PHÚC ÂM:
Ga
6,35-40
Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người
Con, thì được sống muôn đời.
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
35 Khi ấy, Đức Giê-su nói với
dân chúng rằng : “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói
; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ ! 36 Nhưng tôi đã bảo các ông : các ông đã thấy tôi
mà không tin. 37
Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi,
tôi sẽ không loại ra ngoài, 38 vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo
ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. 39 Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả
những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống
lại trong ngày sau hết. 40 Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy
người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại
trong ngày sau hết.”
Suy niệm:
Đời
sống tâm linh
Chúa Giêsu là Bánh Trường Sinh. Ai tin vào Chúa và đến với Chúa, sẽ
được hạnh phúc trọn vẹn.
Cái chết của thầy phó tế Têphanô là tiếng chuông báo động khởi đầu
cho cuộc bách hại gắt gao mà Gíao hội sơ khai phải gánh chịu.
Nguyên nhân chính gây ra
cuộc bách hại là vì Giáo hội sơ khai phát triển theo hướng tách ra khỏi Do Thái
giáo. Bài giảng của ông Têphanô nêu lên tính cách tạm thời của Do Thái giáo (x.
Cv 7). Nó phải nhường chỗ cho tôn giáo Đức Giêsu Kitô thiết lập, một tôn giáo
không còn bị giới hạn trong một quốc gia hay một đền thờ nào cả. Têphanô phải trả giá
cho sự thật này bằng chính mạng sống mình. Ông đã bị ném đá cho đến chết và cuộc
bách hại các kitô hữu tàn khốc bắt đầu.
Dưới cái nhìn tự nhiên,
thì cuộc bách hại này là biến cố đau thương của Gíao hội non trẻ. Nhưng với cái
nhìn đức tin thì chính cuộc bách hại ấy mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong sự
quan phòng của Thiên Chúa.
- Qua cuộc bách hại ấy cho
thấy lời Chúa Giêsu phán: "Tôi tớ không trọng hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt
Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ anh em; nếu họ tuân giữ lời Thầy, thì họ cũng tuân
giữ lời anh em. Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho anh em tất cả những điều đó,
bởi vì họ không biết Ðấng đã sai Thầy" (Ga 15, 20), đã được ứng nghiệm.
- Chính qua cuộc bách hại ấy
mà các môn đệ và các tín hữu phải tản mác về các vùng miền quê của Giuđa và
Samaria để hoạt động. Phó tế Philipphê thì xuống vùng Samaria và thành công
trong việc rao giảng Tin mừng tại đó. Cuộc phân tán này trở thành cơ hội cho các Kitô hữu đem hạt
giống Tin mừng đi gieo vãi khắp nơi (x. Cv 11,19-21).
- Trong cuộc bách hại ấy
cho thấy một đức tin kiên trung vào Chúa Giêsu của các Kitô hữu non trẻ. Họ sẵn sàng chịu mọi
gian lao thử thách và can đảm nhận lấy cái chết để minh chứng cho niềm tin.
Đúng như ai đó đã nói: "Thiên Chúa vẽ đường thẳng từ những nét cong"; hay
“Khi Thiên Chúa đóng cửa chính thì Ngài mở ra cửa sổ”.
Tin tưởng vào sự quan phòng kì diệu của Chúa, nên những khi gặp đau
khổ, chúng ta đừng bao giờ phàn nàn, kêu trách Chúa; cũng đừng bao giờ than
thân trách phận hoặc chán nản, buông xuôi, nhưng hãy tin tưởng, cậy trông và
gia tăng cầu nguyện xin Chúa trợ giúp.
Sống Lời Chúa:
Cuộc sống con đầy giới hạn và thiếu thốn,
nên con đói khát thật nhiều. Con đói khát cơm bánh hằng ngày. Con mong ước được
nhiều của cải vật chất. Con thèm khát thú vui xác thịt. Con đói khát bồi dưỡng
kiến thức và đời sống văn hóa. Con khao khát có được một địa vị. Con đói tình
yêu và sự cảm thông. Con khát vọng có được hạnh phúc bền vững.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa, khi con tìm kiếm của ăn cho thân xác, thì xin giúp con cũng biết quan tâm
đến đời sống tâm linh nữa.
Lẽ sống:
Món
quà của con cáo
Một câu chuyện giả tưởng thuật lại như sau: Khi Chúa
giáng sinh, các thú vật đều tới mừng Chúa. Mỗi con đều dâng Chúa chút quà: Chị
bò cái dâng sữa. Cậu khỉ biếu Chúa mấy trái nho. Chú sóc nâu bé nhỏ tình nguyện
ở lại làm đồ chơi cho Chúa.
Chúa Hài Ðồng vui vẻ nhận tất cả. Ðang lúc các thú
vật quây quần bên Chúa thì chàng cáo xuất hiện. Các thú vật đều ghét cáo, vì
hắn ta gian manh quỷ quyệt... Chúng chặn không cho cáo đến gần Chúa và tự hỏi:
Không biết cáo định âm mưu gì.
Cáo nói: Tôi đến dâng lễ vật cho Chúa. Nhưng chẳng
thấy cáo mang theo lễ vật nào. Chúa ra hiệu cho cáo vào. Quỳ bên Chúa Hài Ðồng
chàng cáo thì thầm dâng lên Chúa lòng quỷ quyệt của mình.
Thú vật đều bỡ ngỡ: Dâng gì kì cục vậy! Trái lại cáo
ta vui cười hớn hở, còn Chúa đặt hai tay trên đầu cáo tỏ dấu ưng thuận chúc
lành. Xưa nay cáo sung sướng nhờ sự quỷ quyệt của mình, bây giờ dâng cho Chúa
rồi, nó sẽ phải kiếm ăn cực nhọc với tấm lòng lương thiện. Chàng cáo đã dâng
nhiều hơn hết mọi con vật.
Hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện "Người phụ nữ
ngoại tình" trong tin Mừng: Một khi đã phạm tội, bà bị những người xung
quanh kết án có thể gọi là "chung thân". Hình như bà bị xã hội khắc
vào má hai chữ "ngoại tình" không thể nào tẩy xóa được. Giống như chú
cáo trong câu chuyện trên: Ðã gian manh quỷ quyệt thì mọi thú đều không thể tưởng
tượng cáo có thể thay đổi.
Nhưng với sự xuất hiện và hoạt động của Chúa Giêsu,
mọi đổi thay đều có thể xảy ra. Con cáo có thể bỏ tính manh múm xảo trá để làm ăn
lương thiện. Qua bao thế hệ, câu nói của Chúa Giêsu: "Tôi cũng thế, tôi
không kết tội chị. Vậy chị hãy ra về và từ nay đừng phạm tội nữa" đã giúp đổi
đen thành trắng nhiều cuộc đời.
Chúng ta hãy tập đừng vội xét đoán và nhất là đừng bao giờ kết án ai. Trái lại hãy cho nhau những cơ hội mới để mọi người
có thể canh tân cuộc sống.
Tiếp đến, hãy tận
tình giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, những kẻ đang vấp ngã: Hãy giơ cánh
tay thân thiện kéo họ ra khỏi những vũng bùn nhơ, thay vì đi nói xấu hay xét đoán
và kết án họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét