Thánh
Xê-xi-li-a, trinh nữ, tử đạo - lễ nhớ
Phúc Âm: Lc 20, 27-40
“Đức Chúa không phải là Thiên
Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
27
Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương
không có sự sống lại. 28 Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su : “Thưa Thầy, ông
Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này : Nếu anh hay em của người nào chết
đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng
cho anh hay em mình. 29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy
vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. 30 Người thứ hai, 31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ
goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. 32 Cuối
cùng, người đàn bà ấy cũng chết. 33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là
vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ?” 34
Đức Giê-su đáp : “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, 35 chứ những ai được xét là đáng hưởng
phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. 36 Quả
thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con
cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. 37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông
Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là
Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của
tổ phụ Gia-cóp. 38
Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống,
vì đối với Người, tất cả đều đang sống.” 39
Bấy giờ có mấy người thuộc nhóm kinh sư lên tiếng nói : “Thưa Thầy, Thầy nói
hay lắm.” 40
Thế là họ không dám chất vấn Người điều gì nữa.
Suy
niệm:
Cuộc
đời con người có vẻ như chấm dứt bằng cái chết. Một triết gia Ðức bảo con người
sinh ra để chết. Cái chết là số phận của mỗi người, nhưng nói chung ai cũng muốn
sống. Kitô giáo cho rằng con người sinh ra là để sống mãi. Cái chết chỉ là cánh
cửa mở vào cõi vĩnh hằng. Một số tôn giáo tin rằng đời người có nhiều kiếp. Kitô giáo chỉ nhận
có một cuộc đời ta đang sống. Chính cuộc đời duy nhất này định đoạt số phận vĩnh cửu của ta. Không có một cơ hội
thứ hai để làm lại. Chính vì thế phải sống hết mình cho đời này để đáng hưởng hạnh
phúc đời sau.
Ðời
sau mãi mãi là một mầu nhiệm. Chẳng ai chụp hình được thiên đàng hay hỏa ngục. Người
đã khuất cũng không trở lại để kể ta nghe. Bởi thế, nhiều người không tin có đời
sau.
Cả
những tín hữu cũng bị cuốn hút bởi vật chất, và sống như thể chỉ có đời này. Ðời
sau là chuyện ở đâu đó, hoàn toàn xa lạ.
Người
thuộc phái Xađốc tin rằng sau cái chết linh hồn con người vất vưởng như cái
bóng nơi âm phủ. Âm phủ là nơi tối tăm, buồn chán, thiếu sự sống.
Người
Pharisêu lạc quan hơn, cho rằng đời sau là sự kéo dài của đời này. Người ta sống
như trước, nhưng tràn trề hạnh phúc.
Ðức Giêsu vén mở cho ta
phần nào bức màn đời sau. Ðời sau khác hẳn đời này. Người ta không cưới vợ lấy
chồng, không cần con nối dõi, nhưng sống như các thiên thần, nghĩa là chỉ lo phụng
sự và ca ngợi Thiên Chúa.
Ðời sau là nơi không
còn bóng dáng của thần chết. Người ta thoát khỏi quy luật thông thường của lẽ tử
sinh. Toàn bộ con người được sống lại: cả hồn lẫn xác. Thân xác tuy đã tan
thành tro bụi theo thời gian, nhưng sẽ được biến đổi một cách kỳ diệu để chung
hưởng hạnh phúc với linh hồn.
Sống
Lời Chúa:
Trong
tháng cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,
chúng
ta nghĩ đến cái chết và đời sau.
Cái chết dạy tôi biết cách sống.
Ðời
sau kéo tôi ra khỏi những hạnh phúc giả tạo,
và
những nỗi khổ đau do mê lầm.
Tôi
đang đi về đời sau
để
gặp Ðấng mà tôi đã tin yêu suốt đời.
Tất cả cuộc hành trình đều phải hướng về nguồn cội.
Chúng
ta đã được dựng nên cho Thiên Chúa,
và
chúng ta còn khắc khoải mãi cho đến khi gặp được Ngài.
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, khi ra thăm nghĩa địa, khi vào viếng phòng hài cốt, con hiểu rằng
mình phải có lòng tin lớn lao mới dám nghĩ một ngày nào đó những thân xác hư hoại
này sẽ sống lại. Con người trở về bụi tro, nhưng bụi tro sẽ trở lại làm người, vì
con người sinh ra là để bất tử như Thiên Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu, trần gian này quá đẹp khiến con mải mê, quên mình là lữ khách; thiên
đàng lại xa xôi, chẳng có chỗ trong con. Con loay hoay vun quén cho đời sống cá
nhân, như thể con sẽ sống mãi trên mặt đất. Xin khơi dậy nơi con niềm khát khao
những điều cao cả. Xin đừng để con mãn nguyện với những cái tầm thường. Ước gì
Chúa cho con nếm chút vị ngọt của trời cao, khi con quên mình để sống cho anh
em trên mặt đất.
Lm Antôn Nguyễn
Cao Siêu, SJ
Nguồn: hdgmvietnam.org
Lẽ sống:
Nồi
cháo tuyệt vời
Một
hôm, có một người lạ mặt đến gõ cửa nhà của một bà góa nghèo để xin ăn. Nhưng
người đàn bà cho biết trong nhà bà không còn gì để ăn cả. Người lạ mặt mới nói:
"Bà đừng lo, tôi có mang theo một hòn đá có thể biến nước thành một thứ
cháo tuyệt vời nhất trần gian. Nhưng trước tiên bà hãy cho tôi mượn một cái nồi
lớn".
Thấy
người lạ mặt đề nghị một cách nghiêm chỉnh, cho nên người đàn bà mới cho nước
vào cái nồi lớn nhất và đặt lên bếp. Khi nước vừa sôi, thì người đàn bà chạy đến
các nhà láng giềng để mời sang chứng kiến điều lạ lùng sắp xảy ra. Trước đôi mắt
mở to của mọi người, người khách lạ mới cho viên đá vào nồi, rồi dùng muỗng lấy
nước đưa lên miệng nếm, ông vừa hít hà: "Thật là tuyệt diệu!
Nhưng giá có thêm một ít khoai thì tốt
hơn". Nghe thế, một người đàn bà có mặt bèn sốt sắng đề nghị: "Trong
bếp tôi còn một ít khoai". Nói xong, bà đon đả chạy về nhà mang khoai
sang. Người khách lạ cho những miếng khoai tây được thái nhỏ vào trong nồi. Một
lát sau, ông nếm thử và nói: "Tuyệt! Nhưng giá có thêm chút thịt thì chắc
chắn phải ngon hơn".
Nghe
thế, một người đàn bà khác chạy về mang thịt đến. Người lạ mặt cũng cho thịt
vào nồi, đảo lên trộn xuống một hồi rồi nếm thử và nói: "Bây giờ thì quý vị
thưởng thức nồi cháo của tôi, nhưng nếu có thêm một chút rau cỏ cho vào thì là
hoàn hảo". Dĩ nhiên, ai cũng muốn nếm thử nồi cháo, cho nên ai cũng hăm hở
đi tìm rau. Có người mang đến nguyên một giỏ củ cà rốt và hành. Người lạ mặt
cho các thứ rau vào nồi rồi ra lệnh cho người đàn bà chủ nhà: "Bây giờ tôi
cần một ít muối và tiêu nữa là có được một nồi cháo ngon nhất trần gian".
Khi nồi cháo đã sẵn sàng, ông hối thúc mọi người đi tìm chén bát đến. Có người
mang cả bánh mì và trái cây.
Mọi
người vui vẻ ngồi vào một bàn tiệc bất ngờ. Trong khi mọi người nói cười rộn
rã, thì người khách lạ lẻn đi. Ông vẫn để lại hòn đá mà mỗi khi cần đến, những
người hàng xóm có thể sử dụng để cùng nấu chung với nhau một nồi cháo ngon nhất
thế giới.
Một
hòn đá, cộng với một ít thực liệu và gia vị sẽ tạo nên một nồi cháo ngon nhất
trần gian: đó là hình ảnh của sự đóng góp vào phép lạ mà Thiên Chúa không ngừng
thực thi cho con người.
Bà
góa thành Sarepta đã dâng cúng một ít bột mì cho tiên tri Êlia để từ đó được
lương thực hằng ngày trong suốt mùa hạn hán. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhân
bánh và cá cho hơn năm ngàn người ăn từ năm chiếc bánh và hai con cá của một cậu
bé...
Với một chút đóng góp từ
lòng quảng đại của con người, Thiên Chúa có thể làm những phép lạ cả thể. Tất cả
những công trình bác ái và giáo dục trong Giáo Hội đều bắt nguồn một cách khiêm
tốn: Chúng ta hãy nhìn vào công trình của Mẹ Têrêxa thành Calcutta,
của
cha Pierre, sáng lập cộng đồng Emmaus, của cha Van Straatten, sáng lập Hội trợ
giúp các Giáo Hội đau khổ: một căn nhà nhỏ, một miếng thịt mỡ, một công việc vô
danh... Phép lạ của Thiên Chúa thường bắt đầu bằng những đóng góp nhỏ và âm thầm
của con người.
Thiên Chúa luôn ban cho mỗi người
chúng ta cơ may để đón nhận phép lạ của Ngài. Ngài chỉ cần một chút lòng quảng đại
của cúng ta. Nếu
chúng ta sẵn sàng dâng tặng cho Ngài một chút những gì chúng ta có thì có biết
bao nhiêu người chung quanh sẽ được chung hưởng phép lạ của Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét