Phúc Âm: Lc 5,33-39
“Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi ;
ngày đó, khách dự tiệc mới ăn chay”.
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
33
Khi ấy, các người Pha-ri-sêu và các kinh sư nói với Đức Giê-su rằng : “Môn đệ
ông Gio-an năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pha-ri-sêu cũng thế, còn môn đệ
ông thì ăn với uống !” 34 Đức Giê-su trả lời : “Chẳng lẽ các ông lại có
thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ? 35 Sẽ có
ngày chàng rể bị đem đi ; ngày đó, họ mới ăn chay.”
36
Đức Giê-su còn kể cho họ nghe dụ ngôn này : “Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo
cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với
áo cũ.
37
“Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy
ra và bầu cũng hư. 38 Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. 39 Cũng
không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói : ‘Rượu cũ ngon
hơn’.”
Suy niệm:
Trong
truyền thống của người Dothái, việc ăn chay luôn mang ý nghĩa là chờ mong Đấng
Cứu Thế. Vì vậy, ta thấy các người Biệt phái và Luật sĩ lên tiếng thắc mắc khi
thấy môn đệ của Đức Giêsu không ăn chay.
Khi
được hỏi, Đức Giêsu đã nói: "Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới,
ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng?".
Tại
sao Đức Giêsu lại nói như vậy? Thưa! Vì Đức Giêsu chính là Tân Lang, Ngài là Đấng
Cứu Thế đã đến và hiện diện với các môn đệ rồi, nên không cần phải ăn chay nữa.
Vì
thế, tinh thần của người đi dự tiệc cưới là không được rầu rĩ, thiểu não, mà
thay vào đó là thái độ hân hoan vui mừng, để cùng hòa vào với những tiếng đàn
ca nhẩy múa trong những ngày diễn ra tiệc cưới.
Như
vậy, tiệc cưới là một trong biến cố làm thay đổi đời sống thường ngày của người
Do-thái và người môn đệ. Tiệc cưới cũng làm cho việc ăn chay phải tạm ngưng. Đây
là một lựa chọn hợp lý và khôn ngoan. Sự khôn ngoan này lại được cụ thể hóa qua
hai ví dụ: vải mới, áo cũ; rượu mới, bầu da cũ.
Ở
đời, không bao giờ người ta lại đi lấy vải mới để vá vào áo cũ cả. Cũng không
bao giờ người ta rót rượu mới vào bầu da cũ.
Qua
những thí dụ này, Đức Giêsu muốn nói đến đặc tính mới của Nước Trời và của Giáo
Hội.
Sống Lời Chúa:
+
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta
hãy mặc lấy tâm tình mới là sự hoán cải tận căn chứ không chỉ những thứ bề
ngoài. Sẵn sàng biến đổi nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Dẹp bỏ những cái cũ rích không
thể hợp với cái mới trong tinh thần của Thiên Chúa. Đồng thời cần phải có một
tinh thần mới, lối sống đạo thực tâm chứ không kiểu hình thức.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết
can đảm để bỏ qua những thứ không phù hợp với Tin Mừng. Xin cũng cho chúng con
biết thể hiện tinh thần mới là bác ái, yêu thương trong khi thi hành sứ vụ.
Lẽ sống:
Bỏ
mọi sự để theo Chúa
"Bỏ tất cả mọi sự để theo
Chúa", lời kêu gọi này của Chúa Giêsu có thể
thực hiện được trong xã hội dư dật ngày nay không? Như một dụ ngôn trong Phúc
Âm, chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện sau đây của tiến sĩ Marcello Candia, người
đã dâng cúng tất cả tài sản để xây dựng một bệnh viện giữa khu rừng già Amazone
bên Ba Tây và sinh sống tại đó như một người dân nghèo.
"Khi còn ở bậc trung học, tôi là thành
phần của một nhóm trẻ sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của một cha dòng Phanxico. Chúng
tôi thường đi thăm các gia đình nghèo tại ngoại ô Milano... Sự chú ý đến người
nghèo đã làm nảy sinh ước muốn truyền giáo nơi tôi.
Một hôm thầy Cêciliô,
người coi cổng nhà dòng đã nhờ tôi phát thức ăn cho người nghèo... Trên tường nơi
phòng ăn dành cho người nghèo có treo một tấm hình của cha Daniele Samarate, một
vị thừa sai của dòng đã chết vì bệnh cùi sau một thời gian phục vụ người thổ
dân tại một miền ở Ba Tây... Mỗi lần phát thức ăn cho người nghèo, tôi đều nhận
ra hình ảnh đầy đau khổ của ngài. Dần dà, hình ảnh đó quen thuộc đến nỗi trong
bất cứ người nghèo nào, tôi cũng nhận ra hình ảnh ấy... Từ đó, ước muốn phục vụ
những người cùi đã nảy sinh trong tôi".
Sau
khi tốt nghiệp đại học, Macello đã được cha gửi đi công cán tại nhiều nước
nghèo trên thế giới. Trong dịp ghé thăm một vùng nghèo tại Amazone bên Ba Tây,
Macello đã trở về với quyết định bán hết tất cả tài sản và rút về đây để phục vụ
người nghèo. Với tài sản do gia đình để lại, Macello đã xây cất một bệnh viện với
120 giường và được trang bị với đầy đủ dụng cụ của một trung tâm y tế đa khoa.
Macello
đã giải thích về việc làm của mình như sau: "Người
ta nói với tôi rằng tốt hơn hãy giúp những người nghèo ở xứ sở của mình trước
đã. Tôi xin trả lời rằng điều quan trọng là mỗi người chúng ta biết làm một
chút gì cho những người đang đau khổ, bất cứ họ đang ở đâu... Niềm vui lớn nhất
của tôi là thấy nhiều người, thụ động và cam chịu số phận, đã biết cởi mở".
Sự trưởng thành của Giáo Hội được thể hiện qua ý
thức mỗi lúc một sâu sắc của người giáo dân về vai trò của mình. Ðã qua rồi cái
thời mà người ta cho rằng Giáo Hội là chuyện của các giám mục, linh mục. Ðã qua
rồi cái thời mà người ta cho rằng nên thánh là chuyện của vị giáo hoàng, các giám
mục, linh mục và tu sĩ... Không ai chiếm giữ độc quyền để nên thánh một mình.
Nên thánh là ơn gọi chung cho tất cả mọi người đã chịu Phép Rửa... Do đó, tất cả
những lời khuyên trong Phúc Âm đều có giá trị cho tất cả mọi người theo Chúa
Kitô. "Hãy về bán hết mọi sự, phân
phát cho người nghèo khó và trở lại với Ta". Mệnh lệnh này không chỉ
ngỏ với một số thành phần ưu tuyển trong dân Chúa, nhưng là lệnh truyền cho tất
cả mọi người.
Chúng
ta không được sống trong một xã hội dư dật. Nghèo đói là một sự dữ mà Thiên
Chúa không bao giờ muốn cho con người rơi vào. Tuy nhiên, bên cạnh sự nghèo đói
cơm bánh, còn có một sự nghèo đói còn đáng khiếp sợ hơn, đó là: nghèo đói tình
thương... Có biết bao người đang chờ một ít cơm thừa canh cặn từ bàn ăn của
chúng ta? Có biết bao nhiêu người đang mong mỏi một nghĩa cử yêu thương của
chúng ta?
Thế
giới cần được biến đổi không chỉ bằng của cải vật chất, nhưng bằng chính tình
thương mà con người biết san sẻ với nhau. Sự san sẻ đó là: dù sống trong xã hội
nào, dù trải qua hoàn cảnh nào, mọi người Kitô chúng ta đều có thể và phải làm
được. Và đó cũng là bí quyết duy nhất để giúp chúng ta nên thánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét