Thánh
Mác-ti-nô Po-rét, tu sĩ
Phúc Âm: Lc 14,12-14
“Đừng mời bạn bè, nhưng hãy mời
những người nghèo khó, tàn tật.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
12
Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để
dùng bữa. Người nói với ông rằng : “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối,
thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời
lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. 13 Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người
nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. 14 Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật
có phúc : vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.”
Suy
niệm:
Hôm
nay, Đức Giêsu xem ra cũng có vẻ bất thường khi nói với ông thủ lãnh những người
Biệt Phái khi mời Ngài đến dự tiệc rằng: "Ông chớ mời các bạn hữu, nhưng
hãy mời những người nghèo khó và tàn tật". Câu nói này của Đức Giêsu quả
thật là bất thường theo lối suy hiểu của con người. Không chỉ có một lần này,
mà đọc lại các trang Tin Mừng, chúng ta thấy có rất nhiều lần Đức Giêsu dùng lối
nói như vậy. Chẳng hạn như: Hiến Chương Nước Trời và những lời chúc phúc. Phúc
cho người nghèo, khóc lóc, đói khát, bắt bớ, tù đầy...; hay khi đưa ra nguyên tắc
éo le cho những ai muốn theo mình: "Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất, ai đành
mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống đời đời"; hay "ai muốn làm
lớn thì phải làm đấy tớ mọi người"; hoặc cứ để kẻ chết chôn kẻ chết...;
còn khi nói về sự lựa chọn: Ngài đã lựa chọn: sẵn sàng bỏ 99 con chiên để đi
tìm cho kỳ được 1 con chiên bị lạc; người đàn bà tìm được đồng xu đánh mất, thì
lại mời cả xóm đế chung vui...
Tại
sao Đức Giêsu lại có cái nhìn như thế? Thưa là vì Ngài có một cái nhìn Siêu việt,
tức là cái nhìn hướng thượng, cái nhìn cứu độ.
Sống
Lời Chúa:
+
Tập lắng nghe những ý kiến của những kẻ khác mình, xác tín rằng họ
cũng có rất nhiều cái để mình học hỏi, để cho lại mình.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Xin cho mọi thành
viên trong gia đình chúng con, biết quan tâm đến người nghèo, để mà hy sinh và
thực hành đức ái với họ.
Lẽ sống:
Con
chỉ là một tên mọi đen
Hôm
nay Giáo Hội kính nhớ thánh Martinô Porres.
Nhắc
đến thánh nhân, người ta thường liên tưởng đến những ơn lạ lùng như xuất thần
ngất trí trong khi cầu nguyện, như hiện diện ở hai nơi cùng một lúc, hoặc như
có thể trò chuyện và điều khiển cả thú vật.
Vị
thánh có lòng bác ái cao độ này lại xuất thân từ một hoàn cảnh vô cùng bi đát
và đắng cay. Là con của một thiếu nữ da đen đã từng bị đem bán làm nô lệ vào một
nhà quý tộc người Tây Ban Nha, Martinô đã được vị linh mục Rửa Tội ghi trong sổ
bộ của giáo xứ là "con không cha". Quả thật, con không cha như nhà không
nóc. Martinô đa lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình cha mãi cho đến năm 8 tuổi.
Nhưng sau khi được chính thức thừa nhận không
bao lâu, thì người cha lại bỏ rơi gia đình. Một lần nữa, cậu bé Martinô lại rơi
vào cảnh khốn khổ như đa số các em bé nghèo của thành phố Lima, Pêru vào giữa
thế kỷ thứ 16.
Nhưng
cảnh nghèo ấy đã không gieo vào lòng cậu bé mang hai dòng máu này chút đắng cay
nào. Trái lại, cậu tiếp nhận mọi biến cố xảy đến trong cuộc sống như một thách đố,
như một ân sủng.
Năm
12 tuổi, Martinô được học nghề hớt tóc và đôi chút xảo thuật của ngành giải phẫu.
Vừa hành nghề như một người thợ hớt tóc, vừa như một y tá, Martinô đã đem hết sự
hăng say và tận tụy của mình để phục vụ những người nghèo đồng cảnh ngộ.
Nhưng nhận thấy chỉ có thể sống trọn Ðức Ái
trong một tu viện, Martinô đã đến gõ cửa một nhà dòng Ðaminh để xin được làm trợ
sĩ trong nhà? Bí
quyết nên thánh của thầy Martinô là sám hối cầu nguyện và phục vụ, nhất là phục
vụ trong những công việc vô danh nhất. Lần kia, nhà dòng mang nợ đến
độ không thể bảo đảm được các nhu cầu của các tu sĩ, thầy Martinô đã đến thưa với
Bề trên như sau: "Thưa cha, con chỉ là tên mọi đen. Xin hãy bán con đi".
Sẵn
sàng hy sinh mạng sống của mình cho người khác, thầy Martinô cũng luôn nhận tất
cả phần lỗi về mình.
Ôn lại gương hy sinh, cầu
nguyện và bác ái của thánh Martinô, không những chúng ta chỉ chạy đến xin ngài
bầu cử trong những lúc gặp gian nan thử thách, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là
lòng tín thác vào Chúa quan phòng của thánh nhân mà chúng ta cần học hỏi,
nhất là trong giai đoạn gặp khó khăn này.
Thiên Chúa không bao giờ
bỏ rơi con người. Ðó phải là niềm xác tín của chúng ta. Một Thiên Chúa quan
phòng là Ðấng có thể biến tất cả những đắng cay, buồn phiền, thất bại, khổ đau
trong cuộc sống con người thành khởi đầu của một nguồn ơn cao quí hơn.
Cũng như loài ong chỉ rút mật ngọt từ bao nhiêu vị đắng cay của cánh hoa, cũng
thế, người có niềm tin luôn có thể rút tỉa được những sức đẩy mới từ những thất
bại rủi ro trong cuộc sống. Thánh Martinô đã không hận đời đen bạc vì bị người cha bỏ rơi,
mà trái lại xem đó như một dịp may để cảm thông, để học hỏi và để phục vụ người
khác hữu hiệu hơn. "Hạt lúa rơi xuống đất có mục nát đi mới trổ sinh được
nhiều bông hạt". Ðó là định luật của cuộc sống. Thập giá trong cuộc sống
thường là khởi đầu và cơ may cho một vươn lên cao hơn.
Chúng
ta thường chạy đến khẩn cầu với thánh Martinô trong cơn hoạn nạn thử thách,
chúng ta cũng hãy noi gương ngài để phó thác cho Tình Yêu quan phòng của Chúa,
và nhất là xin Ngài cũng giúp chúng ta luôn biết lấy Tình Thương để thắng vượt
những ngược đãi của người đời, cũng luôn biết sẵn sàng phục vụ và phục vụ bằng
chính mạng sống của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét