Phúc Âm : Lc 3,10-18
"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm
gì?" (Lc 3,10).
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
10 Đám đông hỏi ông rằng : "Chúng
tôi phải làm gì đây ?" 11 Ông trả lời : "Ai có hai áo, thì chia cho người
không có ; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." 12 Cũng có những người thu thuế đến
chịu phép rửa. Họ hỏi ông : "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì ?" 13 Ông bảo
họ : "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." 14 Binh
lính cũng hỏi ông : "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì ?" Ông bảo
họ : "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số
lương của mình." 15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và
trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi : biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng
Mê-si-a ! 16
Ông Gio-an trả lời mọi người rằng : "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em
trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai
dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. 17 Tay
Người cầm nia rê sạch lúa trong sân : thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc
lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi." 18 Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều
điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.
Suy
niệm:
Chúng ta là một phần của mầu nhiệm yêu thương
Một
lúc nữa thôi, tôi sẽ có niềm vui được mở Cửa Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng
ta thực hiện hành động này, như đã làm ở Bangui, rất đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa
biểu tượng, dưới ánh sáng Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe. Những lời nêu bật vị
trí hàng đầu của ân sủng. Các bài đọc hết lần này đến lần khác khiến chúng ta
suy nghĩ đến những lời thiên thần Gabriel nói với một cô gái trẻ đang đầy kinh
ngạc về mầu nhiệm đang tuôn đổ trên mình: ‘Kính mừng bà đầy ân sủng’ (Lc 1, 28)
Đức
Trinh nữ Maria được kêu gọi hãy vui mừng hơn tất cả, bởi những gì Thiên Chúa
làm nơi Mẹ. Ân sủng Thiên Chúa đổ tràn xuống Mẹ và làm Mẹ xứng đáng là Mẹ Chúa
Kitô. Khi thiên thần Gabriel đến, ngay cả những điều bí ẩn thâm sâu nhất cũng
khiến Mẹ vui mừng, khiến Mẹ tin, khiến Mẹ từ bỏ mọi sự để theo sứ điệp vừa truyền
cho Mẹ. Sự viên
mãn của ân sủng có thể biến đổi tâm hồn con người và cho con người có thể làm
được những sự vĩ đại thay đổi dòng lịch sử nhân loại.
Lễ
trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội cho chúng ta thấy tình yêu Thiên Chúa lớn lao
cao cả đến thế nào. Ngài không chỉ tha thứ tội lỗi, nhưng nơi Đức Mẹ, Ngài còn
ngăn chặn tội nguyên tổ vốn có nơi mọi con người trên thế gian này. Đây là tình yêu của
Thiên Chúa, một tình yêu tiên liệu, đi trước và cứu chuộc.
Khởi
đầu lịch sử tội lỗi ở vườn Địa đàng cũng khơi mào dự định yêu thương cứu chuộc.
Những lời trong sách Sáng Thế phản ánh kinh nghiệm sống thường nhật của chúng
ta: chúng ta không ngừng bị cám dỗ bất tuân, một sự bất tuân thể hiện trong ham
muốn sống đời mình mà không màng đến ý Chúa. Đây là kẻ thù đang tấn công vào cuộc
đời của mọi người, khiến họ đối nghịch với dự định của Thiên Chúa.
Nhưng
chỉ có thể hiểu lịch sử tội lỗi dưới ánh sáng tình yêu và sự tha thứ của Thiên
Chúa. Chỉ có thể hiểu tội bằng cách này. Nếu như Thiên Chúa chỉ tính đến tội,
thì chúng ta sẽ là những tạo vật tuyệt vọng nhất. Nhưng chiến thắng của tình
yêu Đức Kitô ôm lấy mọi sự trong lòng thương xót của Cha. Lời Chúa mà chúng ta
vừa nghe cho chúng ta chắc chắn như thế. Đức Mẹ Vô Nhiễm đứng trước chúng ta
như một chứng nhân cho lời hứa này được viên mãn.
Năm
Thánh Ngoại thường này tự thân là một ơn sủng. Bước qua Cửa Thánh nghĩa là tái
khám phá lòng thương xót vô hạn của Cha, Đấng chào đón tất cả mọi người và tự
mình đi ra để gặp gỡ từng người chúng ta. Chính Ngài tìm kiếm chúng ta! Chính Ngài đến để gặp chúng ta!
Đây sẽ là năm mà chúng ta càng thêm tin chắc vào lòng thương xót của
Thiên Chúa hơn bao giờ hết. Chúng ta đã sai lầm về Thiên Chúa và ân sủng của
Ngài đến thế nào, khi cứ nói về tội lỗi bị phán xét và trừng phạt, trước khi
nói về ơn được tha thứ nhờ lòng Ngài thương xót (thánh Augustino, De
Praedestinatione Sanctorum, 12, 24) Nhưng sự thật là thế. Chúng ta phải đặt
lòng thương xót trước phán xét, và trong bất kỳ sự kiện nào, thì sự phán xét của
Thiên Chúa luôn luôn theo ánh sáng của lòng thương xót. Khi đi qua Cửa Thánh, chúng ta cảm nhận rằng
chính mình là một phần của mầu nhiệm yêu thương, trìu mến. Chúng ta
hãy gạt qua một bên tất cả những sợ hãi và khiếp đảm, bởi chúng không phù hợp với
những con người được yêu thương. Thay vào đó, hay cảm nghiệm niềm vui gặp gỡ ân
sủng này, ơn biến đổi mọi sự.
Hôm
nay, ở Roma, và ở mọi giáo phận trên thế giới, khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta
cũng nhớ đến một cánh cửa khác, cánh cửa mà các nghị phụ Công đồng Vatican II
đã mở ra với thế giới. Kỷ niệm 50 năm lần này, không thể chỉ nhớ đến di sản các
văn kiện của Công đồng đã được chứng minh là một bước tiến lớn trong đức tin.
Nhưng trên tất cả, Công đồng là một cuộc gặp gỡ. Một cuộc gặp đích thực giữa
Giáo hội và những con người thời đại chúng ta. Một cuộc gặp ghi dấu quyền năng
Thần Khí, Đấng thúc đẩy Giáo hội vươn lên khỏi sự nông cạn đã giữ Giáo hội khóa
kín biết bao nhiêu năm, để một lần nữa với lòng nhiệt thành ra đi hành trình sứ
mạng của mình. Đây là trở lại hành trình gặp gỡ mọi người ở chính nơi họ sống,
trong thành phố, trong nhà họ, trong nơi họ làm việc. Bất kỳ nơi đâu có con người, thì Giáo hội được
kêu gọi vươn đến họ và đem lại niềm vui Tin mừng, và lòng thương xót và sự tha
thứ của Thiên Chúa. Sau những thập kỷ vừa qua, một lần nữa chúng ta
mang lấy sứ mạng này với cùng sức mạnh và nhiệt thành như các ngài.
Năm
Toàn xá thách thức mở ra, và đòi buộc chúng ta không được quên đi tinh thần
Vatican II, tinh thần của người Samari nhân hâu, như lời chân phước Phaolô VI
đã nói trong lễ bế mạc Công đồng. Nguyện xin việc bước qua Cửa Thánh ngày hôm nay, cũng cho
chúng ta có được lòng thương xót như người Samari nhân hậu.
Bài
giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô - Quảng trường thánh Phêrô
Thứ
ba, 08-12-2015 - Lễ Trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội
J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ Vatican Radio Eng
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, nếu chúng con không đủ can đảm để đến với Chúa,
thì xin Chúa thương hãy đến với chúng con. Hãy đến chứng tỏ tình yêu thương của
Chúa và tha thứ mọi tội lỗi chúng con đã phạm. Xin hãy tẩy sạch tâm hồn chúng
con khỏi những tâm tình oán hờn, ghen tương, hận thù, để chúng con thật sự sống
trong ân sủng của Chúa, thật sự sống trong niềm vui và hưởng được niềm vui vì
được Chúa thương ngự đến.
Lẽ sống:
Danh
hiệu của ánh sáng
Không
những ở Việt Nam, nhưng trên toàn thế giới, nhiều thánh nữ mang tên thánh bổn mạng
Lucia, như nữ tu Lucia, một trong ba trẻ đã được thấy Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Những
người thiếu nữ mang tên Lucia này không khỏi thất vọng khi tìm hiểu về đời sống
và sự nghiệp của thánh nhân. Vì những sách cũ đã viết tiểu sử của các thánh
nhân đã ghi lại nhiều câu chuyện về thánh Lucia, để rồi các tác giả viết về đời
sống của các thánh nhân thời đại chúng ta lại phê bình những câu chuyện ấy
không có tính cách lịch sử. Chúng ta chỉ có thể tóm lại những chứng tích lịch sử
để viết về cuộc đời, nhất là cái chết vì niềm tin của thánh Lucia như sau:
Một
chàng thanh niên không Công Giáo thất vọng vì không được Lucia đáp trả lại tình
yêu của mình đã tố cáo với nhà cầm quyền Lucia là người Công Giáo. Và nàng đã bị
xử tử vào năm 304 tại thành Syracuse vùng Sicilia, mạn Nam nước Italia. Di tích
lịch sử thứ hai là tên Lucia được ghi trong danh sách những thánh tử đạo trong
lời nguyện thánh lễ Roma, nay là lời nguyện Thánh Thể thứ nhất trong phụng vụ mới.
Những
di tích bên lề cũng nên nói đến là nhiều địa danh, nhiều làng mạc, thành phố
bên Âu Châu mang tên nàng, cũng như có những bằng chứng lịch sử về sự tôn kính
nàng từ trước thế kỷ thứ 5. Chữ "Lucia"
có nghĩa là ánh sáng. Và gương can đảm chết vì lòng tin của nàng vẫn tiếp tục
chiếu sáng trong tâm hồn những người đang bị thử thách và đau khổ vì lòng tin,
cũng như làm rạng rỡ những khuôn mặt của những thiếu nữ mang tên thánh bổn mạng
Lucia.
Muốn hiểu sự can đảm của
thánh Lucia Giáo Hội mừng kính hôm nay với tước hiệu đồng trinh, tử đạo, chúng
ta có thể tưởng tượng một thiếu nữ Công Giáo sống giữa những người không Công
Giáo vào thời kỳ tôn giáo này bị bách hại. Ðể sống trọn niềm tin Công Giáo,
nàng cũng gặp nhiều khó khăn như đại đa số những tín hữu Kitô trong thời đại
chúng ta phải sống chung với những người vô thần, không tin tưởng. Lạ
lùng hơn là niềm tin của Lucia. Nàng tin vào một người sáng lập tôn giáo với
thân thế và sự nghiệp không mấy được rõ ràng ở một nước thuộc địa xa xôi với thủ
đô Jerusalem bị quân đội Roma phá hủy cách đó 200 năm. Trước khi truyền đạo,
ông này làm nghề thợ mộc và sau một thời giảng đạo ngắn ngủi, ông bị quân lính
Roma đóng đinh vào thập tự, một hình phạt dành cho dân thuộc địa phạm những trọng
tội sát nhân hay nổi loạn. Nay Lucia tin tưởng với tất cả tâm hồn là ông ấy đã
Phục Sinh, như một dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đã chấp nhận những gì ông truuyền
dạy và đã làm. Ðể
biểu lộ lòng tin của mình, Lucia đã thề hứa giữ sự trinh khiết, không lập gia
đình. Lucia
lập lời hứa đó vì nàng biết đến gương anh dũng của những người chết vì đạo
trong các hí trường tại Roma hay những nơi khác và nhất là để giữ lòng trung
tín với ông Giêsu làng Nagiareth, đã bị chết treo trên thập giá, nhưng đối với
niềm tin của nàng là Ðấng Cứu Thế, Con Một Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét