THÁNH MARIA, MẸ THIÊN CHÚA. Lễ trọng –
Ngày Thế Giới Hòa Bình
PHÚC ÂM: Lc 2,16-21
"Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi... và tám ngày sau người ta gọi tên Người là
Giêsu". (Lc 2,16-21)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
16 Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp
bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. 17 Thấy
thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. 18 Nghe
các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. 19 Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi
kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. 20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn
vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã
được nói với họ.
21 Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là
đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su ; đó là tên
mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.
Suy niệm:
Đức
Maria Mẹ Thiên Chúa
Làm người ai
cũng cần có mẹ.
Mẹ là người cưu
mang, sinh ra và dưỡng nuôi con cho khôn lớn.
Khi Con Thiên
Chúa làm người, mang lấy trọn phận người,
Ngài cũng cần một
người mẹ, như bao người khác.
Mẹ Maria là thiếu
nữ, là trinh nữ được Thiên Chúa tuyển chọn,
Để thụ thai và
sinh hạ Con Một Thiên Chúa.
Khi Công Đồng
Êphêsô (năm 431) gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa,
Công Đồng không
có ý dạy
Đức Mẹ sinh ra
Chúa Cha hay Chúa Thánh Thần.
Đức Mẹ chỉ sinh
ra Đức Giêsu,
Mà Đức Giêsu là
Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể,
Nên Mẹ thực sự
là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos).
Chắc Mẹ Maria
không thể hiểu hết và hiểu ngay
Màu nhiệm lớn
lao mà Mẹ đang cưu mang trong dạ.
Khi các mục đồng
kể lại những điều huy hoàng họ nghe thấy ở Belem,
Mẹ Maria ghi nhớ tất cả những điều ấy và
suy đi nghĩ lại trong tim mình.
Để đi vào mầu
nhiệm cách sâu xa, cần ơn soi sáng của Chúa,
Nhưng cũng cần
thái độ chiêm niệm, nghiền ngẫm trong lặng thinh.
Chúng ta thường để
ý đến biến cố Truyền Tin và biến cố Giáng Sinh,
biến cố Ngôi Lời
bắt đầu hiện hữu trong lòng mẹ và biến cố chào đời.
Nhưng chúng ta
không được quên chín tháng Mẹ cưu mang người Con.
Con Thiên Chúa đã
lớn lên từ từ trong lòng Mẹ như các thai nhi khác.
Muốn sinh Đức
Giêsu cho thế giới hôm nay,
Chúng ta cũng cần
nhiều thời gian để cưu mang Ngài trong cuộc đời ta,
để Ngài trở nên đủ
cứng cáp khi chào đời.
Chúng ta cũng phải
chấp nhận cả sự đau đớn khi sinh hạ.
Bước qua một Năm Mới, mở trang đầu của cuốn
lịch mới,
Chúng ta mong những điều mới mẻ tốt lành xảy
đến cho mình
Và muốn tặng cho nhau một câu chúc đầy ý
nghĩa : “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!”(Ds 6, 26)
Sống Lời Chúa:
Trong một thế giới có quá
nhiều tiếng động: tiếng động của bom đạn, của tranh chấp, của bạo lực, chúng ta
hãy bắt chước thái độ thinh lặng và lắng nghe của Đức Maria, nhờ đó chúng ta sẽ
tìm được bình an trong tâm hồn và tạo được hoà khí trong tương quan với tha
nhân.
Cầu nguyện:
Lạy
Đức Maria, là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng con, xin hãy giúp con trong mọi cảnh huống
của cuộc đời.
Lẽ sống:
Chiếc mốc thời gian
Cứ ở mỗi cuối
năm, hoặc ở khởi đầu của một năm mới, một thập niên mới, một kỷ nguyên mới, tạp
chí Time có thói quen chọn một người nổi bật nhất trong lịch sử nhân loại để
làm một cái mốc cho thời gian.
Lần đầu tiên,
năm 1927, phi công Hoa Kỳ tên là Charles Lindbergh đã được chọn làm người của
năm. Viên phi công này là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã thực hiện một
chuyến bay liên tục từ New York sang Paris. Người của năm không phải chỉ là một
đấng mày râu, mà ngay cả phái yếu cũng được chọn vào danh dự ấy. Trước kia, có
nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, và năm 1986, tổng thống Aquino của Phi Luật Tân cũng
đã đươc?chọn làm người của năm.
Có đàn ông, có
đàn bà. Có những người xây dựng Hòa bình như Mahatma Gandhi, như martin Luther
King, mà cũng có
những người chỉ biết gây đau thương tang tóc cho nhân loại như Stalin, như
Hitler, như Ðặng Tiểu Bình cũng đã từng được chọn làm người của năm.
Gần đây, thế giới
nhìn vào chủ tịch Gorbachov như gương mặt nổi bật nhất của lịch sử nhân loại.
Năm 1987, ông được chọn làm người của năm vì đã xuất hiện như một biểu tượng của
Hy vọng cho Liên Xô. Và với những thay đổi sâu rộng trong khối Ðông Á do chính
sách đổi mới của ông mang lại, ông được chọn làm người của năm 1989. Nhưng tạp
chí Time còn đi xa hơn nữa khi tặng cho ông danh hiệu "Người của thập niên
80". Trước kia, năm 1949, thủ tướng nước Anh là Winston Churchill cũng đã
được chọn làm người của nửa thế kỷ.
Thời gian sẽ vô nghĩa và trống rỗng, nếu
không được liên tục bằng những cái mốc của lịch sử. Con người cần có những chiếc
ấy để nhìn lại quá khứ và dự phóng cho tương lai.
Người Kitô sống
giữa thế giới không thể không dựa vào những chiếc mốc thời gian ấy. Nhưng chúng
ta không nhìn vào những chiếc mốc thời gian ấy với đôi mắt bàng quan, hoặc tệ
hơn nữa, bằng cái nhìn bi quan. Trong đức tin, tất cả được nhìn bằng đôi mắt lạc quan, bởi vì
chúng ta tin rằng Thiên Chúa là chủ của lịch sử, Thiên Chúa luôn có mặt trong lịch
sử con người.
Tin vào sự hiện
diện và hướng dẫn ấy của Thiên Chúa, chúng ta nhìn vào những chiếc mốc của thời
gian như những dấu hiệu của Hy vọng. Ngay cả trong thất bại, rủi ro, tang tóc,
thương đau, người Kitô cũng luôn nhận ra những dấu chỉ của Hy vọng.
Tất cả mọi biến
cố xảy đến đều phải được nhìn trong ánh sáng phục sinh của Ðức Kitô. Cái chết
đau thương và nhục nhã của Ngài trên thập giá không phải là ngõ cụt, là đường
cùng, là tăm tối mà là đường dẫn về Ánh Sáng. Tin tưởng ở sự hiện diện của Thiên Chúa
trong từng phút giây của cuộc sống và lịch sử con người, cái mốc thời gian của
chúng ta có lẽ không phải là đơn vị của năm, thập niên, mà là từng phút giây của
Hiện tại. Và người được chúng ta chọn cho từng phút giây ấy phải là Thiên Chúa,
chủ của thời gian, chủ của lịch sử. Xin chọn Người làm trung tâm điểm của cuộc
sống, xin chọn Người làm Sự Sống, xin chọn Người làm Lý Tưởng, xin chọn Người
làm Cảm Hứng, xin chọn Người làm cho tất cả cho cuộc đời, xin chọn Người trong
từng phút giây của cuộc sống.