Phúc Âm : Lc 12, 49-53
"Thầy không đến để đem bình an, nhưng đem sự chia rẽ".
(Lc 12,51)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
49 "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất,
và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên ! 50Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy
khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất !
51 "Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban
hoà bình cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết : không phải thế đâu,
nhưng là đem sự chia rẽ. 52 Vì
từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai
chống lại ba. 53 Họ sẽ chia rẽ nhau :
cha chống lại con trai, con trai chống lại cha ; mẹ chống lại con gái, con gái
chống lại mẹ ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng."
Suy
niệm:
Giữ lửa yêu thương
Có
một bài hát thật phũ phàng về tình yêu mà sao vẫn được nhiều người hát: “tình
yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối tiếc”. Phải chăng
con người ngày nay hay thay đổi và muốn thay đổi? Phải chăng con người ngày nay
không còn khả năng giữ ngọn lửa tình yêu để rồi nó vội cháy, vội tàn? Và có thật
với lòng mình tình yêu đến và đi không hề nuối tiếc?
Thực
ra tình yêu khởi phát từ con tim, tình yêu sẽ xoáy vào tim qua thời gian thì
làm sao khi mất nó lại không làm ta đau lòng? Yêu và mất chắc chắn sẽ là nỗi quặn
đau trong trái tim con người. Điều quan trọng là hãy biết giữ lửu yêu thương.
Hãy biết chăm chút cho tình yêu từng ngày qua từng nghĩa tử quan tâm, chăm sóc
vỗ về lẫn nhau. Nhưng đáng tiếc, người ta thích nhóm lửa tình yêu mà lại không đủ
kiên nhẫn để gìn giữ nên dễ tàn lụi theo thời gian.
Người
ta nói rằng, nhìn một đôi trả tiền trong quán ăn, có thể biết quan hệ của họ. Nếu
người đàn ông trả tiền, thì họ là tình nhân. Còn ngược lại, khi đàn bà trả tiền
- đó là vợ chồng. Khi còn yêu nhau, họ quấn quýt hết giờ hết buổi, mà vẫn thấy
thời gian trôi nhanh như chớp mắt. Cưới nhau, thời gian là vô tận, nhưng có những
ngày chẳng ai nói với nhau câu nào, thậm chí cả câu chào cũng không!
Nguyên
nhân chình là ngọn lửa tình thiếu chăm sóc nên cũng nguội dần theo thời gian.
Ngọn lửa ấy phải được thắp sáng mãi mới có thể mang lại mái ấm gia đình ngập
tràn hạnh phúc hân hoan. Nếu tình yêu không được hun nóng từng ngày thì gia đình
sẽ lạnh vắng cô đơn.
Chúa
Giê-su khi vào trần gian Ngài cũng ném ngọn lửa yêu thương vào cuộc đời. Ngọn lửa
ấy Ngài đã thắp lên trên cây thập tự là biểu tượng cho mọi tình yêu bất diệt
trên thế gian. Ngọn lửa Đức Giêsu muốn nhóm lên không phải là ngọn lửa của án
phạt và hủy diệt, không phải là thứ lửa từ trời mà Gioan và Giacôbê định xin đổ
xuống trên một làng của xứ Samari. Đây là ngọn lửa vẫn bừng cháy trong tim
Ngài, lửa Thánh Thần, lửa của yêu thương, lửa hâm nóng hai môn đệ trên đường
Emmau đang tuyệt vọng. Lửa dẫn lối cho những ai đang lạc lối và hun nóng cho những
mảnh đời lạnh giá của cô đơn, thất vọng.
Ngọn
lửa yêu thương của Chúa ném vào thế gian vẫn mong được bừng cháy trong thế giới
hôm nay. Lửa yêu thương cần phải luôn thắp sáng trong mỗi gia đình. Ngọn lửa ấy
cần được lan tỏa trong mọi môi trường của cuộc sống. Vì nếu con người cần cơm
bánh để sống còn, thì họ cũng cần tình thương để tồn tại. Nếu con người cần áo
quần để che thân, thì họ cũng cần tình thương để sưởi ấm. Nếu lòng hai môn đệ
Em mau đã bừng cháy lên khi nghe Lời Chúa, thì nhân loại hôm nay cũng cần nghe
lời yêu thương cảm thông để thoát khỏi những u sầu, tuyệt vọng trong cuộc sống.
Thế nên, người ky-tô hữu
cần phải giữ ngọn lửa yêu thương trong trái tim mình. Đừng để sự ích kỷ, dối
gian dập tắt ngọn lửa yêu thương trong tim mình. Hãy thắp sáng ngọn lửa yêu thương
trong lòng mình. Đừng dập tắt ngọn lửa ấy bằng đam mê lười biếng, bằng ích kỷ
tham lam. Đừng dập tắt hy vọng, niềm tin nơi tha nhân khi chúng ta đối xử thiếu
tình yêu.
Ước mong nơi các gia đình
hãy theo lời Chúa mà giữ mãi ngọn lửa yêu thương. Ước mong các gia đình hãy để
cho ngọn lửa tình yêu Chúa chiếm hữu để nhờ đó gìn giữ gia đình luôn rộn ràng
niềm vui và hân hoan. Amen
Lm.Jos Tạ Duy
Tuyền
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giesu, để được sự bình an của Chúa trong cuộc sống, chúng
con phải chấp nhận từ bỏ tội lỗi, từ bỏ hận thù, ghen ghét, ích kỷ... Xin Chúa
thêm sức mạnh cho chúng con để chúng con can đảm, dứt khoát chọn lựa cho mình
tình yêu chân chính và sự bình an vĩnh cửu của Chúa.
Lẽ sống:
Còn tình nào cao quý hơn
Vào
khoảng cuối tháng 7/1941, một tù nhân đã trốn khỏi trại tập trung Auschwitz.
Theo quy định của những người Ðức quốc xã đang điều khiển trại, cứ một tù nhân
đào thoát, thì 10 người khác phải thế mạng.
Duyệt
qua khu biệt giam, viên chỉ huy Fritsch trỏ tay vào hàng rào các tù nhân và ông
đếm từ 1 đến 10. Mười người bị tử thần chiếu cố đã lần lượt tiến đến trước mặt
người đồ tể. Người thứ mười đứng cạnh cha Maximiliano Kobel chợt la lên thảm
thiết: "Vợ tôi, con tôi, trời ơi! Tôi sẽ không bao giờ gặp được vợ con
tôi". Cha Maximiliano Kobel đã kéo người tử tội thứ mười đó lại và ngài tiến
ra đứng thế chỗ cho anh...
Sau
này, Francis Gajownizcek, người đàn ông đã được cha Maximiliano Kobel chết thế
đã kể lại: Tinh thần trong trại thay đổi hẳn. Sự kiện này đã tạo ra một ấn tượng
cao đẹp vàsâu xa... Vị linh mục dòng Fanxico đó không những chỉ chia sẻ cho các
bạn tù một mẩu bánh, vài muỗng xúp, nhưng là chính mạng sống của mình để chuộc
mạng cho người khác...
Liên
tiếp trong hai tuần, cha Maximiliano Kobel đã phải nhịn đói, nhịn khát để chờ
chết. Cơn hấp hối kéo dài quá lâu khiến những người Ðức quốc xã không thể chờ đợi
được. Sau cùng, viên lý hình đã kết thúc cuộc đời của cha bằng một mũi thuốc độc.
Thân
xác của cha đã được hỏa táng và tro tàng đã được rắc trên đồng lúa như phân
bón. Nguyện ước lúc thiếu thời của cha đã được thành tựu: "Tôi ước ao được
hóa thành tro bụi vì Ðức Trinh Nữ Vô Nhiễm nguyên tội. Ước gì tro đó được reo rắc
khắp nơi trên thế giới để không còn một mảnh thi hài nào còn sót lại...".
Nhà
tù nào cũng có thể là một hỏa ngục: hỏa ngục của hận thù, của ích kỷ, của phản
bội. Có lẽ nhiều người Việt Nam đã và đang trải qua những hành hạ dã man gấp bội
phần những gì đã diễn ra trong các trại tập trung thời Ðức quốc xã...
Nhà
tù có thể là hỏa ngục, nhưng cũng có thể là Thiên Ðàng: Thiên Ðàng của hy sinh,
nhẫn nhục, yêu thương, tha thứ, quảng đại... Biết bao nhiêu hoa thơm đã chớm nở
trong cảnh khốn cùng ấy. Khốn khổ càng nhiều, hy sinh càng cao.
"Không
có tình yêu nào cao quý bằng tình yêu của người thí mạng sống vì người mình
yêu". Chúa Giêsu đã tuyên bố như thế và Ngài đã đi đến cùng cam kết của
Ngài. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không những là sự thể hiện của sự độc
ác dã man của con người, nó còn là dấu chỉ của mối tình của một người đã yêu và
yêu cho đến cùng...
Cái
chết hy sinh vì người khác, Chúa Giêsu muốn luôn được tiếp tục qua cuộc sống của
người Kitô. Ðã có rất nhiều người đã lập lại cái chết đó qua suốt lịch sử của
Giáo Hội và hiện nay, còn biết bao nhiêu người vẫn còn tái diễn cái chết đó qua
những hy sinh hằng ngày của mình...Hôm nay, chúng ta kính
nhớ thánh Maximiliano Kobel, người đã chết thay cho một người bạn tù. Ðức Thánh
Cha Gioan Phaolô II đã phong thánh cho ngài ngày 10/10/1982 và đặt ngài làm
quan thầy của thời đại khó khăn. Kinh nghiệm của ngài chắc chắn đang tái diễn hằng
ngày trong xã hội chúng ta, trong đó người Kitô không ngừng được mời gọi để
quên mình và sống cho người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét