Phúc Âm: Lc 6,12-19
“Đức Giê-su đã thức suốt đêm cầu
nguyện. Người đã chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ”.
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
12
Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm
cầu nguyện cùng Thiên Chúa. 13 Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười
hai ông và gọi là Tông Đồ. 14 Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến
ông An-rê, anh của ông ; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê,
Ba-tô-lô-mê-ô, 15
Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Nhiệt Thành, 16
Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.
17
Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại
đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê,
Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn 18 đến để nghe Người giảng và để được
chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. 19 Tất cả
đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa
lành hết mọi người.
Suy
niệm:
Cầu
nguyện là bản chất của người Công Giáo. Không cầu nguyện, chúng ta khó lòng nhận
ra đâu là ý Chúa và đâu là thiển ý của ta. Khi cầu nguyện, ta như được kín múc
nguồn năng lượng từ Trên để mọi lời nói, hành động của ta được Thiên Chúa soi dẫn
và chúc lành hầu ta chu toàn bổn phận mình một cách tốt đẹp.
Hôm
nay, Tin Mừng nhắc lại việc Đức Giêsu thức suốt đêm cầu nguyện trước khi gọi và
chọn 12 người và gọi là Tông Đồ.
Khi
Đức Giêsu cầu nguyện như vậy, Ngài muốn cho chúng ta thấy rằng sứ vụ của Ngài
luôn gắn bó với Chúa Cha, và những người được gọi và chọn cũng phải gắn bó với
Ngài như vậy.
Ngày
chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được trở nên ngôn sứ của Chúa, có
trách nhiệm loan truyền tình yêu của Ngài cho mọi người. Tuy nhiên, chúng ta chỉ
có thể thành công khi biết gắn bó với Đức Giêsu và đón nhận thánh ý của Ngài để
thi hành.
Thật
vậy, để lời mời gọi của Đức Giêsu thực sự trở thành hữu hiệu, và sứ vụ chúng ta
đón nhận được thi hành cách tốt đẹp theo ý hướng của Thiên Chúa, chúng ta không
bao giờ được phép bỏ qua việc cầu nguyện.
Chính
Đức Giêsu đã làm gương về chuyện này.
Ví
dụ như khi sắp ra đi rao giảng Tin Mừng, Ngài đã ăn chay cầu nguyện 40 ngày
trong sa mạc; khi chọn các môn đệ, Ngài thức suốt đêm; khi sắp chịu nạn chịu chết,
Ngài đã lên núi Cây Dầu cầu nguyện ...
Sống Lời Chúa:
+
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta
hãy biết đặt để mọi công việc của mình dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa qua lời
cầu nguyện. Vì nhờ cầu nguyện với Chúa, chúng ta biết được thánh ý Ngài. Cầu
nguyện để biết được phương cách thi hành tốt đẹp nhất. Cầu nguyện để phó thác nơi
Chúa mọi sự.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con ý thức
được giá trị của lời cầu nguyện và luôn biết gắn bó với Chúa như Chúa luôn kết
hợp với Thiên Chúa Cha.
Lẽ sống:
Các
thánh xuống hỏa ngục
Văn hào Guenter Eich, người Ðức, có viết một vở
kịch truyền thanh với nhan đề: "Festamus, người tử đạo", đại ý câu
chuyện như sau:
Festamus
là một con người lành thánh, đơn sơ hiếm có. Mặc dù sống giữa những người gian
ác, chàng vẫn luôn cư xử đoan chính, giàu lòng thương đối với những người bần
cùng.
Sau
khi chết, chàng được lên Thiên Ðàng. Ở đó, sau khi làm quen với các vị thánh,
chàng đã bỏ ra mấy ngày liền để đi tìm kiếm cha mẹ, anh em và bạn hữu ngày xưa.
Nhưng chàng không thấy ai. Thánh Phêrô cho biết: Cha mẹ và bạn hữu chàng ngày xưa
đã ăn ở gian ác, nên đã bị giam trong Hỏa Ngục.
Nghe
đến đây, Festamus buồn thiu, chàng liền thưa với thánh Phêrô: "Con không
thể ở nơi đây được bao lâu còn có những người đang phải chịu đau khổ dưới đó".
Chàng liền rời bỏ Thiên Ðàng, xuống Hỏa Ngục để thăm cha mẹ, bạn hữu
và những người thân. Chàng làm điều đó với tin tưởng rằng: Khi một người vô tội
từ trời cao, đến và sống với những người bị kết án, cùng chia sẻ với họ những đau
khổ nhọc nhằn, thì người đó sẽ phá tan được địa ngục và vòng phong tỏa của quỷ
ma...
Câu chuyện tưởng tượng
trên đây phần nào muốn đề cao thiện chí của những người dám hy sinh hạnh phúc
riêng tư của mình để chia sẻ số phận đau thương của những người khác.
Ðó là tất cả Mầu Nhiệm Thiên Chúa
làm người. Thiên Chúa đa từ trời cao xuống trần trong thân phận nghèo hèn nhất.
Ngài sinh ra trong chuồng bò để thông cảm với nỗi cơ cực nghèo nàn của những kẻ
không nhà không cửa.
Thiên Chúa từ trời cao không muốn ban xá lệnh,
ban ơn tha thứ cho tội nhân, mà trái lại đã thân hành đến ngồi đồng bàn với từng
tội nhân. Thiên Chúa không thể hiện sự cảm thông bằng lời nói suông, mà bằng cả
cuộc sống làm người...
Người Việt Nam nào dường như cũng
đang sống trong địa ngục của thiếu thốn và nghèo khổ. Không cần phải đi tìm kiếm,
ai trong chúng ta cũng cảm nghiệm được thế nào là cơ cực, bần cùng. Ai sẽ biến
cảnh khốn cùng ấy trở thành Thiên Ðàng của Tình Thương? Mỗi người một ít, nếu
ai cũng ra khỏi nỗi khổ của mình và gom góp lại đóm lửa của yêu thương, chia sẻ,
cảm thông, chúng ta sẽ xoa dịu được phần nào nỗi khổ đau chung mà chúng ta đang
trải qua...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét