PHÚC ÂM:
Mc 4,26-34
“Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ,
hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
26 Người nói: "Chuyện Nước
Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. 27 Đêm
hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng
cách nào, thì người ấy không biết. 28 Đất tự
động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng
thành bông lúa nặng trĩu hạt. 29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã
đến mùa." 30
Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ
ngôn nào mà hình dung được? 31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống
đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. 32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi
thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng." 33 Người
dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể
nghe. 34
Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy
trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
Suy niệm:
Trong đoạn thư Do Thái hôm nay, tác giả khuyên cộng đoàn phải
kiên trì trong đức tin để chờ ngày Chúa đến.
Kiên nhẫn sống đức tin cách vững vàng cho
dù có phải gặp nhiều khó khăn thử thách. Tác giả cũng nhắc lại cho cộng đoàn những
khó khăn mà họ gặp phải khi mới lãnh nhận đức tin như bị sỉ nhục, hoạn nạn, tù đày,
bị tước mất tài sản….nhưng họ đã vượt qua tất cả vì tin rằng Chúa sẽ thưởng
công cho họ cách xứng đáng.
Trong bài Tin mừng Chúa Giêsu giảng dạy cho dân chúng về Nước
Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa như hạt giống mọc lên cách âm thầm, như hạt cải ban
dầu nhỏ bé nhưng khi mọc lên thành cây to lớn đến nỗi chim trời có thể núp bóng
được.
Trong cuộc sống có nhiều việc xảy đến trái
ý chúng ta, những khó khăn thử thách nhiều khi quá sức chịu đựng của chúng ta.
Có nhiều khi chúng ta than trách Chúa sao lại
gởi đến những thánh giá nặng nề, quá sức chịu đựng của chúng ta? Những lúc như
thế khiến chúng ta dễ nản lòng, dễ mất niềm tin vào Chúa.
Những lúc như thế chúng ta hãy nhớ lại đoạn
thư Do Thái hôm nay để cũng cố thêm niềm tin cho chúng ta. Đọc lại để xác tín thêm rằng mỗi khi chúng ta
kiên vững trong đức tin để vượt qua những thử thách gian nan là lúc chúng ta trở
thành những người công chính trước mặt Chúa.
Sống Lời Chúa:
Tôi sẽ bắt đầu sửa chữa một tính xấu nổi cộm,
kiên trì tập mỗi ngày và hy vọng từng giây phút.
Đối với người Ki-tô hữu, đúng hơn là lòng
kiên nhẫn và niềm hy vọng, bởi vì tin tưởng vào Thiên Chúa quyền năng và cũng
là Cha nhân lành, Ngài sẽ làm mọi sự có kết quả, qua thời gian.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa đã dạy chúng con bài học kiên nhẫn để thành công trên đời
và nhất là thành người con Chúa. Xin cho chúng con không nóng vội đốt giai đoạn,
nhưng kiên trì hoạt động trong hy vọng và phó thác vào Chúa.
Lẽ sống:
Tình yêu là sức mạnh vạn năng
Ngày 30 Tháng Giêng cách đây đúng 40 năm, Mahatma Gandhi, người cha già
của dân tộc Ấn Ðộ đã vĩnh viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Ấn
Giáo quá khích.
Hôm đó, như thường lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả
một đám đông đang đi theo đằng sau Ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám
đông sấn tới đâm bổ vào Người của vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xối xả
vào một thân thể khô gầy vì không biết bao nhiêu hy sinh cho đất nước.
Thinh lặng bao chùm lấy đám đông.
Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng từ miệng của vị thánh "Rama,
Rama" nghĩa là "Chúa ơi, Chúa ơi". Với một cố gắng cuối cùng,
Ngài giơ hai tay lên, đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã
gục.
Người thanh niên Ấn Giáo quá
khích đã sát hại Gandhi vì anh không thể chấp nhận được sự kiện Gandhi bày tỏ
lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi Giáo.
400 triệu người Ấn Ðộ đã than khóc và để tang cho vị cha già
của dân tộc. Không khí buồn thảm cũng bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm
nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi
một người con vĩ đại, một người con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập
cho tổ quốc mà không cần dùng đến khí giới của bạo động và hận thù. Chính Ngài đã từng
nói: Tình Yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà
thế giới đang có.
Tình Yêu là sức mạnh khiêm tốn
nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay.
Chiến tranh và không biết bao
nhiêu vấn đề mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, dường như thế giới chỉ
muốn giải quyết bằng bạo động, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế
giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người đang dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đang sử dụng khí giới của tình yêu. Ông
đã ngã gục, nhưng hàng triệu người da đen được đứng lên làm người như người da
trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đang đi theo vết chân
của Gandhi và Luther King. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng đang dùng khí
giới của tình thương để cho những người không nhà không cửa, những người hấp
hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây
chỉ là những phản ánh của một tình yêu trọn vẹn hơn, đó là tình yêu của Ðấng đã
chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: Khi nào Ta chịu treo lên khỏi đất,
Ta sẽ kéo tất cả mọi người về với Ta.
Người Kitô chúng ta đang ở trong
sức kéo ấy. Ngài đã cho chúng ta được sát nhập vào thân thể của Ngài và truyền
cho chúng ta chính sức sống của Ngài. Người Kitô chỉ có thể là người Kitô khi họ sống bằng chính
Sức Sống và Tình Yêu của Ngài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét