PHÚC ÂM: Mt 18,15-20
“Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã
chinh phục được người anh em”.
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
15
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu người anh em của anh trót phạm
tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe
anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. 16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì
hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ
vào lời hai hoặc ba chứng nhân. 17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội
Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại
hay một người thu thuế.
18 “Thầy
bảo thật anh em : dưới đất, anh em ràng buộc những điều gì, trên trời cũng sẽ
ràng buộc như vậy ; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng sẽ
tháo cởi như vậy.
19 “Thầy
còn bảo thật anh em : nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất
cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. 20 Vì ở đâu có hai ba người họp lại
nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”
Suy niệm:
Sửa lỗi cho anh em theo tinh thần của Chúa
Khi
đảm nhận vài trò sửa lỗi cho anh chị em, hẳn chúng ta đều cảm thấy quá khó! Khó
là vì không ai muốn nhận lỗi về mình, và nếu có nhận ra lỗi của mình thì cũng
khó lòng chấp nhận sửa sai vì cái "tôi" quá lớn.
Tại
sao vậy? Thưa! Đơn giản là vì tâm lý chung của mọi người đa phần là bảo thủ nên
dễ nhận thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình, còn người khác thì dễ nhận
ra lỗi của ta hơn là lỗi của họ.
Hôm
nay, Đức Giêsu đã dạy cho các môn đệ của mình hãy sửa lỗi cho anh em. Tuy
nhiên, theo lẽ thường, muốn thành công, người môn đệ phải có được tâm tình như:
yêu thương chân
thành, tôn trọng, tế nhị, kiên trì và cầu nguyện. Bỏ một trong các bước
trên, thành công là điều khó có thể xảy ra!
1.
Sửa
lỗi nhau trong yêu thương chân tình:
Trước
tiên, khi muốn sửa lỗi cho người khác, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng: "Nhân vô thập
toàn" và lỗi của người anh em đôi khi cũng là lỗi của mình.
Chính thánh Gioan đã quả quyết: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự
lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta" (1Ga 1,8).
Khiêm tốn nhận ra mình tội lỗi, yếu đuối và bất toàn sẽ mang lại cho ta bài học
về sự thông cảm, nhẹ nhàng và bao dung. Ngược lại, nếu không khiêm tốn, ta dễ rơi
vào tình trạng vô cảm, dửng dưng với người tội lỗi. Và như một lẽ tất yếu, hẳn
chúng ta không những không được Thiên Chúa tha thứ cho chính mình, nhưng Người
sẽ đòi nợ ta theo lẽ công bằng. Lúc ấy, chúng ta cũng là những người sẽ bị kết
án vì sự bất nhân của mình với anh chị em đồng loại.
Điều
này được quảng diễn qua dụ ngôn người mắc nợ không biết thương xót, ông chủ đã
lên án con người "cạn tình ráo máng" này khi nói: "Tên đầy tớ độc
ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt
ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi
sao? Rồi ông chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả
hết nợ cho ông" (Mt 18,32-34).
Như
vậy, khi sửa lỗi cho nhau dựa trên tình yêu nhờ động lực của đức ái, chúng ta mới
có thể đi vào tình yêu của Thiên Chúa để đón nhận sự tha thứ cho chính mình và
diễn tả tình yêu đó cho người khác trong khi sửa lỗi cho họ.
2.
Sửa
lỗi trong tâm sự nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị và tôn trọng:
Thứ
đến, là sửa lỗi cho anh chị em mình trong tâm sự nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị và
tôn trọng: Đức Giêsu đã nói rất rõ: "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi
sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được
món lợi là người anh em mình" (Mt 18, 15).
Thường
thì con người dễ nghe những lời tâm sự, kín đáo, tế nhị, chân tình hơn là những
sự nạt nộ, kết tội... hơn nữa, một mình ta với người được sửa lỗi nói lên tính
riêng tư và mang lại cảm giác an toàn, kính trọng vì họ đang được yêu thương.
Thật
vậy, nếu không có sự tôn trọng, nhẹ nhàng, tế nhị và kín đáo, chúng ta không thể
hiểu được tâm trạng của người tội lỗi!!! Bởi vì, thường
những người phạm tội luôn mang hai trạng thái, một là tự ái, hai là mặc cảm, xấu
hổ. Mặt khác, người sai lỗi thường rơi vào tình trạng bất ổn về lương tâm, nên
tinh thần, thái độ của họ rất mỏng dòn, yếu đuối và dễ buông xuôi. Chỉ cần một
lời nói thiếu tế nhị là có thể đổ bể mọi vấn đề... và vô tình, chúng ta lại đào
thêm hố ngăn cách cho anh chị em, làm cho sự việc trở nên trầm trọng hơn. Thiếu
đi sự tôn trọng thì chỉ còn những lời chỉ trích, nguyền rủa. Có được sự tôn trọng,
chúng ta sẽ nhẹ nhàng, khiêm tốn khi sửa lỗi.
Như
vậy, cần phải có thái độ trân trọng với người mà tôi đang muốn giúp đỡ họ. Trân
trọng vì người lầm lỗi đó là người anh em, là bạn, và trên hết là hình ảnh
Thiên Chúa. Trân trọng nữa là vì nơi họ vẫn còn đó những
suy tưởng tích cực và lương tâm chân chính thủa ban đầu mà Thiên Chúa đã phú bẩm
nơi tâm hồn họ, vì thế, tận sâu thẳm của tâm hồn, họ vẫn được tiếng nói lương
tâm thúc đẩy để "làm lành lánh dữ" và cách nào đó họ vẫn khao khát tìm
về Chân, Thiện, Mỹ.
Mặt
khác, khi chúng ta nhẹ nhàng để chỉ cho người anh chị em của mình thấy được lỗi
của họ mà sửa, ấy là lúc biểu hiện của tâm hồn một người thánh thiện, chân
thành chứ không phải nhân cơ hội này, mình hạ thấp nhân phẩm và nhấn chìm họ xuống
để mình được vươn lên trong sự huênh hoang, tự mãn... hãy mặc lấy tâm tình của
một người bạn hơn là người chỉ giáo; có tâm tình của một người cha hơn là một
quan tòa...
Làm
được điều đó, chúng ta sẽ loại bỏ điều oán ghét, giận hờn... để chỉ vì một động
lực duy nhất là tình yêu, một mục đích nguyên tuyền là muốn cho người anh chị
em chúng ta được trở nên tốt hơn mà thôi.
3.
Sửa
lỗi trong kiên trì và cầu nguyện:
Cuối
cùng, khi thi hành việc sửa lỗi là cả một quá trình. Chuyện liên quan đến toàn
thể con người, nó đụng đến tận gốc rễ của cái "tôi", vì thế, không phải
là chuyện làm một lần là xong. Cần phải có nhiều phương án. Đức Giêsu đã vạch
ra cho chúng ta những phương án như sau: gặp riêng, gặp có người làm chứng và
sau cùng mới đưa ra cộng đoàn (x. Mt 18,15-17). Hãy nhớ lại sự kiên trì của
thánh nữ Mônica với thánh Âu tinh!
Tuy
nhiên, kiên trì là điều cần, nhưng không thể đóng vai trò quyết định. Thật vậy,
mọi chuyện sẽ không thể thành công và sẽ trở thành "công dã tràng" nếu
phủ nhận ơn Chúa và cậy dựa vào khả năng thuần túy của ta.
Như
thế, đời sống cầu nguyện, kết hợp với hy sinh là điều quan trọng để quyết định
thành công hay thất bại. Chúng ta nên nhớ rằng sửa lỗi là việc của chúng ta, nhưng
kết quả là việc của Chúa. Chúng ta không có khả năng để thay đổi người khác. Bởi
vì: "Mưu sự
tại nhân, thành sự tại Thiên".
Bên
cạnh đó, người sửa lỗi phải có sự can đảm chấp nhận sự thiệt thòi về mình khi
dám nói lên sự thật, bởi vì đôi khi bị hiểu lầm, ghen ghét, ganh tỵ và bị trả
thù ngang qua những sự thật mà ta đã nâng đỡ...
Mong
sao, khi đứng trước lỗi lầm của người khác, chúng ta đừng rơi vào tình trạng: khắt khe hoặc vô cảm.
Bởi vì khắt khe, chúng ta sẽ hướng chiều về sự loại trừ khi can thiệp cách thô
bạo nhằm đẩy lui người anh chị em vào bóng tối. Còn thờ ơ, chúng ta lại rơi vào
tình trạng lãnh cảm, tức là không cần quan tâm, bỏ rơi. Tất cả những
điều đó hoàn toàn là một "tấm vải đen", "một bầu trời u ám"
cho cả người sửa lỗi và người được sửa lỗi.
Jos. Vinc. Ngọc
Biển
Nguồn: tonggiaophanhanoi.org
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin
cho chúng con biết ý thức mình cũng là con người bất toàn nên cần đến ơn Chúa
trợ giúp. Đồng thời, xin cho chúng con biết sửa lỗi anh chị em trong tinh thần
khiêm tốn và thánh thiện. Xin Chúa cũng ban cho chúng con ơn can đảm, trung
thành trong sự thật khi thi hành công việc khó khăn này.
Lẽ sống:
Đâu
là hạnh phúc đích thực
Seiji
Katagire, một phi công Nhật Bản, đang trên cần lái của chiếc phản lực cơ DC 8 của
hãng hàng không dân sự với 174 hành khách trên tàu. Ðang lúc anh chuẩn bị đáp
xuống phi trường Ðông Kinh, thì anh bỗng nghe được những âm thanh khủng khiếp
báo hiệu một sự chết chóc rùng rợn. Do phản ứng tự nhiên, anh đã kéo giật cần
lái, khiến cho chiếc máy bay đâm nhào xuống đất gây tử thương cho 24 hành khách
và hàng trăm người bị thương.
Khi
cuộc điều tra về tai nạn kết thúc thì anh được gửi ngay đến bệnh viện tâm thần.
Các bác sĩ về khoa thần kinh học cho rằng những tiếng kêu gào khủng khiếp mà
viên phi công đã nghe được, xuất hiện ngay trong cơn ác mộng giữa lúc tỉnh táo
của anh và đó chính là nguyên nhân gây ra tai nạn... Theo các bác sĩ tâm thần,
ác mộng xảy ra trong tình trạng nửa tỉnh nửa mơ là dấu hiệu báo trước một cơn
khủng hoảng tinh thần.
Theo
những con số chính xác được tiết lộ từ các bệnh viện thần kinh tại Nhật Bản,
thì con số người mắc bệnh mất trí và thác loạn thần kinh đã gia tăng theo tỷ lệ
thuận với sự phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế tại quốc gia này... Người
Nhật Bản nổi tiếng là người cần cù siêng năng nhất thế giới.
Từ em bé mới tập tễnh
cắp sách đến trường với một vị bộ trưởng trong chính phủ, tất cả mọi người đều
lấy sự bon chen và lấy sự phấn đấu làm phương châm của cuộc sống... Sự cố gắng
đó vừa đưa nước Nhật đến chỗ phồn thịnh cũng vừa xô đẩy người dân đến tình trạng
căng thẳng không ngừng. Một chút lơ đễnh có thể đưa đến thất bại, một
chút sơ sót có thể đưa đến chỗ mất công ăn việc làm... Tự ái cá nhân và tự ái dân tộc khiến người Nhật không chịu đựng được sự
thất bại. Một lần thi trượt có thể xô ngã không biết bao nhiêu học sinh Nhật đến
chỗ tự vận.
Nhật Bản là quốc gia được coi là mạnh nhất Á
Châu và là nước một trong những kỹ thuật cao nhất thế giới. Nhưng chúng ta hãy
tự hỏi: liệu sự giàu có phồn thịnh đó có đem lại cho con người hạnh phúc hay
không?
Hạnh
phúc là một cái gì vô cùng tương đối... Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.
Chúng ta hãy thử so sánh niềm vui của các trẻ
em thuộc hai xã hội khác nhau. Trong một gia đình mà cơm trắng được coi như một
thứ xa xỉ phẩm, thì chắc chắn một ổ bánh mì tây sẽ tạo cho các em bé trong gia
đình nghèo một niềm vui gấp nghìn lần niềm vui của những em bé suốt đời sống
trên nhung lụa và ăn toàn cao lương mỹ vị.
Một
chiếc áo mới mỗi năm chỉ được mặc một lần của em bé nhà nghèo có lẽ sẽ làm cho
em bé đó vui hơn tất cả những em bé suốt đời chỉ biết có lụa là gấm vóc.
Của
cải vật chất là một điều kiện cần thiết để cho con người được sống xứng với phẩm
giá con người. Những phương tiện kỹ thuật giúp con người phát triển nhiều hơn
trong nhân cách. Sự sung túc về vật chất phải đem lại sự phát triển nhân bản và
tinh thần. Có hiều hơn để nên người nhiều hơn: đó là khẩu hiệu người ta thường
đề ra để kêu gọi giúp đỡ các nước kém mở mang... Tuy nhiên, tự nó, của cải vật
chất, sự giàu có, những phương tiện văn minh tiến bộ không phải là cùng đích của
con người.
Người Kitô luôn thức tỉnh để đánh giá đúng
những phương tiện vật chất họ đang sử dụng hay đang tìm cách để đắc thủ. Sự chạy
đua với những phương tiện vật chất không nên làm họ mờ mắt, bán đứng lương tâm
của mình.
Hạnh phúc duy nhất và đích thực trong cuộc sống
của người Kitô phải là chính Chúa. Có được hạnh phúc đó trong tâm hồn, chúng ta
sẽ đánh giá đúng mức của cải vật chất và đồng thời sẽ tìm được hạnh phúc ngay
trong những điều kiện thiếu thốn nhất của cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét