PHÚC ÂM:
Ga 6,
1-15
"Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn,
ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
1 Sau đó, Đức Giêsu sang
bên kia Biển hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển hồ Ti-bê-ri-a. 2 Có đông đảo dân chúng đi theo Người,
bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. 3 Đức
Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. 4 Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người
Do Thái. 5
Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi
ông Phi-líp-phê : “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?” 6 Người nói thế là để thử ông, chứ
Người đã biết mình sắp làm gì rồi.7 Ông Phi-líp-phê đáp : “Thưa, có mua đến hai trăm
đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. 8 Một trong các môn đệ là ông An-rê,
anh ông Si-mon Phê-rô, thưa với Người : 9 “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch
và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu ?”.10 Đức Giêsu nói : “Anh em cứ bảo người
ta nằm ngả xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta nằm ngả xuống, nguyên số đàn
ông đã tới khoảng năm ngàn.11 Vậy Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi
phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ người cũng phân phát như vậy, ai muốn
ăn bao nhiêu tuỳ ý. 12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ :
“Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” 13 Họ liền đi thu những miếng thừa của
năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng.14 Dân
chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói: “Hẳn ông này là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến
thế gian !” 15 Nhưng
Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt,
đi lên núi một mình.
Suy niệm:
Ăn
bao nhiêu tùy ý
Để làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi sống trên năm ngàn người ăn
no nê, Chúa Giêsu cần đến sự đóng góp nhỏ nhoi của con người. Ngài mời gọi ta
góp phần của mình trong công cuộc cứu độ nhân loại.
Có người coi tôn giáo như
một thứ duy tâm, duy linh, chỉ để ý đến chuyện linh hồn, chuyện đời sau, mà hững
hờ với cái đói cái no của thân xác, với chuyện áo cơm thường nhật.
Kitô giáo hẳn không phải
là thế. Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã khai mở Nước Thiên Chúa trên trần gian không
phải chỉ bằng việc rao giảng như một thầy dạy, mà còn bằng việc chữa bệnh thân
xác như một thầy thuốc. Ơn cứu độ do Ngài mang lại có tính toàn diện, cả xác lẫn
hồn, và ơn cứu độ ấy đã bắt đầu ngay từ đời này rồi.
Trong Mùa Phục sinh, Giáo
hội cho ta nghe đọc chương 6 của Tin Mừng Gioan, bởi lẽ chương này nói về Đức
Giêsu là Bánh hằng sống, Bánh ban sự sống. Chương này khởi đầu bằng phép lạ hóa
bánh ra nhiều. Phép lạ diễn ra ở bên kia hồ Galilê, vào mùa xuân, cỏ mọc xanh mướt.
Đám đông đến với Đức Giêsu đang ở trên núi với các môn đệ.
Các câu trả lời của hai
ông Philípphê và Anrê thật đáng thất vọng. Hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ
mỗi người một chút (c. 7). Năm cái bánh lúa mạch và hai con cá khô thì thấm vào
đâu (c. 9). Nhưng
Đức Giêsu lại cần năm cái bánh và hai con cá đó. Ngài đón nhận sự đóng
góp của con người, dù là rất nhỏ mọn. Nhỏ mọn nhưng là tất cả những gì tìm được
ở chốn hoang vu này. Không có sự đóng góp của một em bé, không chắc phép lạ đã
xảy ra. Khi mọi người đã ngồi xuống trên cỏ theo lệnh các tông đồ, Đức
Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn và phân phát cho họ. Chắc các tông đồ đã giúp Ngài
phân phát đến tay dân. Chính khi bẻ ra để phân phát thì bánh và cá hóa nhiều.
Chúng ta không hiểu được điều gì đang diễn ra. Mầu nhiệm chia sẻ vẫn làm chúng ta ngỡ ngàng, sửng sốt. Chia sẻ là biến điều ít ỏi ta đang có trở thành kho báu vô tận cho mọi người. Chia sẻ làm chúng ta chẳng vơi đi, nhưng còn mãi. Hơn năm ngàn con người đã được ăn tùy ý, được no nê, được dư thừa. Gần một tỷ con người sống trên trái đất hôm nay cũng mong được như vậy. Đức Thánh Cha coi việc liên đới chia sẻ như một cách thức để thoát ra khỏi nạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ước gì việc chúng ta chia sẻ Tấm Bánh thánh trong nhà thờ giúp chúng ta tiếp tục chia sẻ những tấm bánh vật chất ngoài cuộc sống.
Chúng ta không hiểu được điều gì đang diễn ra. Mầu nhiệm chia sẻ vẫn làm chúng ta ngỡ ngàng, sửng sốt. Chia sẻ là biến điều ít ỏi ta đang có trở thành kho báu vô tận cho mọi người. Chia sẻ làm chúng ta chẳng vơi đi, nhưng còn mãi. Hơn năm ngàn con người đã được ăn tùy ý, được no nê, được dư thừa. Gần một tỷ con người sống trên trái đất hôm nay cũng mong được như vậy. Đức Thánh Cha coi việc liên đới chia sẻ như một cách thức để thoát ra khỏi nạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ước gì việc chúng ta chia sẻ Tấm Bánh thánh trong nhà thờ giúp chúng ta tiếp tục chia sẻ những tấm bánh vật chất ngoài cuộc sống.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Sống Lời Chúa:
Cộng tác với Chúa trong công cuộc cứu độ
nhân loại. Và mỗi ngày ít ra làm một việc thiện nào đó để góp phần xây dựng thế
giới hòa bình hôm nay.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa, với năm chiếc bánh và hai con cá đó, Chúa đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều
để nuôi sống trên năm ngàn người ăn no nê. Quyền năng của Chúa có thể làm được
tất cả mọi sự, không cần ai góp sức. Thế nhưng Chúa vẫn mời gọi, vẫn chờ sự đóng
góp của con người, và sự đóng góp dù rất tầm thường nhỏ bé, Chúa vẫn nhận và
làm phát sinh hậu quả dồi dào tốt đẹp.
Lẽ sống:
Sờ
được Ðức Kitô
Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã có lần kể lại như sau: Một
hôm, có một cô thiếu nữ đã tìm đến Ấn Ðộ để xin gia nhập dòng Thừa Sai Bác Ái
của chúng tôi.
Chúng tôi có một quy luật, theo đó, ngày đầu tiên
khi mới đến, tất cả những ai muốn sống với chúng tôi, cũng đều được mời sang
nhà hấp hối, tức là nhà đón tiếp những người sắp chết. Do đó, tôi đã nói với
thiếu nữ đó như sau: "Con đã nhìn thấy vị linh mục dâng Thánh lễ. Con đã thấy
Ngài sờ đến Thánh Thể với chăm chú và yêu thương là dường nào. Con cũng hãy đi
và làm như thế tại nhà Hấp Hối, bởi vì con sẽ thấy Chúa Giêsu trong suốt ba
tiếng đồng hồ". Tôi mới hỏi lại sự thể đã diễn ra như thế nào,
cô ta đáp như sau: "Con vừa đến nhà Hấp Hối thì người ta mang đến một người
vừa té xuống một hố sâu. Mình mẩy của người đó đầy những vết thương và bùn nhơ
hôi thối... Con đã đến và đã tắm rửa cho anh ta. Con biết rằng làm như thế là
chạm đến Thân Thể của Ðức Kitô".
Có lẽ chúng ta nên tự vấn: chúng ta có tin rằng, tất
cả mọi cuộc gặp gỡ với tha nhân đều là một cuộc gặp gỡ với Chúa không? Ðức tin của chúng ta
có được diễn đạt qua cuộc sống hằng ngày không? Thánh lễ mà chúng ta
tham dự mỗi ngày có được tiếp tục trong cuộc sống hằng ngày không? Thánh Thể là trung
tâm của đời sống Kitô, bởi vì Kitô giáo thiết yếu là một sức sống. Người Kitô đến
bàn tiệc Thánh Thể để tiếp nhận sự sống và năng lực cho mọi hoạt động của mình. Là trung tâm của cuộc
sống, Thánh Thể được cử hành với đầy đủ ý nghĩa nếu việc cử hành đó gắn liền
với cuộc sống. Cắt đứt liên lạc với cuộc sống, tất cả mọi cử hành chỉ còn là
những động tác lãng mạn, viển vông. Do đó, người Kitô sẽ mang đến bàn thờ tất cả cuộc
sống của mình và múc lấy từ bàn thờ sức sống mới cho cuộc sống của họ.
Hay nói
cách khác, Thánh thể là một thu gọn của cuộc sống hằng ngày và cuộc sống hằng
ngày là một tiếp nối của Thánh Thể. Ðức Kitô không những chỉ muốn chúng ta gặp
gỡ nhau trong Thánh Thể và gặp gỡ Ngài trong lúc cử hành, Ngài còn muốn chúng
ta gặp gỡ với Ngài qua tất cả mọi sinh hoạt và gặp gỡ khác trong cuộc sống. Bàn thờ trong giáo đường
và bàn thờ của cuộc sống phải là một. Ðức tin của chúng ta không chỉ thể hiện
trong nhà thờ, nhưng còn phải được tuyên xưng giữa phố chợ. Từng giây từng phút
của chúng ta phải trở thành một cuộc gặp gỡ với Chúa. Từng cuộc gặp gỡ với tha
nhân, nhất là những người hèn kém nhất, phải là một gặp gỡ với Ðức Kitô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét