Thánh
Lê-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh - lễ nhớ
Phúc Âm: Lc 17,1-6
“Nếu một ngày bảy lần nó trở lại
nói với anh : “Tôi hối hận”, thì anh cũng phải tha cho nó.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
1
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Không thể không có những cớ làm
cho người ta vấp ngã ; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã ! 2 Thà buộc
cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một
trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã. 3 Anh em hãy đề phòng ! “Nếu
người anh em của anh xúc phạm đến anh, thì hãy khiển trách nó ; nếu nó hối hận,
thì hãy tha cho nó. 4 Dù nó xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần, rồi
bảy lần trở lại nói với anh : ‘Tôi hối hận’, thì anh cũng phải tha cho nó.” 5
Các Tông Đồ thưa với Chúa Giê-su rằng : “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng
con.” 6
Chúa đáp : “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây
dâu này : ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh
em.”
Suy
niệm:
Sống trong một thế giới
có quá nhiều gương xấu: tranh giành, ghen ghét, hận thù, bạo lực, chiến tranh,
con người thường dễ có thái độ an phận tránh né hay phê bình chỉ trích.
Người xưa dạy: “Thà thắp sáng một ngọn nến hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối.” Người
môn đệ Đức Kitô phải tin mình có thể làm thế giới tốt hơn bằng việc rao giảng
Tin Mừng và bằng việc chọn lựa các nhà lãnh đạo tốt lành. Các Bài đọc hôm nay
giúp chúng ta nhận ra những gì mình có thể làm cho thế giới đang sống tốt hơn:
Bài đọc I tường thuật sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Phaolô và sứ vụ tổ chức lãnh
đạo của Titô. Trong
Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cần tránh làm cớ cho người khác vấp phạm, phải
sửa dạy, và sẵn sàng tha thứ cho tha nhân; nhưng trên hết tất cả phải có đức
tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa Đấng có thể làm mọi sự, và vào sự có thể thay đổi của
tha nhân.
Sức mạnh lớn nhất trong
thế giới không phải là sức mạnh của cơ bắp, máy móc, vũ khí... mà là sức mạnh của
niềm tin. Đức Giê-su cho thấy sức mạnh ấy qua
hình ảnh niềm tin nhỏ bằng hạt cải, theo kiểu nói của người Do Thái nghĩa là rất
nhỏ bé, không đáng kể, nhưng lại có sức mạnh có thể bứng gốc cây dâu dời xuống
biển, nói theo thánh Lu-ca, hay chuyển núi dời non, theo thánh Mát-thêu (Mt
17,20). Dĩ nhiên, ta không hiểu lời này theo nghĩa đen, nhưng theo nghĩa nếu có niềm tin, ta có
thể làm cho những gì không thể trở thành có thể, những khó khăn trở nên dễ
dàng, bởi vì có Chúa cùng hoạt động với ta.
Sống
Lời Chúa:
+
Trong cuộc sống của mỗi con người, luôn có những cám dỗ
theo sát bên mình, nó hướng con người vào đúng những gì con người đang mơ ước,
muốn thực hiện cho chính mình, điều này mọi người đều phải biết và tỉnh thức để
nhận định mà chọn lựa cho mình. Đối với Chúa Giêsu, Người luôn cảnh tỉnh chúng
ta: không được làm công cụ cho ma quỷ, cho những điều xấu và bất lương, để rồi
dẫn đưa người khác đến chỗ vấp phạm. Đây là điều khốn nạn cho người và cho
mình.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Xin cho mọi thành
viên trong gia đình chúng con, luôn biết giữ mình, và nên gương sáng, trở nên
nhân chứng tình yêu của Chúa nơi môi trường chúng con đang sống và làm việc.
Lẽ sống:
Hôm
nay là ngày của Chúa
Khi
Ðức Gioan 23 lâm bệnh lần cuối, không biết vì lý do gì mà các bác sĩ muốn dấu
nhẹm sự nguy kịch của căn bệnh, họ bảo ngài chỉ bị chứng lở bao tử. Nhưng Ðức
Gioan 23 biết rõ bệnh tình của mình hơn ai hết, vì thế ngài nói: "Tôi đã dọn
sẵn hành trang".
Ông
Giacômô Manzu, một nhà điêu khắc nổi tiếng người ý viết hồi ký về những giây
phút sau hết của cuộc đời Ðức Gioan 23 như sau: Vào ngày cuối cùng của chuỗi
ngày đau đớn kéo dài, linh mục Capovilla, bí thư riêng của Ðức Thánh Cha đến
bên giường bệnh, hôn tay bệnh nhân và hỏi xem ngài thấy thế nào. Ðức Gioan 23 trả lời:
"Tôi cảm thấy trong mình khỏe khoắn và an bình như thể tôi đang ở trong
Chúa. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy hơi lo".
Linh mục Capovilla thưa:
"Xin cha đừng lo. Những người phải lo là chính chúng con, vì con đã nói
chuyện với bác sĩ...". Ðức Gioan 23 ngắt lời hỏi: "Họ đã nói với con
những gì?".
Nghẹn ngào, linh mục bí
thư của ngài nói: "Thưa Ðức Thánh Cha, con muốn nói với cha sự thật: hôm
nay là ngày của Chúa. Hôm nay cha sẽ được về Thiên Ðàng".
Nói xong, linh mục bí
thư quỳ xuống bên giường, hai tay bưng mặt khóc. Vài phút nặng nề trôi qua, bỗng
cha cảm thấy một bàn tay âu yếm xoa đầu mình và nghe một giọng ôn tồn nói:
"Hãy ngước mắt nhìn lên. Bình thường, người bí thư của tôi rất mạnh mẽ,
can đảm, nhưng bây giờ phải trở nên mềm nhũn. Cha đã nói với người bề trên của
cha những lời hay đẹp nhất mà con người có thể nghe từ miệng của một linh mục:
Hôm nay cha sẽ được vào Thiên Ðàng".
Chúng ta đang sống trong tháng
11:
-
Ðây là tháng Giáo Hội dành riêng để tưởng nhớ đến những người quá cố.
-
Ðây là tháng chúng ta đặc biệt có dịp để báo hiếu cho ông bà, tổ tiên, tháng để
trả nghĩa cho cha mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc đã qua đời bằng những kinh
nguyện, bằng những chuỗi lần sốt sắng, nhất là bằng cách siêng năng tham dự
tích cực và cố gắng sống thành lễ để thực hành những công việc bác ái như thánh
lễ đòi hỏi.
Nhưng, vào tháng 11 hằng năm,
Giáo Hội cũng muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ bến bờ chúng ta phải tới, nhắc nhở
khúc quẹo ngoặt nhất trong đời chúng ta sẽ phải đi.
-
Ðó là từ giã cõi đời.
-
Ðó là nhắm mắt xuôi tay.
-
Ðó là sự thật: ai trong chúng ta cũng phải chết.
Ước gì chúng ta có được
sự bình thản trong giờ lâm tử như Ðức Gioan 23 . Ước gì, như ngài, chúng ta có
được sự bình an trong tâm hồn và có niềm hy vọng để tin tưởng rằng: lời Chúa
Giêsu phán với người trộm lành cũng được áp dụng cho chúng ta: "Hôm nay
con sẽ được cùng Ta về Thiên Ðàng".
Nhưng, nếu Thiên Ðàng
là bến bờ, là Ðức Mến, thì cuộc sống của chúng ta phải định hướng theo đó.
Nếu Thiên Chúa là cùng
đích của giây phút cuối cùng, thì trong những chuỗi ngày sống, chúng ta cũng phải
hướng mục và xây dựng theo tiêu chuẩn đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét