PHÚC ÂM: Mt 18, 21-19, 1
"Thầy không bảo con phải tha
đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến
con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?" Chúa
Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần
bảy.
"Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống
như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết người ta dẫn đến vua một
người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán
y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới
chân chủ và van lơn rằng: 'Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, và tôi sẽ trả
lại cho ngài tất cả'. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.
"Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn
mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: 'Hãy trả nợ cho ta'. Bấy
giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: 'Xin vui lòng cho tôi khất một
kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh'. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào
ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm,
họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng:
'Tên đầy tớ ác độc kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn
ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?' Chủ nổi
giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.
"Vậy, Cha Thầy trên trời cũng xử với
các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho
anh em mình".
Khi
Chúa Giêsu nói những lời đó xong, thì Người bỏ xứ Galilêa mà đến Giuđêa, bên
kia sông Giođan.
Suy niệm:
Toàn
bộ Tin Mừng được gói trọn trong hai điều răn là: "Mến Chúa và yêu người";
nói cách khác: "Mến Chúa và yêu người là hai mặt của một thực tại".
Thật vậy, nếu nói mến Chúa mà không yêu người thì là người nói dối vì sự thật
không ở trong người đó. Vì thế, luật Tin Mừng đòi hỏi mến Chúa và yêu người phải
luôn đi đôi với nhau.
Hôm
nay, Đức Giêsu dạy cho người thanh niên một bài học về sự tha thứ khi anh ta đến
hỏi: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến
mấy lần? Có phải bảy lần không?". Đức Giêsu liền nói: "Thầy không bảo
là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy". Điều đó cho thấy rằng: tha
thứ triền miên, tha thứ không giới hạn...
Nhưng
muốn tha thứ trong tự do và đem lại hạnh phúc, thì điều quan trọng là nhận ra
mình không là gì cả, nhưng vẫn được Chúa yêu thương. Mình đáng phải chết mà
Chúa đã cứu sống và tha thứ, vì thế, mình phải có trách nhiệm cứu giúp và yêu
thương anh chị em đồng loại như Chúa đã thương mình. Dụ ngôn "Tên mắc nợ
không biết thương xót" là điều mà con người hay mắc phải. Tức là chỉ cầu cứu
Thiên Chúa tha thứ cho mình, còn người khác khi có lỗi với mình, mình tìm mọi
cách triệt tiêu cho bằng được.
Sống Lời Chúa:
+
Để có thể tha thứ, chúng ta cần thường xuyên nhìn lại quá khứ và xét mình để nhận
biết yếu đuối và tội lỗi của mình. Nếu mình không hoàn toàn, tại sao bắt người
khác phải hoàn toàn? Vì thế, thường xuyên lãnh nhận bí-tích Hòa Giải trong gia
đình là điều tối cần để giữ hạnh phúc của gia đình.
+
Nếu không năng xét mình, con người dễ rơi vào chỗ kiêu ngạo, tự cho mình là
công chính. Một khi họ cảm thấy bản thân tốt lành, họ sẽ dễ dàng xét tội và buộc
tội tha nhân.
+
Anh em phải có lòng thương xót tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho
anh em trong Đức Kitô (Ep 4,32).
+
Nếu có thể anh em hãy sống an hòa với hết mọi người. Đừng báo oán, hãy nhường
chỗ cho thịnh nộ của Thiên Chúa, như đã viết : “Oán phạt thuộc về Ta, Ta sẽ báo
trả” (Rm 12,18-19).
+
Hãy luôn luôn theo đuổi sự thiện giữa anh em với nhau, và đối với mọi người.
Hãy vui mừng luôn và đừng ngớt cầu nguyện (1Tx 5,15b-17).
+
Anh em chớ mắc nợ nhau điều gì trừ ra tình thương mến (Rm 13,8).
+
Đã yêu là yêu đến cùng (Ga 13,1).
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cho con biết sống
trong tình yêu của Chúa. Biết yêu thương như Chúa đã yêu thương con. Đồng thời
sẵn sàng tha thứ cho những thiếu sót, bất toàn của anh chị em chúng con.
Lẽ sống:
"Không có tình yêu nào cao
quý bằng tình yêu của người thí mạng sống vì người mình yêu".
Chúa
Giêsu đã tuyên bố như thế và Ngài đã đi đến cùng cam kết của Ngài. Cái chết của
Chúa Giêsu trên thập giá không những là sự thể hiện của sự độc ác dã man của
con người, nó còn là dấu chỉ của mối tình của một người đã yêu và yêu cho đến
cùng...
Cái
chết hy sinh vì người khác, Chúa Giêsu muốn luôn được tiếp tục qua cuộc sống của
người Kitô. Ðã có rất nhiều người đã lập lại cái chết đó qua suốt lịch sử của
Giáo Hội và hiện nay, còn biết bao nhiêu người vẫn còn tái diễn cái chết đó qua
những hy sinh hằng ngày của mình...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét