PHÚC ÂM: Mt 16, 24-28
"Người ta sẽ lấy gì mà đổi được
sự sống mình".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy
từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống
mình thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống. Nếu
ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người
ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?
"Bởi
vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của
Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm. Thật,
Thầy bảo các con: trong những kẻ đang đứng đây, có người sẽ không nếm sự chết
trước khi xem thấy Con Người đến trong Nước Người".
Suy
niệm:
Ngày nay người ta hay tuyên dương những
hiệp sĩ đường phố. Họ là những người dân bình thường. Không chức vụ. Không
trang bị súng ống. Không ăn lương bổng. Họ sống bình dị giữa những cư dân. Nhưng
gặp chuyện bất bình họ ra tay cứu giúp mà không suy xét thiệt hơn, không màng
danh lợi. Nhất là chặn bắt tội phạm cướp giật. Họ biết rằng đụng với xã hội đen
sẽ bị trả giá. Thế nhưng, lòng nghĩa hiệp khiến họ không bao giờ ngoảnh mặt làm
ngơ trước sự dữ hoành hành. Họ bất chấp cả tính mạng để đẩy lùi sự dữ, để bảo vệ
công lý cho người dân.
Chúa Giê-su trong thân phận con người
Ngài cũng sống một cuộc đời như thế. Ngài luôn sống vì người khác, cho người
khác. Người tận hiến hy sinh cho đàn chiên được no thỏa. Ngài chăm sóc từng con
chiên. Ngài nuôi dưỡng từng con chiên. Và Ngài còn thí mạng vì đàn chiên. Cái
chết thập tự của Ngài là dấu chỉ cho một tìn yêu cao thượng đến mức độ “không
có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người dám thí mạng vì người mình yêu”.
Thế mà Ngài đã đi đến tận cùng tình yêu là chết cho người mình yêu.
Hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy từ
bỏ minh mà vác thập giá theo chân Chúa. Thập giá của dấn thân chu toàn bổn phận.
Thập giá của hy sinh sống phục vụ tha nhân. Thập giá khi chúng ta dám sống cho
tha nhân trong tinh thần tương thân tương ái. Thập giá khi chúng ta từ bỏ những
quyến luyến tội lỗi, những đam mê thấp hèn để sống cao thượng hơn. Vì chưng, được
lời lãi cả thế gian chết mất linh hồn nào ích gì? Tin vào sự sống vĩnh hằng
trong Nước Chúa, chính là động lực để chúng ta dấn thân mà không nề gian khó,
không sợ hiểm nguy nhưng luôn can trường làm chứng nhân cho tình yêu của Chúa
giữa thế gian.
Ước gì cuộc đời chúng ta cũng trở nên
cao thượng khi biết sống gánh vác cho tha nhân trong việc dấn thân phục vụ, biết
từ bỏ mình mà sống có ích cho tha nhân.
Sống Lời Chúa:
+
“Từ bỏ mình” không chỉ đơn giản là tin
vào Chúa, lắng nghe Lời Chúa dạy, mà còn phải chấp nhận vác thập giá và đi theo
Ngài nữa.
+
Abraham từ bỏ quê hương để “nhắm mắt” đi
theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Ông được trở thành người cha của mọi dân tộc.
+
Thánh Inhaxiô từ bỏ con đường binh nghiệp
để nghe theo tiếng gọi của Chúa, phụng sự Chúa và làm vinh quang cho Thiên
Chúa.
+ Thánh Augustinô từ bỏ con đường vinh quang
danh vọng trần thế, những đam mê trần tục để trở thành Giám mục, và bênh vực
Giáo Hội, phục vụ Giáo Hội.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa. Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, là Chúa, là Đấng
cứu độ con. Xin cho mọi người trong gia đình con được ơn luôn luôn tin vào
Chúa, trông cậy vào Chúa, đi theo Chúa trong mọi hoàn cảnh vui buồn sướng khổ.
Lẽ
sống:
Lễ
Thánh Tổ Phụ Đaminh (Ngày 8 tháng 8)
Rao
giảng Tin Mừng để đưa các linh hồn về cho Chúa
Cuộc
đời của Thánh Đa-minh có thể tóm gọn trong chủ đề: “Rao giảng Tin Mừng để đưa
các linh hồn về cho Chúa.” Thánh Đa-minh yêu mến Thiên Chúa nên muốn đem tất cả
linh hồn về cho Ngài, và cách thức Ngài dùng là “rao giảng Tin Mừng.” Câu châm
ngôn trong cuộc đời của thánh nhân là: “Chỉ nói với Chúa và về Chúa.” Khi ngài
nói với Chúa là lúc ngài cầu nguyện; khi ngài nói về Chúa là lúc ngài rao giảng
Tin Mừng cho tha nhân. Thánh Đa-minh kết hợp cả hai chiều kích của đời tu:
chiêm niệm và hoạt động. Người tu sĩ Đa-minh là người chiêm niệm và sau đó đem
những gì mình đã chiêm niệm chia sẻ cho tha nhân.
Đường
lối dùng Tin Mừng để đem các linh hồn về cho Thiên Chúa được đặt căn bản trên Lời
Chúa trong ba bài đọc hôm nay. Trong bài đọc I, ngôn-sứ Isaiah được Thiên Chúa
cho thấy trước ngày Thiên Chúa sẽ cứu độ dân của Ngài, và để cho Tin Mừng này được
loan đi, ngôn sứ thấy sự cao đẹp của những người rao giảng Tin Mừng. Còn gì đẹp
hơn bước chân của những người mang Tin Mừng của Thiên Chúa đến cho dân của Ngài
đang đau khổ! Trong bài đọc II, thánh Phaolô khuyên môn đệ của ngài là Timothy
phải kiên trì trong việc rao giảng, vì ông sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc rao
giảng Tin Mừng. Các nhà giảng thuyết phải kiên nhẫn vượt mọi gian khổ mới có thể
đưa các linh hồn về cho Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, để có thể chu toàn thành
công sứ vụ rao giảng, nhà giảng thuyết phải kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, lắng
nghe tiếng của Ngài, và thực thi những gì Ngài dạy trước khi loan báo những lời
này cho tha nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét