CHÚA LÊN TRỜI
Phúc Âm : Lc 24,46-53
“Chính anh em là chứng
nhân về những điều này.” (Lc 24,46-53)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.
46 và Người nói : "Có lời Kinh Thánh
chép rằng : Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống
lại ; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ
Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. 48 Chính anh em là chứng nhân về những điều
này.
49 "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em
điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được
quyền năng từ trời cao ban xuống."
50 Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay
chúc lành cho các ông. 51 Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được
đem lên trời. 52 Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem,
lòng đầy hoan hỷ, 53 và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.
Suy
niệm:
Niềm hy vọng nước trời
Có
nhiều người nghĩ thế giới chỉ bó gọn trong trái đất và con người chỉ thuộc về mặt
đất. Nhưng không phải thế. Hôm nay, Chúa Giêsu lên trời là một bằng chứng cho
niềm hy vọng của ta.
Việc
Chúa Giêsu lên trời bảo cho ta biết rằng ngoài trái đất còn có trời. Ngoài cõi nhân
sinh nhỏ hẹp còn có cõi thần linh bao la. Ngoài cuộc sống trần gian mau qua còn
có cuộc sống thiên đàng vĩnh cửu.
Chúa
Giêsu về trời là niềm hy vọng cho ta. Mai sau ta cũng sẽ được về trời với Người.
Vì chính Người đã hứa: “Thầy đi để dọn chỗ cho anh em, để Thầy ở đâu, anh em cũng
ở đó với Thầy”.
Chúa
Giêsu đã liên kết ta thành một thân thể với Người. Người là đầu. Chúng ta là
chi thể. Đầu tiến đến đâu thì chi thể cũng sẽ tiến đến đấy.
Chúa
Giêsu dạy ta biết rằng ta là con của Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Con sẽ
được ở trong nhà cha mẹ. Chúng ta sẽ được ở nhà Cha trên trời là tự nhiên.
Tuy
nhiên Chúa Giêsu chỉ về trời sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ Đức Chúa Cha trao
phó cho Người ở trần gian. Nhiệm vụ đó là loan báo cho mọi người biết Chúa là
Cha yêu thương mọi người. Nhiệm vụ đó là làm chứng về tình yêu thương của Cha đối
với mọi người.
Hôm
nay, trước khi về trời, Chúa Giêsu uỷ thác nhiệm vụ đó lại cho ta. Ta phải tiếp
nối sứ mạng của Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng yêu thương cho mọi người. Đem niềm
hy vọng đến cho kiếp người.
Với niềm hy vọng đó, người
Kitô hữu chân đạp đất nhưng lòng vẫn hướng về trời cao. Niềm hy vọng đó giải
thoát ta khỏi nô lệ vào mặt đất nhờ đã biết rõ vật chất chỉ là phương tiện sẽ
mau chóng qua đi. Niềm hy vọng đó nâng cuộc sống con người lên vì từ nay ta hiểu
rằng định mệnh loài người không phải như loài súc vật, nhưng ngang hàng với thần
linh. Niềm hy vọng đó đó làm cho cuộc sống của ta có ý nghĩa, vì Chúa tạo dựng
nên con người không phải để con người tàn lụi đi theo quy luật của vật chất mà để
con người phát triển, tồn tại đến vô biên, không phải bị kết án vào những đau
khổ vất vả trần gian, nhưng đã được tiền định hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên
thiên đàng. Niềm hy vọng đó cho ta thêm động lực phục vụ tha nhân tận tâm hơn
vì đó chính là sứ mang Chúa trao phó. Niềm hy vọng đó khuyến khích ta tích cực
xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, vì đó chính là điều kiện cho ta được vào Nước Trời.
ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Thánh Thần nguồn mạch Tình Yêu và Sự Sống, xin cho các chứng
nhân của Chúa Ki-tô Phục Sinh được ơn sống vui tươi và luôn trung thành dấn
thân trong sứ mạng của mình.
Lẽ sống:
Chữ Thập Ðỏ
Buổi
sáng ngày 24/6/1859, Henri Dunant, một thương gia trẻ tuổi người thụy Sĩ, thức
giấc với nhiều bận tâm. Từ mấy ngày nay, anh đang trọ tại một lữ quán nghèo thuộc
miền Castiglione delle Stiviere bên Italia. Anh đến italia với một công tác rất
táo bạo, đó là gặp cho kỳ được Hoàng Ðế Napoleon đệ tam của nước Pháp để xin cấp
cho anh giấy phép được thiết lập một số nhà máy xay lúa tại Algerie, lúc bấy giờ
đang là thuộc địa nước Pháp...
Từ
trong quán trọ nhìn ra, anh thấy từng đoàn binh sĩ Pháp di chuyển về cánh đồng
Solferino... Và những gì phải xảy ra đã xảy ra... 300 ngàn con người từ hai
phía đã giáp chiến. Tiếng súng nổ, tiếng người la hét giãy giụa. Khi màn đêm xuống,
tiếng súng thưa dần, người ta chỉ còn nghe thấy tiêng rên la của các thương
binh từ hai phía... Giờ phút này Henri Dunant không còn nghĩ gì đến dự án thiết
lập các nhà máy xay lúa tại Algerie nữa. Thay vào đó, nỗi oán ghét chiến tranh
và sự cảm thông với các thương binh mỗi lúc một xâm chiếm tâm hồn anh, nhất là
khi người ta bắt đầu di chuyển các thương binh vào các làng mạc...
Một
người lính Pháp vừa lê lết vừa xin nước uống. Nguyên một bàn chân đãbị cắt đi
khỏi thân thể. Dunant dìu anh vào quán trọ. Cùng với các y sĩ của các phe đang
tham chiến, Henri Dunant đã động viên tất cả dân làng để mang thực phẩm và thuốc
men đến cho các thương binh, bất kể họ thuộc bên nào.
Trong
những ngày ấy, thay cho dự án kinh doanh, Henri Dunant đã dành thời giờ đê viết
lại hồi ký về trận Solferino. Anh mô tả lại tất cả những gì anh đã chứng kiến
và kêu gọi tất cả những người thiện chí trên thế giới hãy giúp anh để chấm dứt
thảm cảnh ấy. Không mấy chốc, cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được
gửi đến các Chính Phủ trên thế giới. Ngay tức khắc, một tổ chức nhân đạo tại
Génève đã thỏa thuận trợ giúp cho công tác của Dunant. Anh đi khắp các thủ đô
Âu Châu để thuyết phục các nhà cầm quyền ký vào một quy ước nhìn nhận quyền bất
khả xâm phạm của các thương binh, các y tá và tất cả những ai phục vụ trong
ngành quân y...
Ngày 26/10/1963, đại diện
của 16 nước đã gặp nhau tại Génève. Tổ chức do Henri Dunant khai sinh được
chính thức chào đời ngày hôm đó. Người ta gọi tổ chức này là Hội Chữ Thập Ðỏ,
do biểu tượng của một chữ thập đỏ in trên nền trắng... Dấu hiệu này đã được
treo trên các lều, các nhà cửa thuộc về phong trào này... Ðó là món quà lớn nhất
mà Henri Dunant đã tặng cho nhân loại.
Trong
tập hồi ký trận Solferino, Henri Dunant đã ghi lại như sau: Có nhiều binh sĩ Áo
dưới quyền chỉ huy của Hoàng Ðế Prancois Joseph bị bắt làm tù binh. Henri
Dunant đã săn sóc họ tận tình. Thấy thế, một bà cụ già trong làng đã phản đối
vì cho rằng người Áo là kẻ thù. Henri Dunant đã nói với bà cụ già như sau:
"Trong sự đau khổ, không còn khác biệt giữa bạn và thù nữa.. Tất cả chúng
ta đều là anh em với nhau".
Nhìn
mọi người như anh em của mình, một cái nhìn như thế hẳn phải xuất phát từ một
niềm tin rất sâu sắc...
Năm 1901, lần đầu tiên,
giải thưởng Nobel hòa bình đã được trao tặng và người được danh dự ấy chính là
vị sáng lập ra Hội Chữ Thập Ðỏ. Mười năm sau, con người đã trao tặng cho thế giới
một món quà cao quý như thế đã qua đời trong một bệnh viện dành cho những người
hành khất nghèo nàn bên Thụy Sĩ. Gia tài của ông đẻ lại là vài cuốn sách, năm
ba lá thư và một di chúc thiêng liêng như sau: "Hoặc tôi là một môn đệ của
Ðức Kitô giống như các tín hữu của những thế kỷ đầu hoặc tôi không là gì hết".
Ðặc biệt của các tín hữu
sơ khai và cũng là lý tưởng của Henri Dunant chính là lòng mến, lòng mến đã biến
họ nhận ra mọi người như là anh em, con cùng một Cha trên Trời... Mỗi người
Kitô chúng ta cũng có thể lập lại lời di chúc của vị sáng lập Hội Chữ Thập Ðỏ:
"Hoặc tôi tôn trọng và yêu thương tha nhân hoặc tôi không là gì hết".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét