Đức
Mẹ dâng mình trong đền thờ - lễ nhớ
Phúc Âm: Mt 12,46-50
“Đức
Giê-su giơ tay chỉ các môn đệ và nói : Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
46
Khi ấy, Đức Giê-su còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng
bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. 47 Có kẻ thưa Người rằng : “Thưa Thầy, có mẹ và
anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy.” 48 Người
bảo kẻ ấy rằng : “Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?” 49 Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ
và nói : “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 50 Vì phàm ai thi hành ý muốn của
Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.”
Suy
niệm:
Theo
truyền thuyết, thánh Joakim và Anna, cùng với một vài thân nhân tháp tùng, đã đưa
ái nữ Maria, lúc lên 3 tuổi, tới đền thờ Jêrusalem dâng hiến lên Thiên Chúa như
đã khấn nguyện. Các ngài dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện nồng nàn, và thánh
Nhi, với lòng khiêm tốn thẳm sâu, bái lạy, tôn thờ, và dâng hiến chính mình lên
Thiên Chúa.
Sau khi cầu nguyện, các
ngài chỗi dậy đến gặp thầy cả thượng phẩm. Cha mẹ ký thác con yêu dấu trong tay
thượng phẩm và rồi đưa thánh Nhi Maria tới một nơi trong khuôn viên đền thờ, nơi
đây nhiều thiếu nữ đầu lòng thuộc hoàng tộc và dòng tư tế Lêvi cư ngụ, để dưỡng
dục trong yên tịnh theo lối sống đức hạnh hàng ngày, cho tới khi đủ tuổi sống đời
trưởng thành. Đức Maria được tràn đầy ánh sáng và sức mạnh siêu nhiên, làm cho
toàn bích và quân bình các bản năng theo những mầu nhiệm lúc ấy được tỏ rõ cho
Người. Do ý định của Chúa Cha từ trước, Mẹ được đặc ân vượt trên ân huệ của hết
mọi thụ tạo.
Do
tác động của Chúa Thánh Thần trên song thân và trên Đức Maria, Mẹ mau mắn hiến
dâng đời mình và nung nấu một khát vọng mến yêu Thiên Chúa thiết tha từ ngày tự
biến mình làm lễ vật trịnh trọng và hiệu nghiệm cho Thiên Chúa. Như nhiều người
mộ mến khác, Mẹ ước ao được sống vào thời kỳ Chúa Cứu Thế sinh xuống trần gian,
để ước ao được làm nữ tì cho người được diễm phúc làm mẹ Chúa.Vì lòng khiêm hạ mà
Mẹ đã được ưu tuyển làm Mẹ sinh con Thiên Chúa.
Trong
tông huấn Marialis Cultus, Đức Phaolô VI ghi nhận rằng lễ kính Đức Mẹ Dâng Mình
trong đền thánh chứa đựng gương mẫu rất cao đẹp.
Tin
Mừng hôm nay, hẳn nhiên Chúa Giêsu muốn nói tới Đức Maria, người đã quyết tâm,
với một tình yêu mến bao la, hiến dâng cho Thiên Chúa trọn tâm tình và ý hướng
cho đến trọn đời. Chúa Giêsu không có ý phủ nhận liên lệ giữa Ngài và Đức Maria mà Ngài muốn
nói tới mối liên hệ khác, cao trọng hơn, đó là việc qui hướng về Thiên Chúa,
Cha trên trời. Nếu liên hệ máu huyết được coi là duy nhất thì làm
sao chúng ta tới gần được Đức Kitô. Gia đình của Thiên Chúa là gia đình nhân loại
ở đó mọi người là anh em vì, như lời Đức Giêsu, vì cùng “thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời”
(Mat 12: 50).
Nguồn gốc
Lễ
Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ bắt nguồn từ bên Giáo Hội Đông phương, tưởng niệm
ngày thánh hiến thánh đường Đức Maria ngày 21 tháng 11 năm 543 tại Giêrusalem. Đông
phương coi biến cố thánh hiến này như cuộc đi vô “Đền thờ của Đức Rất Thánh Mẹ
Thiên Chúa”. Họ mừng lễ trong vòng sáu ngày từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 11, và
dựa vào Ngụy thư Tiền Tin Mừng theo thánh Giacôbê được soạn vào gữa thế kỷ thứ
II. Trong đó, tác giả kể lại câu chuyện Đức Trinh nữ lúc còn nhỏ đã được dâng
hiến vào Đền thờ và ở lại đó cho đến 12 tuổi : “Thầy tư tế đón tiếp con trẻ và
chúc phúc như sau : Thiên Chúa đã chúc tụng danh của con trong mọi thế hệ...
Thiên Chúa ban cho con trẻ ân sủng của Người, và nó nhảy mừng, và mọi người
trong nhà Ítraen yêu mến con trẻ...”.
Lễ
này được cử hành bên Tây phương từ thế kỷ thứ IX tại các đan viện bên Ý, rồi
sau đó lan tràn tới bên Anh. Vào năm 1373, Đức Giáo Hoàng Grégoire XI sống tại
thành Avignon (Pháp) bắt đầu cho cử hành lễ Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ. Đây
cũng là do công lao của một hiệp sĩ, Philippe de Mézièrès, sau thời gian sống
bên Đông phương đã về phổ biến lễ này bên Tây phương với hy vọng tìm nối kết lại
với anh em Hy lạp và Đức Giáo Hoàng Sixte IV ghi vào lịch phụng vụ vào năm
1472.
Sống
Lời Chúa:
+
Ngày lễ Mẹ dâng mình như bước đầu dẫn tới Ðức Khiết Tịnh
Kitô giáo. Sau Ngài, biết bao trinh nữ đã tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa. Vì
thế Mẹ Maria thực là gương mẫu bất diệt, là Ðấng bảo trợ nhiệt thành và là Ðấng
hướng dẫn chắc chắn trên đường nhân đức vậy.
Cầu
nguyện:
Lạy Mẹ Ma-ri-a, xin giúp con biết
lắng nghe và thực hành Lời Chúa để xứng đáng với tình yêu của Chúa và ngày một
nên con yêu dấu của Mẹ như chính Chúa Giêsu, Con Mẹ.
Lẽ sống:
Vâng
ý Cha dưới đất cũng như trên trời
William
Barlay, một học giả Kinh Thánh nổi tiếng người Anh đề nghị sửa một dấu trong
Kinh "Lạy Cha" như sau: Giữa những câu "chúng con nguyện danh
Cha cả sáng, Nước Cha trị đến" và câu "ý Cha thể hiện dưới đất cũng
như trên trời" thay vì dấu phết hay dấu chấm phết nên dùng dấu hai chấm, để nêu bật ý nghĩa: Nếu chúng ta vâng theo ý
Chúa dưới đất ý Chúa được vâng phục trên trời thì chúng ta sẽ làm cho: danh
Chúa cả sáng và Nước Chúa được thống trị mọi nơi. Ðề nghị trên nhằm mục đích nhấn mạnh sứ mệnh
xây dựng Nước Trời giữa lòng xã hội trần thế bằng cách hoàn toàn vâng theo ý
Chúa của các tín hữu Kitô.
Bởi
lẽ đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của sứ điệp Chúa Giêsu rao
giảng và cũng là mẫu gương nổi bật nhất trong cuộc đời của Ngài. "Ai vâng theo ý
Cha Ta ở trên trời thì kẻ ấy là anh em Ta, là chị em Ta và là Mẹ Ta".
Tuyên bố câu này, Chúa Giêsu không có ý
khước từ mối dây liên lạc và tình mẫu tử giữa Ngài với Ðức Maria. Nhưng Ngài muốn
nêu bật một thực tại: Ðức Maria đã trở nên Mẹ Ngài qua câu trả lời: "Này tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời sứ
thần truyền" và trong suốt cuộc đời, Ðức Maria đã trung tín
giữ trọn lời thưa xin vâng này đến giây phút đứng dưới chân thập giá. Mừng
Lễ Ðức Mẹ dâng mình vào đền thánh, không gì chúng ta có thể làm đẹp lòng Mẹ hơn
là học cùng Mẹ để bập bẹ thưa: "Xin
vâng!".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét