảm thấy được sự nâng đỡ trong muôn nghìn thử
thách đớn đau trong cuộc sống.
Mẹ Maria đã đảm bảo cho chúng ta điều đó.
Chúng ta hãy kết hiệp với thập giá của Ðức Kitô. Trong mọi đau khổ, chúng ta
hãy ngước nhìn lên thập giá của Ngài. Chúng ta hãy thốt lên như thánh
Phaolô: "Tôi chỉ biết có mỗi Ðức Kitô chịu đóng đinh".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét