Phúc Âm : Lc 1,39-45
"Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng
thăm tôi". (Lc 1,43).
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường,
đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. 40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào
hỏi bà Ê-li-sa-bét. 41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào,
thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, 42 liền
kêu lớn tiếng và nói rằng : "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người
con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. 43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi
thế này ? 44
Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên
vui sướng. 45
Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với
em."
Suy
niệm:
Sống tình xót thương
Một
lần ngồi chờ xe bên lề đường. Chợt nhìn thấy một bà cụ mù lòa ăn xin đi đến.
Tôi nghe rõ nỗi cô đơn của tiếng gậy khua lóc cóc của sáng sớm tinh sương. Tôi
nghe rõ sự mệt nhọc của tiếng hát ê a khi bà cụ mù lòa ăn xin đi ngang. Động
lòng trắc ẩn tôi đặt tờ giấy bạc vào bàn tay run rẩy của bà, lòng tôi nhẹ bớt đi
nỗi cảm thông thương mến. Nhưng điều lạ thường là tôi vẫn cứ nghe hoài tiếng gậy
khua lóc cóc… như đòi hỏi tôi điều khó khăn hơn lòng thương hại bình thường, là
phải sống nhiệt tình hơn, quảng đại hơn…
Xem
ra cho người đói ăn chưa đủ mà con phải dấn thân để xóa đi cái đói, cái nghèo nơi
tha nhân. Xem ra an ủi người thất vọng chưa đủ mà còn phải giúp họ đứng lên tự
tin xây dựng lại cuộc đời. Xem ra nói lời yêu thương chưa đủ mà còn phải sống
công bằng, bác ái, sẻ chia với nhau.
Cuộc
đời sẽ đẹp biết bao nếu con người biết động lòng trắc ẩn với nhau. Cuộc đời sẽ
không còn người thất vọng bị bỏ rơi, bị loại ra khỏi xã hội nếu con người biết
bao bọc và chia sẻ cho nhau. Đáng tiếc, cuộc sống quá tất bật bởi cơm áo gạo tiền
khiến con người dễ lãng quên nhau, đôi khi cố tình bỏ rơi nhau. Cuộc đời vẫn
còn đó tiếng khóc của tủi hờn cô đơn vì thiếu sự quan tâm nâng đỡ của anh em.
Thiên
Chúa luôn động lòng trắc ẩn với con người. Lòng trắc ẩn đã thôi thúc Ngài tìm
muôn ngàn cách để thể hiện tình yêu với con người. Lòng trắc ẩn của Chúa thể hiện
qua cái nhìn xót xa khi Adam – Eva phạm tội. Lòng trắc ẩn ấy đã khiến Ngài hứa
ban Đấng cứu độ để chuộc lại lỗi lầm của Adam. Lòng trắc ẩn ấy được tỏ bày một
cách trọn vẹn khi Ngôi Hai xuống thế làm người và ở cùng chúng ta. Chính Con
Thiên Chúa khi làm người đã sống hết mình vì con người. Ngài đã tận hiến chính
mình để cho nhân loại được sống dồi dào ơn phúc.
Ky-tô giáo là đạo yêu
thương. Tình yêu thương không dừng lại ở đầu môi chóp lưỡi. Tình yêu ấy luôn đòi
hỏi phải làm điều gì đó cho tha nhân. Thấy anh em đói thì đâu cần chờ van xin!
Thấy anh em té thì đâu cần chờ van nài! Thấy cảnh cùng khổ thì đâu có thể đứng
nhìn một cách thương hại mà phải làm điều gì đó xoa dịu nỗi đau cho anh em.
Điều
này Mẹ Maria đã sống và làm gương cho chúng ta. Mẹ đã vất vả vượt dặm đường xa để
đến phục vụ chị họ mang thai trong lúc tuổi già. Mẹ còn lưu lại đó suốt 3 tháng
âm thầm phục vụ. Mẹ đã sống tin mừng một cách cụ thể qua lòng thương xót với
anh em. Chính lòng thương xót ấy mà Mẹ còn nài xin Chúa làm phép lạ hóa nước
thành rượu cho tiệc cưới Cana trọn vẹn niềm vui.
Lm.Jos Tạ Duy
Tuyền
Cầu
nguyện:
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã vội
vã lên đường đến giúp bà Êlidabét trong những ngày bà mang thai và chuẩn bị
sinh nở. Xin giúp con mở rộng vòng tay và tấm lòng cho những người đang cần con
giúp đỡ. Xin giúp con đừng bàng quan đứng nhìn sự khổ đau của tha nhân mà luôn
hăng hái dấn thân để làm sáng danh Chúa qua việc phục vụ của chúng con.
Lẽ sống:
Không
nhà không cửa
Hiện
nay trên thế giới có khoảng một trăm triệu người không có nhà để ở. Riêng tại
Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 20 triệu trẻ em đang ngủ đầu đường xó chợ. Nhìn
chung, có một tỷ người trên thế giới không có được một nơi ở tươm tất.
Trên
đây là kết quả của một cuộc điều tra dựa trên những con số do các Hội Ðồng Giám
Mục và các Giáo Hội Công Giáo địa phương cung cấp. Cuộc điều tra này do Ủy ban
công lý và hòa bình của tòa thánh thực hiện và ấn hành thành lập một tập tài liệu
vào dịp cuối năm quốc tế những người không nhà không cửa do Liên Hiệp Quốc khởi
xướng năm 1988 vừa qua.
Theo
tập tài liệu này thì vấn đề nhà ở chắc chắn là một trong những vấn đề trầm trọng
nhất của thế giới ngày nay. Tài liệu cho thấy những kẻ không nhà là những người
nghèo nhất trong số những người nghèo và tố cáo những người chủ nhà chỉ vì tính
toán thủ lợi mà thà bỏ trống những căn nhà hơn là hạ giá để nâng đỡ những kẻ
không nhà.
Chúa Giêsu đã chào đời
như một con người không nhà không cửa.
Ngài đến là để cho con
người được sống và sống một cách sung mãn. Tiếng kêu khóc chào đời của Ngài giữa
khung cảnh cùng cực của hang lừa máng cỏ, là tiếng kêu than của hàng triệu triệu
trẻ em đang bị tước đoạt quyền sống, đang bị từ chối những điều kiện cơ bản nhất
để được sống như con người.
Máng cỏ mà chúng ta
đang chuẩn bị ở nhà thờ hay trong gia đình phải là một nhắc nhở cho chúng ta về
sự hiện diện và tiếng van xin của không biết bao nhiêu người không nhà, không cửa
xung quanh chúng ta. Hơn ai hết, người Việt Nam chúng ta đang nhìn thấy tận, mắt
thế nào là cảnh lang thang đầu đường xó chợ.
Chúng ta chuẩn bị một
trú ngụ cho Hài Nhi Giêsu, chúng ta có nghĩ đến những người cùng khổ xung quanh
chúng ta không?
Chúng ta có biết rằng
khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước đau khổ của người anh em chúng ta là chính
lúc chúng ta khước từ Chúa Giêsu không?
Chúng ta có biết rằng
ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu cũng là ngày Giáng Sinh của những con người cùng
khổ nhất không?
Chắc chắn Chúa Giêsu sẽ
không bao giờ đến trong máng cỏ hào nhoáng của chúng ta, nếu chúng ta xua đuổi
những người khốn khổ xung quanh chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét