Phúc Âm: Lc 9,7-9
“Ông Gio-an, chính ta đã chém đầu
rồi ! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế ?”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
7
Khi ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe biết tất cả những gì đã xảy ra, thì phân vân lắm.
Thật vậy, có kẻ nói : “Đó là ông Gio-an từ cõi chết trỗi dậy.” 8 Kẻ
khác nói : “Ông Ê-li-a xuất hiện đấy !” Kẻ khác nữa lại nói : “Đó là một ngôn sứ
thời xưa sống lại.” 9 Còn vua Hê-rô-đê thì nói : “Ông Gio-an, chính ta
đã chém đầu rồi ! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế ?”
Rồi vua tìm cách gặp Đức Giê-su.
Suy
niệm:
Tin
Mừng hôm nay cho thấy vua Hêrôđê hoang mang vì nghe người ta đồn Gioan Tẩy Giả
chết sống lại. Ông lo lắng vì tin đồn này đã đụng đến tận căn hành vi tội ác của
ông. Bởi vì ông là một người nhu nhược và ham mê sắc dục, nên đã đang tâm giết
một người công chính là Gioan Tẩy Giả, chỉ vì ngài đã dám lên tiếng bênh vực sự
thật và tố cáo hành vi sai quấy của ông.
Như
vậy, hôm nay, một lần nữa hình ảnh vua Hêrôđê xuất hiện đã gợi lại cho chúng ta
về bản chất của con người ác tâm, thất đức này. Tuy nhiên, căn bệnh của vua
Hêrôđê cũng không khó kiếm trong xã hội của chúng ta, nhất là những người làm lớn.
Hằng
ngày, chúng ta vẫn chứng kiến cảnh vì lợi ích của một người hay một nhóm người,
mà gây nên biết bao oan sai, thất đức cho những người chân yếu tay mềm! Lại cũng
vẫn còn đó những người chỉ vì miếng cơm manh áo mà chối bỏ lương tâm và thi
hành những điều bất chính. Hay vì những thú vui xác thịt, chóng tàn, mau qua và
đi đến chuyện giết người dãn man, ghê rợn.
Thật
vậy, căn bệnh của vua Hêrôđê cũng vẫn và sẽ tồn tại trong xã hội của chúng ta,
nếu chúng ta không can đảm để tra tay cắt đi khối "ung nhọt" ghê tởm
đó ra khỏi lương tâm, và không tìm cách để chữa trị bằng đời sống đạo đức, tôn
trọng lẽ phải, công bằng và thực thi bác ái...
Sống Lời Chúa:
+
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ý thức được con người của
mình là yếu đuối, bất toàn, nên cần phải hồi tâm để kịp thời trở về với bản chất:
"Nhân chi sơ, tính bốn thiện". Không được vô cảm và phủi tay, hay ghép điều xấu cho người
khác, để mình vô tội, rồi vô tư đến nỗi: "Bình chân như vại" như
không có chuyện gì xảy ra! Nếu chúng ta rơi vào tình trạng trên, hẳn chúng ta
là một hạng người đê hèn và đáng trách, nhu nhược và đáng bị nguyền rủa.
Cũng cần cảnh
giác quan niệm chân lý thuộc về số nhiều mà chúng ta dễ bị "hiệu ứng đám
đông" chi phối, làm cho chúng ta bị mập mờ không biết đâu là đúng, là sai,
nhắm mắt đi theo những lời lẽ ngon ngọt của những kẻ nịnh bợ, rồi như một sự
phát sinh tất yếu, chúng ta hành động chẳng khác gì những kẻ ác tâm, thất đức.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con trở
nên những con người tốt và biết thi hành điều tốt cho anh chị em chúng con. Xin
Chúa cũng tha thứ tội lỗi cho chúng con và ban cho chúng con ơn sám hối để trở
về với Chúa.
Lẽ sống:
"Con
người bất hạnh nhất trần gian"
Cuộc
đời của nhạc sĩ Beethoven, ngay cả khi đạt đến đỉnh cao của danh vọng, cũng
không phải là một cuộc đời hạnh phúc. Tất cả những người viết tiểu sử của nhạc
sĩ đều ghi nhận rằng ông đã qua một thời tuổi thơ khốn khổ. Cha ông đã xem kỳ
tài âm nhạc của ông như một cơ hội để làm tiền. Thần đồng âm nhạc đã phải ngồi
vào đàn Piano từ sáng tới chiều, đến độ ông đâm chán cả âm nhạc. Chỉ có mẹ ông
mới là nguồn an ủi duy nhất của ông trong lúc tuổi thơ, nhưng bà đã mất năm ông
mới 17 tuổi.
Năm
28 tuổi, Beethoven bắt đầu bị điếc. Ông cảm thấy thất vọng hoàn toàn. Và tai họa
đã tiếp diễn cho đến cuối đời ông.
Tuy
nhiên, con người "bất hạnh nhất trần gian ấy" như ông thường nói về
mình đã sáng tác những dòng nhạc bất hủ nhất ở cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ
thứ 19.
Kho
tàng ẩn dấu trong ta chỉ có thể được khám phá và đem ra thi thố với thế giới nếu
ta biết chiến đấu. Ðiều đó đòi hỏi những năm tháng dài, tuy nhiên, trở ngại cuối
cùng mà ta có thể vượt qua sẽ làm ló rạng kho tàng ẩn dấu trong ta. Thánh
Basiliô đã nói: vĩ
nhân không phải là người chỉ đọ sức với những điều cả thể, nhưng chính là biết
làm cho những việc tầm thường trở thành cao cả bằng chính sức mạnh của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét