PHÚC ÂM:
Mt 28,
8-15
"Hãy đi nói với anh em đến Galilêa mà
gặp Ta ở đó".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
8 Các bà vội vã rời khỏi mộ,
tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Ðức Giêsu
hay.
9 Và kìa đức Giêsu đón gặp
các bà và nói: "Chào chị em!" Các bà tiến lại gần Người, ôm chầm lấy
chân, và bái lạy Người.10 Bấy giờ, Ðức Giêsu nói với các bà: "Chị em
đừng sợ! về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó".
11 Các bà đang đi, thì kìa mấy
người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy
ra.12
các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền
lớn,13
và bảo: "Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các
môn đệ của hắn đã đến lấy trộm hắn đi.14 nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính
chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự".15 Lính đã
nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do
Thái cho đến ngày nay.
Suy niệm:
Phép
lạ phục sinh
Chúa Giêsu đã từ cõi chết sống lại, Ngài mời gọi mọi người cùng cảm
nghiệm sự sống lại đó, trong cuộc sống của mỗi người hôm nay.
Phép lạ mỗi khi con người
thực thi thánh ý Chúa. Ðó có thể là ý tưởng được rút ra từ bài Tin Mừng hôm
nay. Thánh Mátthêu là tác giả duy nhất đã so sánh thái độ của hai dạng chứng
nhân về việc Chúa phục sinh: một bên là những phụ nữ đã từng theo Chúa Giêsu, và một bên
là những lính canh mồ do các thượng tế và biệt phái sắp đặt. Cả hai
bên đều nhận lãnh một sứ điệp: những phụ nữ được các thiên thần cổ võ đã lên đường
loan báo sứ điệp Phục Sinh cho các tông đồ; những lính canh mồ thoạt tiên cũng
nhận lãnh các sứ điệp như thế: họ đã chứng kiến một phép lạ, nhưng thay vì tuân
phục với đức tin, họ đã bóp méo và chối bỏ sự thật. Một sự kiện nhưng
hai phản ứng: với sự tuân phục của đức tin, các phụ nữ đã đón nhận phép lạ và
trở thành sứ giả của Tin Mừng Phục Sinh; trong khi đó, với thái độ mù quáng và khước từ, những lính
canh mồ đem biến sự kiện thành một bôi nhọ phỉ báng.
Hai ngàn năm qua và mãi
mãi về sau, sứ điệp Phục Sinh vẫn tiếp tục được loan báo. Phép lạ Phục Sinh vẫn
mãi mãi tiếp diễn. Các Tông Ðồ và những phụ nữ được Chúa hiện ra có lẽ diễm
phúc hơn chúng ta. Thế nhưng, các ngài cũng không được trang bị hơn chúng ta
khi đứng trước việc Chúa sống lại và hiện ra. Những lính canh mồ cũng chứng kiến
các điều lạ lùng, nhưng với họ, những điều đó chưa phải là phép lạ.
Phép lạ thiết yếu không phải là một việc phi thường, nhưng trước
tiên là một gặp gỡ trong đức tin. Chỉ trong đức tin, con người mới tin nhận
phép lạ. Có phép lạ khi con người thực thi thánh ý Chúa. Thiên Chúa vẫn tiếp tục thể hiện tình yêu của Ngài.
Thiên Chúa vẫn tiếp
tục hiện diện và tác động trong lịch sử nhân loại. Nhưng chỉ khi nào
con người tin nhận và sống theo thánh ý Thiên Chúa, con người mới nhận ra sự hiện
diện và tình yêu của Ngài. Chúa Giêsu đã tuyên bố: "Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa". Có tâm hồn trong sạch
chính là để cho Chúa ngự, chính là chiều theo tư tưởng và ý muốn của Ngài.
Sống Lời Chúa:
Để biết được thông tin, ta cần lắng nghe
chính người trong cuộc thông tin lại.
Tin mừng hôm nay cho thấy có hai nguồn thông tin
trái ngược nhau về sự kiện Chúa Giêsu sống lại. Nguồn thông tin của
các bà phụ nữ (Đây là những người trong cuộc vì đã trực tiếp gặp gỡ Chúa
Giêsu. Đã tận tai nghe lời Chúa nói cũng như đã đụng chạm đến chân Chúa. Các bà
còn được Chúa trao nhiệm vụ loan báo cho các môn đệ biết về việc Chúa sống lại
và muốn gặp các môn đệ tại Galilêa). Nguồn tin của lính canh (Những lính
canh, cũng đã chứng kiến sự kiện ấy. Nhưng vì bị các thượng tế và kỳ lão mua
chuộc và hù dọa nên họ nghe theo lời hướng dẫn của các thượng tế và kỳ lão phao
tin không trung thực rằng: “ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ,các môn đệ hắn đã đến
lấy trộm hắn đi”).
Trong cuộc sống, ta cũng thường nghe được những luồng thông tin
khác nhau về một sự kiện nào đó xảy ra trong xã hội cũng như trong Giáo Hội. Có
những thông tin chính thống cần tin theo. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi, phe
nhóm và thế lực của mình nên cũng không ít thông tin bị sai lạc, ta cần phải dè
chừng. Hãy trở nên chứng nhân trung thành của Chúa phục sinh giữa cuộc sống hôm
nay.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa, cuộc sống trần gian của con không thể kéo dài mãi, sức khỏe đã yếu đi,
tinh thần và sự hăng say làm việc giảm sút. Cuộc đời này qua đi thật mau. Dù
con vẫn biết cuộc sống đời này như một chiếc cầu nối liền vào cuộc sống vĩnh cửu,
nhưng con vẫn bi quan lo sợ mỗi lần con nghĩ tới sự chết. Nguyện xin ánh sáng Chúa Kitô Phục Sinh soi sáng và hướng dẫn tâm
tư hành động của con, để trong mọi sự, con sống theo thánh ý Ngài, và như vậy,
cảm nhận được phép lạ của tình yêu Ngài trong từng phút giây của cuộc sống.
Lẽ sống:
Món
quà cưới đẹp nhất
Mẹ Têrêxa thuật lại một câu chuyện như sau:
"Một hôm kia, có một cặp vợ chồng trẻ đến thăm tu viện và trao tặng cho
chúng tôi một khoản tiền lớn, bảo là để đóng góp vào việc chi phí mua thức ăn
cho những người nghèo".
Ở Calcutta, mọi người đều biết là: mỗi ngày, tất cả
các cơ sở của dòng Nữ Tử Bác Ái truyền giáo chúng tôi phải cung cấp thực phẩm
cho khoảng 9 ngàn người. Bởi lẽ đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng khoản
tiền họ trao tặng vào mục tiêu trên.
Sau khi giải thích, Mẹ Têrêxa kể tiếp: thấy họ còn
quá trẻ, tôi tò mò hỏi: "Hai con có thể cho Mẹ biết tiền đâu mà hai con có
nhiều thế?". Họ trả lời: "Chúng con vừa cưới nhau hai ngày. Trước
ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều và quyết định không may quần áo cưới,
cũng không tổ chức yến tiệc linh đình. Thay vào đó, chúng con muốn dùng khoản
tiền chi phí đám cưới đó để trao tặng cho những người không được may mắn như
chúng con".
Mẹ Têrêxa cắt nghĩa: "Ở Ấn Ðộ, đối với một người
Hindu thuộc giai cấp thượng lưu khá giả, đám cưới mà không có quần áo cưới và
tiệc cưới là điều nhục nhã. Vì thế chắc chắn mọi người, nhất là những kẻ có họ
hàng với cặp vợ chồng trẻ đó đã rất lấy làm lạ và cho quyết định của họ là một
việc tủi hổ cho cả hai gia đình đàng trai cũng như đàng gái".
Ðể biết rõ thêm, Mẹ Têrêxa hỏi: "Tại sao chúng
con lại quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ, họ hàng?". Hai
bạn trẻ đó trả lời: "Chúng con yêu nhau tha thiết, vì thế chúng con muốn
tặng nhau một quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của
chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều đóng góp vào".
Trong sứ điệp Mùa
Chay gửi toàn thể giáo hội, công bố vào ngày 09/02/1988, Ðức Thánh Cha mời gọi
các tín hữu hãy đặc biệt quan tâm đến tình trạng mỗi ngày có hàng chục ngàn trẻ
em trên thế giới bị chết yểu.
Ðức Thánh Cha nói: "Có những trẻ em chét trước khi chào đời.
Nhiều em khác chỉ sống một thời gian ngắn vì bệnh tật, vì thiếu dinh dưỡng và
nhiều khi thiếu cả tình thương nữa... Các em là nạn nhân của nghèo đói, của
những bất công xã hội làm cho gia đình các em không đủ phương tiện cần thiết để
nuôi dưỡng con cái".
Ngoài ra, sứ điệp Mùa Chay của Ðức Thánh Cha còn nhắc lại tình thương đặc
biệt của Chúa Giêsu đối với các trẻ em và Ngài mời gọi mọi tín hữu trong Mùa
Chay hãy bẻ gãy xiềng xích của tính ích kỷ và tội lỗi, đồng thời thực thi tình
liên đới, bằng cách chia sẻ với những người túng thiếu. Hãy cho người nghèo
không phải những thứ mình dư thừa, nhưng cả những gì mình cần thiết nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét