LỄ THÁNH ANH HÀI TỬ ĐẠO.
Lễ kính
PHÚC ÂM: Mt 2,13-18
"Hêrôđê giết hết các con trẻ ở Bêlem". (Mt 2,16).
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Matthêu.
13 Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ
thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng : "Này ông, dậy đem Hài Nhi
và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua
Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !" 14 Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài
Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. 15 Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng
nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ : Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.
16 Bấy giờ vua Hê-rô-đê thấy mình bị các
nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả
các con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo
ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh. 17 Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ
Giê-rê-mi-a : 18
'Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ : tiếng bà Ra-khen khóc thương con
mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa.'
Suy niệm:
Lễ kính các Thánh Anh Hài
"Dù
một chấm một phẩy trong Kinh Thánh
cũng
không bỏ qua cho đến khi tất cả được nên trọn".
Không cần phải đưa
Hài Nhi ra khỏi Ai Cập, chỉ cần đi xa vài làng mạc thành phố thôi cũng đủ để
thoát khỏi bàn tay sát hại của Hêrôđê, hoặc có thể khiến cho ba đạo sĩ không đi
ngang qua lối ấy để vua Hêrôđê không biết. Thế nhưng để ứng nghiệm lời tiên tri
như đã chép mà Chúa đã làm như vậy. Từ đó chúng ta nhớ lại đoạn Phúc Âm Chúa
Giêsu đã nói: "Ai
tuân giữ và dạy người khác thực hành những điều nhỏ mọn nhất trong luật Chúa
thì sẽ là kẻ lớn nhất trong Nước Trời".
Chúng ta đừng hiểu
theo nghĩa đen như những người biệt phái và luật sĩ ngày xưa, nhưng phải đem
tinh thần của lề luật vượt lên trên hết tất cả mọi điều luật. Ðó là tình yêu
khoan dung bao la tha thứ của Thiên Chúa đối với những người ăn năn hối cải
quay trở về với người Cha nhân từ.
Hôm nay lễ kính
các thánh Anh Hài Tử Ðạo, chúng ta nói qua về vấn đề có tội và vô tội. "Nhân vô thập toàn", không ai là
hoàn toàn cả: "Tinh
thần thì hăng hái, xác thịt thì nặng nề". Nhóm người cổ Hy Lạp
ngày xưa cùng thời với Platon, Aristote cho thân xác là tù ngục của linh hồn là
thế. Cho nên nếu chúng ta nói: "Tôi là người vô tội" thì coi chừng tôi đang
lừa dối tôi đấy. Thánh Phaolô đã cảnh tỉnh chúng ta: "Khi anh em tin
rằng, anh em mạnh mẽ đứng vững, anh em hãy coi chừng kẻo ngã đấy".
Trong bài Thánh
Thư hôm nay, thánh Gioan Tông Ðồ có viết thêm: "Nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi không phạm
tội thì chúng tôi là kẻ kêu Ðức Giêsu Kitô là kẻ nói dối và lời của Ngài không
có ở trong chúng tôi". Vì sao? Vì Ðức Kitô đến để chuộc tội cho
nhân loại tội lỗi, trong đó có mỗi người trong chúng ta. Thánh Gioan còn nói rõ
hơn nữa: "Chính
Ðức Kitô là của lễ đền tội chúng ta, không nguyên đền tội chúng ta mà thôi nhưng
còn đền tội cho cả thế gian nữa". Như thế không ai trong chúng
ta là kẻ vô tội.
Lúc mới sinh ra,
con người đã mang lấy tội Tổ Tông ngoại trừ Ðức Kitô là Thiên Chúa làm người,
ngoại trừ Mẹ Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, và như Gioan Tẩy Giả được Mẹ
Maria mang Chúa đến viếng thăm, dù đang ở trong bụng mẹ cũng đã nhảy mừng và
thoát khỏi tội Tổ Tông, còn tất cả chúng ta đều mắc tội Tổ Tông.
Khi lớn lên tới
tuổi khôn là tuổi nhận biết, phân biệt được hành vi việc làm của mình, Giáo Hội
xác định là bảy tuổi, tức là chúng ta bắt đầu tới tuổi khôn, bắt đầu thêm tội
mình nữa. Có một thánh nhân đã thú nhận: "Trong một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ, không khỏi
có năm phút sai lỗi". Tội nặng hay nhẹ tùy hai yếu tố quan trọng
sau đây:
1. Lý do bởi luật
buộc là nặng.
2. Do sự chú ý cố
tình sai phạm khi biết đó là tội trọng.
Vậy phạm một tội
trọng cũng không phải là chuyện dễ, vì phải gồm có hai yếu tố trên.
Con người tuy
mang lấy bản tính yếu đuối hay sa ngã, chán nản, mỏng dòn nhưng con người được
Thiên Chúa biết và thông cảm cho. Nếu trong một ngày, người anh em con phạm tội
đến con và nói với con rằng: "Tôi hối hận"
thì con cũng phải
tha thứ cho anh em con bảy lần không?" Chúa Giêsu trả lời: "Thầy không bảo
con phải tha bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy, nghĩa là phải tha thứ luôn
luôn".
Vì nếu chúng ta
tính được tới bảy mươi lần bảy thì chúng ta đã trở thành máy móc, trở thành
thói quen quán tính tha tội cho người anh em của mình mãi. Chúa đã dạy chúng ta
như thế, phương chi lòng Chúa càng phải bao dung tha thứ biết bao nhiêu lần. Tội hay vô tội, vấn đề
đó không quan trọng, quan trọng của vấn đề là có lòng thống hối ăn năn hay
không? Ðược tha nhiều sẽ mến Chúa nhiều hơn, như Maria Madalena trong Phúc Âm đã
xức dầu thơm chân Chúa, như Phanxicô Xaviê, Augustinô chẳng hạn. Từ đó, con người
đam mê trong trụy lạc thời còn trai trẻ được Thiên Chúa cho giác ngộ để dấn
thân theo tiếng Chúa gọi và trở nên những vị thánh nổi tiếng lừng danh trong
Giáo Hội.
Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày
Sống Lời Chúa:
Khi
mừng lễ các thánh Anh Hài, chúng ta không gợi lại một thảm trạng buồn, nhưng đây
là cơ hội để chúng ta học được bài học về tinh thần trách nhiệm, sống hết mình
vì con cái như Đức Mẹ và thánh Giuse. Mặt
khác, đây cũng chính là dịp để chúng ta hồi tâm nhằm nhận ra sự hờ hững, thiếu
trách nhiệm trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái. Hơn nữa, nếu có ai đó
trong cộng đoàn đã một lần phá thai hay cổ vũ, tiếp tay cho tội ác tầy trời
này, thì đây là thời thuận tiện để chúng ta nhận ra hình ảnh Hêrôđê ác độc qua
hành vi mất nhân tính của mình để sám hối và xin ơn tha thứ cũng như biến đổi.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu Hài Đồng, xin Chúa ban cho chúng con biết ý thức vai trò và trách vụ
phải có đối với các trẻ em. Xin Chúa gìn giữ và bảo vệ các trẻ em thoát khỏi những
nanh vuốt của những Hêrôđê thời hiện đại khi họ khước từ quyền trẻ em. Xin Chúa
cũng ban cho có nhiều tổ chức từ thiện, nhiều tấm lòng quảng đại ra tay cứu
giúp các trẻ em nhằm xoa dịu những đau thương mà các trẻ em phải gánh chịu
trong xã hội hiện nay.
Lẽ sống:
Những vị thánh vô danh
Có một vị thánh
nọ thánh thiện đến độ, không hề dám có ý nghĩ rằng mình là một con người thánh
thiện.
Ngày kia, một
thiên thần đến nói với ngài: "Chúa sai tôi đến gặp ngài. Ngài hãy xin bất
cứ điều gì ngài muốn. Chúa sẽ ban cho ngài. Vậy ngài có muốn được ơn chữa bệnh
không?"
Vị thánh trả lời:
"Không. Thà để cho chính Chúa chữa trị thì tốt hơn". Vị sứ thần đề
nghị điều khác: "Ngài có muốn đem những người tội lỗi trở về đường công
chính không?"
Vị thánh cũng lắc
đầu từ chối: "Không. Cải hóa tâm hồn không phải là việc của tôi. Ðó là
công việc của các thiên thần". Vị sứ giả của Chúa mới gợi ý thêm:
"Ngài có muốn trở thành một mẫu gương để thiên hạ luôn đến để bắt chước
không?"
Vị thánh cũng
khiêm tốn trả lời: "Không. Bởi vì làm như thế tôi sẽ trở thành trung tâm
thu hút sự chú ý". Thiên thần mới hỏi: "Vậy thì ngài mong muốn điều
gì?". Vị thánh trả lời: "Ơn Chúa, có ơn
chúa, đó là điều tôi hằng khao khát".
Vị thiên thần được
Chúa sai đến vẫn chưa chịu bỏ cuộc, nên đề nghị lần cuối cùng: "Ngài phải
xin một phép lạ. Nếu không tôi đành phải để phép lạ xảy ra vậy". Vị thánh
của chúng ta đành phải ưng thuận: "Vậy thì tôi xin điều này: ước gì mọi việc
thiện được thực thi qua tôi mà tôi không hề hay biết". Thế là để là cho lời
ước của vị thánh thành sự thật, Thiên Chúa ban cho cái bóng phía sau của ngài
được mọi thứ quyền năng. Nơi nào có cái bóng ngài đi qua, thì nơi đó, người bệnh
được lành, đất đai trở thành phì nhiêu, nguồn suối phát sinh sự sống, niềm vui
trở lại trên những khuôn mặt sầu khổ.
Nhưng vị thánh
không hề hay biết điều đó, vì dân chúng chú ý đến cái bóng đến độ quên hẳn con
người.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ các thánh anh
hài, những vị thánh đã chết vì Ðức Kitô mà cũng không hề hay biết rằng mình phải
chết vì Ngài. Các trẻ em ấy là kiểu mẫu của không biết bao nhiêu vị thánh vô
danh.
Có những Mẹ Têrêxa Calcutta, những linh mục
Pierre mà thế giới không ngừng nhắc đến, nhưng cũng có không biết bao nhiêu những
người cha, người mẹ, người chồng, người vợ ngày ngày âm thầm hy sinh trong
không biết bao nhiêu công việc vô danh, phiền toái mỗi ngày. Có biết bao nhiêu
người đang âm thầm đau khổ và hy sinh cầu nguyện mà không thể thấy được kết quả
của lời cầu nguyện của mình. Có biết bao nhiêu người âm thầm phục vụ tha nhân
cách này hay cách khác mà không hề được đền đáp hay nhắc nhớ.
Trong ánh sáng của
Mầu Nhiệm Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi để tìm thấy giá trị của những hy
sinh âm thầm từng ngày. Sự thinh lặng bé nhỏ của Hài Nhi Giêsu trong hang đá Bê
Lem, 30 năm âm thầm của Ngià tại Nazareth: đó là ý nghĩa của cuộc sống phiền
toái, độc điệu mỗi ngày của chúng ta. Hài Nhi Giêsu mời gọi chúng ta nhận ra
giá trị của cuộc sống ấy. Thiên Chúa thi ân tùy theo cách thế Ngài muốn. Cuộc sống âm thầm và
hy sinh từng ngày của chúng ta là một trong muôn nghìn cách thế thi ân của Ngài
mà chúng ta không thể đo lường được. Ngoài sự tưởng tượng và dự đoán của chúng
ta, những hy sinh từng ngày của chúng ta được Chúa dùng như cái bóng vô hình nhờ
đó Ngài thông ban muôn ơn lành cho người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét