LỄ KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Phúc Âm : Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau Chúa
Giêsu hiện đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
19 Vào
chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng
kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói:
"Bình an cho anh em!" 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn.
Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: "Bình an cho
anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo:
"Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha;
anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
24
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với
các ông khi Đức Giê-su đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã
được thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người,
nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người,
tôi chẳng có tin." 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt
trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến,
đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em." 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: "Đặt
ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.
Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." 28 Ông Tô-ma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy
Thiên Chúa của con!" 29 Đức Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh
tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!"
30
Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ
đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em
tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự
sống nhờ danh Người.
Suy niệm:
Lòng thương xót của Thiên
Chúa
Thiên Chúa là tình yêu như lời thánh
Gioan viết. Bởi vì yêu, con người dù có phản nghịch, dù có tội lỗi, Thiên Chúa
vẫn không bỏ rơi con người, Ngài luôn quan tâm và luôn yêu thương con người.
Tình yêu Thiên Chúa được thể hiện cụ thể qua việc Ngài sai Con Một của Ngài là
Chúa Giêsu xuống thế gian để sống với, sống vì, sống cho con người, ngoại trừ
tội lỗi. Chúa
nhật II Phục Sinh được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn để kính nhớ lòng
thương xót Chúa. Chúng ta hãy cám ơn Thánh Gioan Phaolô II đã truyền bá lòng thương
xót của Thiên Chúa cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ…
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA VÔ BỜ : các dụ ngôn trong Tin Mừng như : Người
Cha nhân hậu, Chúa chăn chiên lành, Người phụ nữ ngoại tình,
Đồng bạc đánh mất vv…đều nói lên
tình thương và lòng nhân từ của Thiên Chúa Cha. Xuyên suốt Tin Mừng Nhất Lãm và
Tin Mừng của thánh Gioan, các tác giả Tin Mừng đã cho chúng thấy tình thương vô
biên của Thiên Chúa. Các dụ ngôn, những phép lạ, những giáo huấn của Chúa nói
cho cùng đều diễn tả và làm nổi bật lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa.
Việc Chúa Giêsu xuống trần gian, sống ở Nazarét 30 năm để làm gương cho nhân
loại về tình yêu thương gia đình, lòng tôn kính, hiếu thảo đối với mẹ cha và
làm gương về đời sống yêu thương cần cù lao động để làm ra tiền của, lương thực
nuôi sống bản thân và gia đình. Những năm ở trần thế, Chúa Giêsu đã hăng say rao giảng và làm chứng cho nhân
loại, cho mọi người biết : Thiên Chúa luôn yêu thương và tin tưởng vào Con Một
Chúa. Sau cùng, Chúa Giêsu đã vâng lời Thiên Chúa Cha, chấp nhận cái chết nhục
hình, bị đóng đinh trên thập giá, được mai táng trong mồ và ba ngày sau đã vinh
quang sống lại, để đem lại ơn cứu độ cho nhân loại, cho con người, cho loài người.
Thần cho các môn đệ. Chính Thánh
Thần sẽ dạy các môn đệ hiểu tất cả về Chúa Giêsu Phục Sinh và hiểu tất cả những
điều Ngài đã dạy các môn đệ lúc Người còn sống. Chính Chúa Thánh Thần sẽ tháp
nhập các môn đệ với Chúa Giêsu và các ngài sẽ tiếp nối sứ mạng rao giảng, sứ
mạng cứu rỗi của Chúa dưới trần gian Chúa phục sinh đã hiện ra với các môn đệ
nhiều lần, đã ban bình an và Thánh Thần cho các môn đệ. Sự an bình của Chúa
phục sinh là sự bình an rất cần thiết mà mỗi người cần phải lãnh nhận.
Linh mục Christophe Husson đã viết :
”Sự bình an mà Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông đồ đúng là biểu tượng của lòng
Thương Xót Chúa đối với chúng ta. Sự bình an của tâm hồn, mà cũng là sự bình an
của lương tâm chúng ta. Bình an của toàn thể con người chúng ta là để cho Thần
Khí của Đức Kitô bao phủ chúng ta bằng tình yêu cứu chuộc của Người. Bình an và
hiệp nhất là điều để chúng ta khám phá và tái khám phá trong suốt cuộc đời.
Chúng ta có thể tìm thấytrong các bài đọc của ngày Chúa nhật này, Chúa Nhật của
Lòng Chúa Thương Xót, một lời mời đến với sự bình an thanh thản đó. Chúng ta
chỉ cần quan sát bài đọc của Sách Công vụ Tông Đồ. Đây là tinh thần huynh đệ đang
ngự trị trong cộng đồng của các tông đồ và đang ở thế mạnh nhất.Không ai làm
việc gì một mình,mỗi người đều liên quan đến với nhau; sự chia rẽ coi như không
có. Sự hiệp thông gương mẫu này chứng minh tình yêu Thiên Chúa đối với chúng
ta.
Quả vậy, Chúa không làm gì mà không
có chúng ta, và ngay cả đôi lần chúng ta cảm thấy mình quá yếu đuối, vẫn chọn
sự mỏng dòn này để thiết lập ngôi nhà của Người : ”Hòn đá các thợ xây loại bỏ,
lại là hòn đá góc tường !”. Đây là bài ca của người đã trải nghiệm trong cuộc đời,
rằng mình được Chúa yêu vì cái mà mình đang là…Đó có phải là niềm tin chăng ?
Một niềm tin đã được thanh tẩy với thời gian để nhận ra Thiên Chúa là Đấng luôn
trong tình trạng trông đợi con người “.
CHÚNG TA PHẢI CÓ THÁI ĐỘ NÀO ĐỐI VỚI LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA: Chúa Giêsu đã nhiều lần hiện ra với
thánh nữ Faustina, người Ba Lan để xin thánh nữ loan truyền Lòng Thương xót
Chúa và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn Chúa nhật II Phục Sinh để tôn
kính Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đã dạy : “Giáo Hội có quyền và nghĩa vụ phải
tôn kính, loan báo, và thực hành kêu cầu lớn tiếng kêu van khóc lóc Thiên Chúa
của Lòng Thương Xót Chúa…”. Mỗi người chúng ta hãy thực hành đức yêu thương bác
ái như Chúa đã dạy trong Tin Mừng: ”Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương “ (
Ga 15, 12 ). Hãy tín thác đời mình cho Chúa : ”Lạy Chúa Giêsu, con xin tín thác
vào Chúa“.
Chúng ta phải năng chạy tới với Chúa
Giêsu và tín thác đời mình cho Chúa.Chúng ta phải luôn tôn kính Lòng Thương Xót
Chúa.
Thực hiện được những điều vừa nêu
trên, thì chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ hạnh phúc vì : ”Chúa Giêsu nói rằng Ta
đến với con trong giờ lâm chung không với tư cách Quan tòa để xét xử công minh
mà đến với con như Vị Cứu Tinh nhân hậu giàu Lòng Thương Xót.”
Linh mục
Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu giàu Lòng
Nhân Từ Thương Xót xin ban cho nhân loại ơn hiểu biết để tất cả mau mắn nhận ra
Lòng Thương Xót Chúa và biết tín thác vào Chúa.
Lẽ sống:
Ra
đi là chết trong lòng một ít
Phật giáo Trung Hoa rất
nhớ ơn và hãnh diện vì có thiền sư là Ðường Tam Tạng. Ông là người đã có công vượt
núi trèo non để đi Tây Trúc thỉnh Kinh đem về phổ biến cho dân gian.
Truyện
Tây Du Ký đã ghi lại cuộc ra đi đầy gian nan của thầy Tam Tạng. Nhưng những
gian nan thử thách xảy đến cho thiền sư họ Ðường không phải chỉ là gai góc hiểm
trở của đoạn đường dài, mà chính là những tật xấu mà ba người môn đệ thân tín
nhất của thầy là hiện thân. Tôn ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng, ba cái tên này chính
là ba nết xấu mà thiền sư họ Ðường cũng như bao người khác phải vượt qua để đạt
chính quả. Ba nết xấu đó là: lòng kiêu căng,
lòng ham vật dục và tính lười biếng.
Ra
đi là chết trong lòng một ít... Thiền sư họ Ðường có lẽ đã phải chiến đấu và
hao mòn vì những tham sân si trong lòng thầy.
Tin
Mừng cũng nhắc đến một cuộc ra đi: đó là cuộc ra đi của Chúa Giêsu. Ngài rời bỏ
quê hương để đi Galilêa. Galilêa chỉ cách Nagiarét vài chục cây số... Nhưng với
Chúa Giêsu cuộc trẩy đi này bao hàm một cuộc lột xác và từ bỏ trọn vẹn. Ngài từ
bỏ tất cả để vào sa mạc.
Ra
đi có nghĩa là ra khỏi chính mình và không quay nhìn lại phía sau. Ra đi tức là
chấp nhận chết đi trong lòng một ít.
Thánh
nữ Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, mặc dù chưa một lần ra khỏi bốn bức tường của tu viện,
đã được Giáo Hội chọn làm quan thầy các xứ truyền giáo.
Một
lúc nào đó, có lẽ chúng ta cũng khao khát được mang Tin Mừng của Chúa đến một nơi
xa lạ... Ước mơ ấy có thể làm cho chúng ta quên đi thực tại của không biết bao
nhiêu người thiếu thốn lương thực cho thể xác cũng như tinh thần.
Ra đi loan báo Tin Mừng,
trước tiên chính là ra khỏi con người của chúng ta. Ra khỏi con người của thiển
cận, ích kỷ của chúng ta để mặc lấy một cái nhìn nhậy cảm hơn trước sự hiện diện
của tha nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét