PHÚC ÂM: Mt 17, 1-9
"Mặt Người chiếu sáng như mặt
trời".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông
tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông: mặt Người chiếu
sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và đây ông Môsê và Êlia hiện
ra và đàm đạo với Người.
Bấy
giờ ông Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở
đây thì tốt lắm; nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho
Môsê, và một cho Êlia". Lúc ông còn đang nói, thì có một đám mây sáng bao
phủ các Ngài, và có tiếng từ trong đám mây phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu
rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người". Nghe thấy vậy, các môn đệ
ngã sấp xuống và hết sức sợ hãi. Bấy giờ Chúa Giêsu đến gần, động đến các ông
và bảo: "Các con hãy đứng dậy, đừng sợ". Ngước mắt lên, các ông thấy
chẳng còn ai, trừ ra một mình Chúa Giêsu.
Và
trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các ông rằng:
"Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ
cõi chết sống lại".
Suy
niệm:
Phép rửa
với Hiển Dung.
Hiển
Dung là minh chứng Đức Giêsu chiến thắng mọi ác thần trong suốt cuộc đời của
Ngài chịu cám dỗ, khởi đi từ phép rửa ở sông Giođan cho tới núi Sọ.
Lời
của Chúa Cha giới thiệu Đức Giêsu cho nhân loại : “Đây là Con chí ái Ta, kẻ Ta
sủng mộ”, chỉ xuất hiện hai lần trong cuộc đời của Ngài : Khi Ngài chịu phép rửa
ở sông Giođan (x Mt 3,17) và lúc Ngài Hiển Dung ở núi cao (Mt 17,5a ; Mc 9,2 ; Lc 9,28b).
Cám dỗ
với Hiển Dung và Tử Nạn
Đức
Giêsu bị cám dỗ liên lỉ, điển hình :
-
Đầu cuộc đời công khai của Đức
Giêsu, quỷ cám dỗ Ngài ba lần (x Mt 4,11).
-
Tại núi Hiển Dung, môn đệ cám dỗ
Đức Giêsu đừng xuống núi để các ông làm ba lều (x Mt 17,4 : Tin Mừng).
Vào
giờ Đức Giêsu chịu Tử Nạn, mọi người cám dỗ Ngài ba điều :
- Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại?
- Hãy cứu lấy mình đi?
- Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào? (Mt 27,40).
- Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại?
- Hãy cứu lấy mình đi?
- Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào? (Mt 27,40).
Hiển Dung với Tử Nạn, Phục Sinh, và Lên Trời.
Ta thấy các chi tiết ở núi Hiển Dung đều xảy ra
vào giờ Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giêsu:
-
Ông Matthêu ghi “sáu ngày sau” Đức
Giêsu Hiển Dung (x Mt 17,1) là báo trước Ngài bị giết vào ngày thứ sáu, rồi
ngày thứ I trong tuần, tức là ngày thứ tám Ngài sống lại và lên trời (x Lc 24).
-
Tại núi Hiển Dung, cũng như núi
Cây Dầu, vào giờ Tử Nạn, Đức Giêsu bị bắt đều có ba ông Phêrô, Gioan và Giacôbê
ở với Đức Giêsu (x Mt 17,4 = Mt 26,37).
-
Nơi núi Hiển Dung và núi Sọ (vào
lúc 3 giờ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh), rồi lên trời đều có mây bao phủ ngọn núi (x
Mt 17,5 = Mt 27,45 = Cv 1,9).
-
Nơi núi Hiển Dung có hai ông Môsê
và Êlya hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu (x Mt 17,3 ; Mc 9,4 ; Lc 9,30: Tin Mừng)
; thì vào lúc Đức Giêsu phục sinh có hai Thiên thần từ trời đến báo cho các bà
ra mộ : Đức Giêsu không còn ở đây (x Ga 20,12) ; và chính lúc Đức Giêsu lên Trời,
cũng có hai Thiên thần nói với các môn đệ đang đứng nhìn Thầy về Trời : các ông
hãy trở về, Ngài sẽ đến cùng một thể thức như các ông vừa thấy (x Cv 1,10).
Thánh
Tôma Tiến sĩ nói : “Mỗi vấn đề phải được giải quyết trong lãnh vực của nó”.
1/
Muốn có thân xác khỏe mạnh, ta phải ăn uống điều độ và đủ chất dinh dưỡng ;
thêm vào mỗi ngày ta phải tập thể thao thể dục.
2/
Muốn có trí tuệ thông minh, tài ba, ta phải chăm chỉ học hành và cần cù làm việc.
3/
Muốn có tâm hồn đạo đức thánh thiện, ta phải là người Công Giáo siêng năng hiệp
dâng Thánh Lễ, để tâm nghe và thực hành Lời Chúa qua Phụng Vụ của Hội Thánh.
Từ lúc Đức
Giêsu bị xử án. Ngài đã chấm dứt giảng dạy, ai
muốn nghe Giáo Lý của Đức Giêsu, Ngài bảo : “Cứ vào Nhà Thờ hỏi người nghe tôi
giảng dạy, vì hằng ngày tôi giảng cách công khai ở đó” (x Ga 18,19-21),
thì ta phải hiểu đó chính là lúc Hội Thánh cử hành Phụng Vụ, là ta thực hành
giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 7: “Thiên Chúa hiện
diện thiết thực khi ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh”.
Vì trong Phụng Vụ Hội Thánh thể hiện quyền
giáo huấn Chúa đã ban riêng cho, bằng cách chọn các Bài đọc trích từ Kinh Thánh
và giáo sĩ giảng phải dựa vào các Bài đọc ấy mà trình bày các mầu nhiệm Đức Tin
và những Quy Tắc cho đời sống Kitô hữu trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ (x HCPV số
24 và 52).
Sống Lời Chúa:
+
Mỗi khi ta tham dự Phụng Vụ của Hội
Thánh, đặc biệt là Thánh Lễ, ta được nghe Lời Con chí ái của Cha, và trở nên một
trong Người, thì ta như một thanh sắt được nung trong lửa, vì Thiên Chúa là Lửa
(x Dt 12,29). Do đó ngôn sứ Daniel nói : “Ngai của Người toàn là ngọn lửa, bánh
xe của ngai cũng rực lửa hồng. Từ trước nhan Người, một sông lửa cuồn cuộn chảy
ra” (Dn 7,9c-10a : Bài đọc I). Khi thanh sắt đã được nung đỏ, thì không ai nhìn
nó như cây sắt, nhưng thấy nó là thanh lửa. Thế nên ta cũng được thông dự vinh
quang với Con Thiên Chúa đã hé mở trên núi Hiển Dung, và được tồn tại muôn đời,
như hai ông Môsê và Êlya, cùng xuất hiện trong vinh quang trên núi Hiển Dung với
Đức Giêsu, chỉ vì hai ông có liên hệ mật thiết với Lời Chúa, đúng như Lời Đức
Giêsu đã nói : “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu”
(Mt 24,35). Nghĩa là ai liên hệ mật thiết với Lời Chúa, thì họ là con người
vĩnh cửu như ông Môsê. Điều ấy Kinh Thánh chứng minh : Dù người ta đã chôn cất
ông trong xứ Môab theo lệnh của Chúa, nhưng không ai tìm ra mộ của ông (x Dnl
30,6) ; còn ông Êlya thì đang sống, Chúa đã cất giấu ông đi và sẽ cho xuất hiện
trong ngày Chúa quang lâm (x Hc 48,1 ; Ml 3,23).
+
Thế giới hôm nay không thấy Chúa biến hình sáng láng, nhưng họ có thể cảm nghiệm
được phần nào khi thấy các Kitô hữu có khuôn mặt vui tươi, chan chứa niềm tin,
tình thương và hy vọng. Sám hối là đổi tâm hồn, đổi khuôn mặt để chính tôi và cả
Hội Thánh mang một khuôn mặt mới.
+
Đức tin của chúng ta có được là do Thiên
Chúa mặc khải và do lời chứng của những người có thế giá trong lịch sử ghi nhận
lại.
+
Con người không dễ chấp nhận con đường đau
khổ và Thánh Giá; nhưng đối với chúng ta là những người có đức tin, đau khổ và
Thánh Giá là kế hoạch Thiên Chúa dùng để cứu độ con người.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cho con biết cầu nguyện, lúc hạnh phúc cũng như khi đau
khổ và ước chi mọi người thấy nét tươi tắn của Chúa trong nụ cười của con, thấy
sự dịu dàng của Chúa trong lời nói của con, xin cho con biết “vâng theo lời
Chúa” nhẫn nại và can đảm cùng đi với Chúa với tha nhân trong cuộc sống hàng
ngày.
Lẽ sống:
Bảng
kết tội nhau
Tạp
chí Reader's Digest, số xuất bản tháng 11 năm 1985 có đăng một chuyện ngắn, nhưng
đầy ý nghĩa về gia đình: Ðôi vợ chồng đã nhiều lần cãi nhau và lần này, đang
lúc hai người cãi nhau hăng say, thì người chồng đề nghị với vợ: "Này,
chúng ta đừng cãi nhau nữa. Mỗi người hãy lấy giấy, viết ra tất cả những lỗi lầm,
những tật xấu của người kia, rồi trao cho nhau".
Người
vợ đồng ý. Người chồng cầm lấy tờ giấy, nhìn người vợ và cúi mặt xuống viết một
câu. Người vợ thấy chồng mình bắt đầu viết, liền hối hả viết liên hồi, dường như
cố ý tranh với chồng, để kể ra nhiều tật xấu hơn. Người chồng chỉ viết một câu
rồi dừng lại nhìn vợ. Sau vài phút, trang giấy của người vợ đầy những dòng chữ
kể ra tật xấu của người chồng và người vợ xem ra hả dạ, vì đã viết nhiều hơn.
Ðến
lúc không còn gì để viết nữa, họ trao cho nhau bảng kể tội của nhau. Sau khi
nhìn vào tờ giấy của chồng, nét mặt người vợ bỗng đổi vì xúc động. Bà vội vã
đòi lại tờ giấy đã đưa cho chồng và có thái độ làm hòa ngay. Trong tờ giấy của
người chồng bà chỉ đọc được có một câu duy nhất: Anh yêu em!
Nếu tình yêu chân thật là nền tảng
cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, thì con người không bao giờ
dám lên tiếng phàn nàn than trách Thiên Chúa. Nếu tình yêu là nền tảng cho mối
tương quan giữa con người với con người, thì sẽ không còn cảnh tranh giành,
xung đột, hận thù lẫn nhau nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét