Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Lời Chúa: thứ Hai XXXIV Thường Niên Năm A. 24.11.2014

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC VÀ CÁC BẠN, TỬ ĐẠO - lễ trọng
Phúc Âm: Lc 9,23-26
Khi ấy, Đức Giê-su nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
23 Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. 25 Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ? 26 Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.”

Suy niệm:

8 giám mục, 50 linh mục, 16 thầy giảng, 1 chủng sinh, 42 giáo dân, là thành phần của 117 vị được tôn phong trong số 130 ngàn tín hữu đã đổ máu để làm chứng cho Đạo Chúa trên đất Việt. Khác nhau về vai trò xã hội, tuổi tác, màu da, ngôn ngữ, nghề nghiệp,… nhưng điều đó không ngăn cản các vị tiền bối của ta có một tiếng nói chung: chấp nhận trả giá đắt cho đức tin của mình. Các vị đã đứng trước một chọn lựa: hoặc chọn những giá trị trần gian như tiền bạc, chức tước, và cả mạng sống… hoặc chọn những giá trị của Nước Trời là niềm tin, Thập giá. Và các vị đã chọn những giá trị Nước Trời, chọn cách dứt khoát, mạnh mẽ và anh dũng. Điều gì đã thúc đẩy các ngài chọn lựa như vậy? Chính là niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, tin rằng những giá trị Nước Trời cũng vĩnh hằng như thân xác phục sinh của Ngài. Chúa Giêsu vì yêu thương những người thuộc về Chúa, và Chúa biết hết mọi sự, Chúa lại có quyền năng trên hết mọi sự, và Chúa luôn ở cùng. Nên Chúa báo cho những người vì mang Danh Người biết trước, họ sẽ bị mọi người thù ghét, người ta sẽ dùng đủ mọi cách mà họ sẵn có, để làm hại và giết chết; Chúa cho biết để bền chí trung thành, thì sẽ được cứu thoát..

Sống Lời Chúa:
Tập chọn những giá trị Nước Trời qua những việc thường ngày: chống lại cám dỗ tìm một thú vui bất chính, nỗ lực hy sinh cho một công tác tông đồ, cho việc bổn phận.

Cầu nguyện:
Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, ước gì máu của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương, để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con, hãnh diện mang Danh Chúa bền đổ cho đến cùng.

Lẽ sống:
Ðây bài ca nghìn trùng

Ðây bài ca nghìn trùng! Vâng, đúng thế, từ dạo Ðức Giêsu gục đầu tắt thở trên thập giá, cuộc sống và cái chết của Ngài đã trở nên một bài ca nghìn trùng, một bản tình ca muôn thuở nói lên mối tình Thiên Chúa yêu thương nhân loại, được thể hiện qua cái chết tự ý thực tình của Ngài để sống trọn từng chữ lời mình tuyên bố:
    "Không có Tình Yêu nào lớn hơn mối tình của người chết cho bạn hữu mình".
Ðây bài ca nghìn trùng! Vâng, đúng thế, bài ca nghìn trùng, bài ca muôn thuở của một cuộc đời sống cho tình yêu và một cái chết, chết cho cuộc tình. Vì thế, cuộc sống khó nghèo, khiêm tốn, lam lũ để dấn thân rao giảng Tin Mừng và cứu nhân độ thế của Ðức Giêsu phải kết thúc bằng cái chết tang thương, tất tưởi, cái chết đầy đau đớn, tủi nhục trên thập giá, để ngàn đời hai bàn tay bị đinh đâm thâu qua không thể nào nắm lại được nữa, nhưng muôn thuở một bàn tay luôn xòe ra như muốn nói: "Vâng, Con hoàn toàn yêu mến và vâng phục thánh ý Cha", và bàn tay kia luôn mở rộng như muốn nói: "Vâng, Ta chọn tình thương yêu và sẵn sàng phục vụ mọi người cho đến khi đổ giọt máu cuối cùng".
Ðây bài ca nghìn trùng! Vâng, đúng thế, bài ca nghìn trùng của cuộc sống dấn thân phục vụ được kết thúc trên thập giá để từ dạo ấy thập giá là biểu tượng cho một quy luật muôn thuở của Tin Mừng do Ðức Giêsu rao giảng: "Nếu hạt lúa gieo xuống đất không mục nát đi, nó cứ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó mục nát đi, nó sinh ra được nhiều hạt khác".
Ðây bài ca nghìn trùng! Vâng, đúng thế, đây bài ca tình thương muôn thuở được sướng lên để chờ đợi những câu đáp trả. Ngày hôm nay, nhân ngày lễ mừng thánh Andrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo, chúng ta hãy hân hoan dâng lên Thiên Chúa cuộc sống và cái chết vì đức tin, vì tình yêu của các bậc đàn anh, đàn chị, của chúng ta như những câu đáp lại điệp khúc bản tình ca của Chúa Giêsu: "Không có tình yêu nào lớn hơn mối tình của người chết cho bạn hữu mình".
Một điểm son nổi bật nhất trong những thành tích vẻ vang chứng tỏ niềm tin sắt đá được các thánh tử đạo Việt Nam ghi vào những trang sử của Giáo Hội là: Lòng tôn kính thập giá. Không hiểu vì lý do gì mà các vua quan Việt Nam thời đó đã dùng thập giá làm phương tiện để thách đố niềm tin của các vị tử đạo. Họ gọi đó là "Quá khóa" để dùng thập giá vạch ranh giới giữa cái sống và cái chết. Nhưng trăm ngàn hình khổ đã không làm cho các vị anh hùng đức tin Việt Nam tự ý bước qua thập giá, dấu hiệu của Ðấng đã rao giảng và đã thực hiện lời mình xác quyết: "Không có tình yêu nào lớn hơn mối tình của người chết cho bạn hữu mình". Không bước qua thập giá để chứng tỏ mình không chối bỏ đạo, không chối bỏ niềm tin vào Thiên Chúa, không chối bỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mình dù phải chịu tan xương nát thịt, dù phải chịu kìm kẹp, giam cầm, dù phải chịu voi dày ngựa xéo, dù phải chịu đầu rơi máu đổ, các vị tử đạo Việt nam đã nêu gương đáp lại tình yêu của Ðấng chết treo trên thập giá để:
- Nợ máu, các ngài đã trả bằng máu.
- Nợ tình, các ngài đã trả bằng tình.
- Nợ mạng sống, các ngài đã trả bằng những cái đứng lặng im, không qúa khóa, nhưng cái đứng bất động này là những cử chỉ hùng hồn dẫn các ngài đến cái chết vì một niềm tin, chết cho một cuộc tình như Ðức Giêsu đã nêu gương.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam:

Vào đầu thế kỷ XVI, khi vị thừa sai đầu tiên đặt chân lên đất Việt Nam, ánh sáng Tin Mừng cũng bắt đầu lan rộng. Giáo hội Việt Nam được khai sinh từ đấy. Tuy nhiên, như bầu trời có những ngày mây đen giăng mắc, Giáo hội Việt Nam cũng có những ngày tăm tối. Giáo hội Mẹ Roma đã trải qua 3 thế kỷ bị bách hại, trước khi được mở rộng như ngày nay, thì Giáo hội Việt Nam cũng phải trải qua gần 3 thế kỷ chìm ngập trong thử thách. suốt từ năm 1630 - 1883, bao giòng máu đã đổ ra để bảo vệ đức tin và để làm phát sinh Giáo hội này, trong những cuộc bắt bớ đời các chúa: Trinh Doanh, Trịnh Sâm, các vua: Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Triệu Trị, Tự Đức.
Hàng vàn chứng nhân đã hiên ngang hiến mạng sống để bảo vệ đức tin. Gương hy sinh quả cảm của các Ngài thật sáng ngời và Giáo hội qua 3 đời giáo hoàng: Lêô VIII, Piô X và Piô VII, đã tôn phong 117 vị lên hàng chân phước. Tất cả đã được Đức Gioan Phaolô II suy tôn lên hàng hiển thánh ngày 19-6-1988.
Tuy nhiên "máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra người công giáo". Gương các thánh tử đạo không chỉ là niềm hãnh diện của chúng ta, mà còn là công ơn mà chúng ta, các tín hữu Việt Nam, phải ghi nhớ và đáp đền. Mừng kính trong một ngày lễ, chúng ta khơi dậy cuộc đời các vị tử đạo, nhất là các vị đã được tôn phong lên bàn thánh để kính nhớ. Chúng ta ghi nhớ ngày các Ngài hiến thân vì đức tin:
8 VỊ THÁNH GIÁM MỤC:
1. Thánh An (Giuse Diaz Sanjurjô) tử đạo ngày 20.7. 1857
2. Thánh Cao (Phêrô Dumoulin Borie) tử đạo ngày 24. 11.1838
3. Thánh Hy (Ignatiô Delgađô Y. Cebrian) tử đạo ngày 21.7.1838.
4. Thánh Liêm (Hiêrônimô Hermozilla) tử đạo ngày 1.11.1861
5. Thánh Minh ( Đaminh Henares) tử đạo ngày 26.6.1838
6. Thánh Thể (Stêphanô Theođônô Cuénot) tử đạo ngày 14.11.1861
7. Thánh Vinh (Valentinô Berriô Ochou) tử đạo ngày 1.11.1861
8. Thánh Xuyên (Giuse Melkior Garcia Sampedre) tử đạo ngày 28.7.1858
50 VỊ THÁNH LINH MỤC:
1. Thánh Bắc (Phêrô Phanxicô Néron) tử đạo ngày 3.11.1860
2. Thánh Bình (Phêrô Almatô) tử đạo ngày 1.11.1861
3. Thánh Đaminh Cẩm) tử đạo ngày 11.3.1859
4. Thánh Dụ (Giuse Marchand) tử đạo ngày 30.11.1835
5. Thánh Dụ (Toma Đinh viết Dụ) tử đạo ngày 26.11.1839
6. Thánh Duệ (Bênađô Võ Văn Duệ) tử đạo ngày 01.8.1838
7. Thánh Dũng (Anrê Trần an Dũng hay Lạc) tử đạo ngày 21.12.1839
8. Thánh Đạt (Gioan Đạt) tử đạo ngày 28.10.1798
9. Thánh Đậu (Matthêu Leziniana) tử đạo ngày 21.01.1745
10. Thánh Điểm (Vinh Sơn Nguyễn thế Điểm) tử đạo ngày 24.11.1838
11. Thánh Đông (Augustinô Schoeffler) tử đạo ngày 01.5.1851
12. Thánh Gia (Hyaxintha Gastaneda) tử đạo ngày 7.11.1773
13. Thánh Hạnh (Đaminh Nguyễn Văn Hạnh) tử đạo ngày 01.8.1838
14. Thánh Hiền (Giuse Fernandez) tử đạo ngày 24.7.1838
15. Thánh Hiển (Giuse Hiển) tử đạo ngày 9.5.18400
16. Thánh Hoan (Gioan Đoàn Trinh Hoan) tử đạo ngày 26.5.1861
17. Thánh Hương (Augustinô Aloisiô Bonnard) tử đạo ngày 01.5.1852
18. Thánh Hương (Laurensô Hương) tử đạo ngày 13.02.1856
19. Thánh Kính (Phanxicô Isiđôrê Gazelin) tử đạo ngày 17.10.1833
20. Thánh Khanh (Phêrô Khanh) tử đạo ngày 12.7.1842
21. Thánh Khoa (Phêrô Võ Đăng Khoa) tử đạo ngày 24.11.1838
22. Thánh Khoan (Phêrô Phạm Khắc Khoan) tử đạo ngày 28.4.1840
23. Thánh Khuông (Tôma Khuông) tử đạo ngày 30.01.1860
24. Thánh Liêm (Vin Sơn Liêm) tử đạo ngày 07.11.1773
25. Thánh Loan (Luca Vũ Bá Loan) tử đạo ngày 05.6.1840
26. Thánh Lộc (Phêrô Lê Văn Lộc) tử đạo ngày 13.02.1859
27. Thánh Lựu (Phêrô Lựu) tử đạo ngày 07.4.1861
28. Thánh Mậu (Đaminh Mậu) tử đạo ngày 05.11.1858
29. Thánh Minh (Philipphe Phan Văn Minh) tử đạo ngày 03.7.1853
30. Thánh Năm (Giacôbê Mai Năm) tử đạo ngày 12.3.1838
31. Thánh Ngân (Phaolô Nguyễn Ngân) 08.11.1840
32. Thánh Nghi (Giuse Nguyễn Đình Nghi) tử đạo ngày 08.11.1840
33. Thánh Phan (Phanxicô Jaccards) tử đạo ngày 21.9.1838
34. Thánh Quí (Phêrô Đoàn Công Quý) tử đạo ngày 31.7.1859
35. Thánh Tân (Gioan Charler Cormay) tử đạo ngày 20.9.1837
36. Thánh Tế (Phanxicô Gil de Federich) tử đạo ngày 22.01.1745
37. Thánh Tịnh (Phaolô Lê Bảo Tịnh) tử đạo ngày 06.4.1857
38. Thánh Tuân (Giuse Tuân) tử đạo ngày 30.4.1861
39. Thánh Tuần ( Phêrô Nguyễn Bá Tuần) tử đạo ngày 15.7.1838
40. Thánh Tùy (Phêrô Lê Tùy) tử đạo ngày 11.10.1838
41. Thánh Tự (Phêrô Nguyyễn Văn Tự) tử đạo ngày 05.9.1838
42. Thánh Tước (Đaminh Tước) tử đạo ngày 02.4.1839
43. Thánh Trạch (Đaminh Trạch hay Đoài) tử đạo ngày 18.9.1840
44. Thánh Triệu (Emanuel Nguyễn Văn Triệu) tử đạo ngày 17.9.1798
45. Thánh Thi (Phêrô Trương Văn Thi) tử đạo ngày 21.12.1839
46. Thánh Thịnh (Martinô Tạ Đức Thịnh) tử đạo ngày 08.11.1840
47. Thánh Ven (Thêophan Vénard) tử đạo ngày 02.02.1861
48. Thánh Giuse Đặng Đình Viên tử đạo ngày 21.8.1838
49. Thánh Xuyên (Đaminh Nguyễn Văn Xuyên) 26.11.1839
50. Thánh Yến (Vinh Sơn Yến) tử đạo ngày 30.6.1838
14 THÁNH THÀY GIẢNG
1. Thánh Cần (Phanxicô Xavie Cần) tử đạo ngày 20.11.1837
2. Thánh Chiểu (Phanxicô Đỗ Văn Chiểu) tử đạo ngày 26.6.1838
3. Thánh Đường (Phêrô Trương Văn Đường) tử đạo ngày 20.11.1837
4. Thánh Hiếu (Pherô Nguyễn văn Hiếu) tử đạo ngày tử đạo ngày 28.4.1840
5. Thánh Khang (Giuse Nguyễn Duy Khang) tử đạo ngày 01.11.1861
6. Thánh Mậu (Phanxicô Xavie Hoàng Trọng Mậu) tử đạo ngày 19.12.1839
7. Thánh Mỹ (Phaolô Nguyễn Văn Mỹ) tử đạo ngày 18.12.1838
8. Thánh Toán (Tôma Toán) tử đạo ngày 27.6.1840
9. Thánh Tự (Phêrô Nguyễn Khắc Tự) tử đạo ngày 10.7.1840
10. Thánh Truật (Phêrô NguyễnVăn Truật) tử đạo ngày 18.10.1838
11. Thánh Thành (J.B.Đinh Văn Thành ) tử đạo ngày 28.4.1840
12. Thánh Úy (Đaminh Bùi Văn Úy) tử đạo ngày 19.10.1839
13. Thánh Uyển (Giuse Nguyễn Đình Yuển) tử đạo ngày 4.7.1838
14. Thánh Vân (Phêrô Đoàn Văn Vân) tử đạo ngày 25.5.1857
1 THÁNH CHỦNG SINH
Thánh Thiện (Tôma Trần Văn Thiện) tử đạo ngày 21.9.1838
43. THÁNH GIÁO DÂN
1. Thánh Đaminh Án Khảm, lý trưởng, tử đạo ngày 13.01.1859
2. Thánh Phaolô Tống Viết Bường, quan thị vệ, tử đạo ngày 23.10.1888
3. Thánh Giuse Hoàng Vương Cảnh, y sĩ, trùm họ. tử đạo ngày 05.9.1838
4. Thánh J.B. Cỏn, Lý Trưởng, tử đạo ngày 08.11.1840
5. Thánh Phêrô Dũng, ngư phủ, tử đạo ngày 06.6.1862
6. Thánh Vinh Sơn Dương. Nông dân, tử đạo ngày 06.6.1862
7. Thánh Phêrô Đa, tử đạo ngày 17.6.1862
8. Thánh Đaminh Đinh Đạt, quân nhân, tử đạo ngày 18.7.1839
9. Thánh Tôma Nguyễn văn Đệ, thợ may, tử đạo ngày 19.12.1839
10. Thánh Antôn Nguyễn Đích, trùm họ, tử đạo ngày 12.8.1838
11. Thánh Phaolô Đổng, tử đạo ngày 03.6.1862
12. Matthêu Lê Văn Cẩm, thương gia 11.5.1847
13. Thánh Phaolô Hạnh, tử đạo ngày 28.5.1859
14 . Thánh Simon Phạm Đắc Hòa, y sĩ , tử đạo ngày 12.12.1840
15. Thánh Augustinô Phan Viết Huy, quân nhân, tử đạo ngày 12.6.1839
16 . Thánh Đaminh Huyện, ngư phủ , tử đạo ngày 05.6.1842
17. Thánh Micae Hồ Đình Huy, quan thái bộc, tử đạo ngày 22.5.1857
18. Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu, tử đạo ngày 02.5.1854
19. Thánh Đaminh Mạo, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
20. Thánh Augustinô Nguyễn Văn Mới, nông dân , tử đạo ngày 19.12.1839
21. Thánh Micae Nguyẽn Huy Mỹ, lý trưởng, tử đạo ngày 12.8.1838
22. Thánh Laurensô Ngôn, tử đạo ngày 22.5.1862
23. Thánh Đaminh Nguyên, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
24. Thánh Đaminh Nhi, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
25. Thánh Đaminh Ninh, nông dân, tử đạo ngày 02.6.1862
26. Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, trùm họ, tử đạo ngày 31.7.1859
27. Thánh Mathêô Nguyyễn Văn Phương, trùm ho, tử đạo ngày 26.5.1861
28. Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh trùm họ, tử đạo ngày 10.7.1840
29. Thánh Giuse Tả, tử đạo ngày 13.10.1859
30. Thánh Đaminh Toại, ngư phủ, tử đạo ngày 05.6.1862
31. Thánh Giuse Tuân, tử đạo ngày 07.01.1862
32. Thánh Giuse Túc, tử đạo ngày 01.6.1862
33. Thánh Anrê Tường. Nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
34. Thánh Vinh Sơn Tương, nông dân , tử đạo ngày 16.6.1862
35. Thánh Andrê Trần văn Trông, quân nhân, tử đạo ngày 28.11.1835
36. Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, cai đội, tử đạo ngày 06.10.1858
37. Thánh Anê Lê Thị Thành (bà Đê ) tử đạo ngày 12.7.1841
38. Thánh Nicôla Bùi Đức Thể, quan nhân, tử đạo ngày 13.6.1839
39. Thánh Giuse Lê Đăng Thị, cai đội, tử đạo ngày 24.10.1860
40. Thánh Thông (Anrê Nguyễn Kim Thông hay Năm Thuông) tử đạo 15.7.1855
41. Thánh Luca Thìn, tử đạo ngày 13.01.1859
42. Thánh Martinô Thọ, thuế, lý trưởng , tử đạo ngày 08.11.1840
43. Thánh Phêrô Thuần, ngư phủ, tử đạo ngày 06.6.1862
44. Thánh Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, nông dân, tử đạo ngày 19.12.1839


Nguồn: daminhvn.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét