PHÚC ÂM: Mc 13,33-37
“Anh
em phải canh thức : anh em không biết khi nào chủ nhà đến.”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo
thánh Mác-cô.
33
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh
thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. 34 Cũng như người kia trẩy phương
xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một
việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. 35 Vậy anh em phải canh thức, vì anh
em không biết khi nào chủ nhà đến : lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng
sáng. 36
Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ.
37 Điều
Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là : phải canh thức
!”
Suy niệm:
Chờ
đợi trong tỉnh thức
Ai
trong chúng ta cũng đã có những lúc chờ đợi: chờ đợi một biến cố hoặc một người
thân. Chờ đợi bao giờ cũng làm chúng ta hồi hộp, trăn trở, nôn nóng. Những lúc
chờ đợi, dường như thời gian trôi chậm hơn. Khi chờ đợi một sự kiện hay một người
thân, cũng là lúc chúng ta liên tưởng nhiều về sự kiện hay về người thân đó. Sự
chờ đợi càng lâu, niềm vui càng lớn lao và vỡ òa khi gặp gỡ.
Năm Phụng vụ khởi đầu với
một thời gian mang tên “Mùa Vọng” hay “Mùa Đợi”. Mùa Phụng vụ này nhắc nhớ
chúng ta đợi chờ Chúa đến trong cuộc đời. Thực ra, Thiên Chúa vẫn hiện diện và
tỏa ánh vinh quang của Ngài trong cuộc sống, nhưng để gặp gỡ Ngài, mỗi người phải
nỗ lực tìm kiếm và mở rộng tâm hồn để đón tiếp Ngài. Những ai thành tâm tìm kiếm
và gặp gỡ Chúa sẽ được Ngài hướng dẫn và phù trợ. Có Chúa trong đời, chúng ta sẽ
tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.
Chúa vẫn hiện diện, như
dòng suối vẫn miên man chảy tứ thời bát tiết. Người thành tâm kiếm tìm Chúa sẽ
giống như người đến múc nước nơi dòng suối và mang về nhà mình. Sự hiện diện của
Thiên Chúa trong đời chúng ta thật lạ kỳ. Bởi lẽ Chúa vừa hữu hình vừa vô hình,
vừa hiện diện, vừa vắng mặt. Người tìm được Chúa rồi, lại khao khát tiếp tục
tìm Chúa để hiểu biết Chúa hơn, vì gặp gỡ Chúa đem lại sự dịu ngọt và niềm vui
hạnh phúc cho tâm hồn. Hiểu như thế, suốt cuộc đời tín hữu chúng ta là một vòng
xoay của sự chờ đợi, tìm kiếm, gặp gỡ, rồi lại tìm kiếp tiếp cho đến khi thực sự
gặp Chúa trực tiếp, mặt giáp mặt chứ không còn như trong gương. Đó là tình trạng
hạnh phúc thiên đàng những ai yêu mến Chúa sẽ được hưởng.
Ngôn
sứ Isaia diễn tả niềm mong đợi Chúa của dân Israen (Bài đọc I). Đối với những
người Do Thái lưu đày, họ cảm nghiệm được nỗi đau của kiếp nô lệ. Không còn Đền
thờ, không còn lễ nghi phục vụ, họ thấy cuộc sống của họ thật vô nghĩa. Họ cần
Chúa như con người cần hơi thở, như cỏ cây cần ánh mặt trời. Vắng Chúa, cuộc đời
họ sẽ suy tàn, sự nhơ uế sẽ lan tràn khắp chốn. Lời cầu nguyện của vị ngôn sứ cũng
là lời than van của dân chúng. Họ cầu xin Chúa đến để nâng đỡ và giải thoát họ,
đem cho họ ánh sáng và niềm tin.
Niềm
khao khát của Israen cũng là niềm khao khát của thời đại chúng ta. Con người thời
nay cậy dựa vào những triết thuyết vô thần và những thành tựu của khoa học để
chối bỏ Thiên Chúa. Thay vì tôn thờ Đấng Tạo Hóa, người ta tôn thờ khoa học kỹ
thuật vì cho rằng khoa học kỹ thuật có thể trả lời được mọi vấn nạn của cuộc sống.
Đức Giáo Hoàng
Bênêđitô XVI đã viết:“Chủ nghĩa nhân bản loại trừ Thiên Chúa là một chủ nghĩa
phi nhân. Chỉ có thứ nhân bản mở ra cho Tuyệt
Đối mới có thể giúp ta cổ võ và đạt được được những hình thức sống xã hội
và dân sự - trên bình diện cơ cấu, tổ chức, văn hoá, đạo đức -, bằng cách nó giữ
ta khỏi rơi vào tình trạng nô lệ cho những cái mốt, những cái thời thượng”(Thông
điệp Bác ái trong Chân lý, số 78). Đây cũng là cám dỗ lớn nhất mà
loài người từ thời nguyên thủy đã gặp phải, đó là muốn nên như Thiên Chúa và
tin rằng có thể thay thế Ngài (x. St chương 3). Nhân loại của chúng ta hơn bao
giờ hết đang cần đến Thiên Chúa. Xã hội Việt Nam của chúng ta hôm nay cho thấy kinh nghiệm rõ
về điều này: một khi khước từ Thiên Chúa, hậu quả là cuộc sống đầy bạo lực, giết
chóc, tệ nạn xã hội, lừa đảo dối trá, luân thường đạo lý suy đồi.
Lời
Chúa hôm nay nói đến nỗ lực cố gắng của chúng ta trong khi chờ đợi Chúa. Chúa
Giêsu đã dùng hình ảnh một người chủ đi xa trao nhà cho đầy tớ coi sóc. Mỗi người
một việc, người thì coi ban ngày, người thì gác ban đêm. Ông chủ sẽ về bất cứ
lúc nào. Những người coi nhà buộc phải tỉnh thức và thận trọng để lúc chủ về,
không những thấy họ còn thức mà còn thấy tài sản còn nguyên vẹn.
Mùa
Vọng giống như “nốt nhấn” của bản nhạc cuộc đời. Đây là thời điểm Giáo Hội mời
gọi chúng ta xác định vị trí của Chúa trong đời chúng ta cũng như tình trạng
tâm hồn của mình. Chúa đang đến trong cuộc đời chúng ta. Lễ Giáng Sinh là một kỷ
niệm đẹp của mối tình Thiên Chúa – Con người. Sau bao thế hệ xa cách, nay Thiên
Chúa đã chủ động đến với con người. Ngài hạ cố đến gặp gỡ con người và tâm tình
nghĩa thiết với họ. Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, chính là bằng chứng hữu hình
của sự nghĩa thiết ấy.
Chờ
đợi trong tỉnh thức, đó là tâm tình của mỗi tín hữu chúng ta trong suốt cuộc đời.
Lạy Chúa, xin hãy xé trời mà ngự xuống. Xin hãy đến để nâng đỡ và soi sáng
chúng con. Amen.
Đức Cha Giuse
Vũ Văn Thiên
Giám mục Giáo phận
Hải Phòng
Cầu
nguyện:
Lạy Ðức Giêsu, Chúa đã trao cho mỗi
người chúng con một trách nhiệm trong gia đình, trong họ đạo, trong đất nước,
và dạy chúng con phải tỉnh thức. . . Xin Chúa giúp chúng con luôn tỉnh thức để
chu toàn trách nhiệm Chúa đã trao và sẵn sàng chờ ngày Chúa đến. Chúa là Ðấng hằng
sống và hiển trị muôn đời.
Lẽ sống:
Bảo
chứng của trường sinh bất tử
Công
chúa Touwan bên Trung Quốc từ trần vào khoảng năm 104 Trước Công Nguyên, nhưng
được những người sinh sống đồng thời tin tưởng là bà sẽ trường sinh bất tử vì
bà được an táng trong một quan tài bằng ngọc thạch. Chồng bà nhắm mắt lìa đời 9
năm trước đó cũng được an táng trong một quan tài tương tự.
Ðôi
vợ chồng được an nghỉ trong hai ngôi mộ xây cất trong vùng đồi núi hoang vu.
Mãi đến năm 1969 người ta mới khám phá ra và cả thế giới ngạc nhiên trước sự
giàu sang của thời đại ấy được biểu lộ qua 2,800 của lễ được dâng tặng lúc cử
hành lễ an táng, nhưng đặc biệt nhất là hai cái quan tài, mỗi cái gồm tất cả
hai ngàn mảnh ngọc nhỏ được kết chung lại bằng những sợi chỉ bằng vàng.
Những
người sinh sống vào thời đại ấy quan niệm rằng: vàng và ngọc thạch không bị thời
gian làm hư hại vì thế chúng là bảo chứng cho sự trường sinh bất tử.
Trên
ba vòng bán nguyệt của khung cửa chính ở nhà thờ chánh tòa Milanô bên Italia có
khắc ba dòng chữ:
-
Phía dưới hình một hoa hồng được chạm trổ tinh vi của một vòng bán nguyệt, người
ta đọc được hàng chữ: "Mỗi hạnh phúc chỉ kéo dài trong khoảnh khắc".
-
Bên vòng bán nguyệt của khung cửa kia, dưới hình một cây thập giá có ghi hàng
chữ: "Mỗi
đau khổ chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc".
-
Ở vòng nguyệt của khung cửa giữa dẫn vào lòng chính của vương cung thánh đường
có khắc dòng chữ: "Chỉ có sự đời đời mới là quan trọng".
Ở
giữa một bên là quan niệm đi tìm thuốc tiên hay sử dụng quan tài bằng ngọc thạch
để được trường sinh bất tử và bên kia là quan niệm cuộc đời con người chấm cùng
bằng cái chết, những người Kitô hữu xây dựng cuộc sống vĩnh cửu bằng những giây
phút hiện tại và tin tưởng rằng cái chết là ngưỡng cửa dẫn vào cuộc sống đời đời
và chính cuộc sống này mới thực sự quan trọng.
Vì
thế họ chọn thái độ "sống gửi thác về". Họ thu nhặt những giá trị qúi
như vàng ngọc bằng cách sống tốt, sống thật những giây phút hiện tại, bằng cách
áp dụng "hai đạo luật vàng: mến chúa yêu người",
vì họ biết rằng
chỉ có những gì được làm vì tình yêu mới có giá trị vĩnh cửu.
Vì
thế họ quan niệm đời sống là một cuộc hành trình, phải luôn cất bước ra đi: nước
mắt, nụ cười chỉ có giá trị tương đối, để mỗi ngày họ bắt đầu lại, mỗi ngày họ
cất một bước chân mới đi về nhà cha. Năm phụng vụ đã kết thúc. Giáo hội mời gọi
chúng ta tiếp tục sống, nhưng với chú tâm sống tốt, sống thật từng phút giây hiện
tại vì chúng là những hạt cát, những viên gạch xây dựng cho cuộc sống mai sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét