Phúc Âm: Lc 5,1-11
“Các ông bỏ hết mọi sự mà theo Đức
Giê-su”.
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
1
Khi ấy, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến
gần Người để nghe lời Thiên Chúa. 2 Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn
những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. 3 Đức
Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-môn, và Người xin ông chèo
thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy
đám đông.
4 Giảng xong,
Người bảo ông Si-môn : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” 5 Ông
Si-môn đáp : “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả.
Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” 6 Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến
nỗi hầu như rách cả lưới. 7 Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền
kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến
gần chìm.
8 Thấy vậy,
ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói : “Lạy Chúa, xin tránh xa
con, vì con là kẻ tội lỗi !” 9 Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và
tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. 10 Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là
Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức
Giê-su bảo ông Si-môn : “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” 11 Thế
là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.
Suy
niệm:
Lời
Chúa hôm nay thuật lại cho chúng ta thấy việc Đức Giêsu gọi và chọn bốn môn đệ đầu
tiên. Ngài gọi các ông không phải các ông tài cán. Cũng không phải các ông thuộc
thành phần vai vế trong xã hội. Lại càng không phải là người tài giỏi...
Nhưng
Ngài gọi các ông vì các ông bình thường, đơn sơ, và biết phó thác. Ngài gọi các
ông từ trong công việc đời thường của họ, bởi Đức Giêsu nhận ra "chất tố"
môn đệ nơi sâu thẳm tâm hồn các ông.
Thật
vậy, sự quảng đại là yếu tố đầu tiên trong quá trình đáp trả lời mời gọi đầy
yêu thương. Phêrô đã quảng đại cho Đức Giêsu mượn thuyền của mình. Ông cũng
không ngại khó khi sẵn sàng trèo thuyền cho Đức Giêsu giảng dạy dân chúng.
Tiếp
theo là sự vâng lời. Đã vất vả suốt đêm mà chẳng bắt được gì! Ấy thế mà, khi được
lệnh của Đức Giêsu, các ông sẵn sàng thi hành. Nếu không có sự tùng phục, hẳn
không ai lại đi làm chuyện ngược đời như vậy, bởi lẽ ngư dân chuyên nghiệp, hẳn
họ biết giờ ấy và chỗ nước đó không thể có cá...!!!
Thứ
ba, phải mang trong mình tâm tình khiêm tốn. Khi nhận ra mình yếu đuối và tội lỗi,
Phêrô đã phục lạy Đức Giêsu. Khiêm tốn là điều kiện rất quan trọng để trở thành
môn đệ. Nếu không khiêm tốn, hẳn chúng ta không có nguồn năng lượng từ Chúa để đủ
nghị lực thi hành sứ vụ. Khiêm tốn là thái độ của người thuộc về Đức Giêsu như
Ngài thuộc về Thiên Chúa.
Cuối
cùng, là khi đã cảm nghiệm được tình thương của Chúa, các ông sẵn sàng đón nhận
và lên đường.
Thật
vậy, chính nhờ những đặc điểm đó, mà Đức Giêsu đã chọn Phêrô và các môn đệ
khác.
Lần
giở lại trong tâm tưởng, lịch sử ơn gọi của chúng ta, dù đi tu hay ơn gọi gia đình,
chúng ta đều được Thiên Chúa kêu gọi: "Hãy theo Thầy".
Theo
Thầy để đáp lại lời mời gọi làm tông đồ, yêu thương và phục vụ.
Theo
Thầy để phản ánh tình yêu của Thầy cho mọi người. Theo Thầy để trở thành chứng
nhân cho Thầy.
Tuy
nhiên, trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta giả điếc làm ngơ trước tiếng gọi của
Chúa như:
Đang
sống một cuộc sống dễ dãi, hẳn không muốn đi vào con đường của thiếu thốn. Đang
sống trong sự an nhàn thư thái, yên thân, hẳn không muốn ra "chỗ nước
sâu" là những thử thách, nguy hiểm để tác nghiệp... Hay đang sống trong
quyền lực, không dại gì lại trở nên người hiền lành, khiêm tốn... Và, không dại
gì lại phải lên đường và đến nơi chẳng muốn...
Tất
cả những lý do trên, khiến hồn tông đồ của chúng ta bị héo úa tàn phai, và rất
khác với các môn đệ khi xưa, bởi chúng ta vẫn còn ích kỷ theo kiểu được - thua.
Sống Lời Chúa:
+
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta
hãy phó thác mọi sự trong tay Chúa, luôn tin tưởng cậy trông nơi Ngài. Nếu có đức
tin, chúng ta sẽ được Chúa ân thưởng hậu hĩnh, hơn cả sự tưởng tượng của chúng
ta. Mẻ cá lớn đã chứng minh cho chúng ta điều đó.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cho con biết vâng
theo Lời Chúa, biết dựa vào Lời Chúa và thực thi lời Ngài trong cuộc sống.
Lẽ sống:
Người
ta sao, tôi vậy!
Theo
khuynh hướng tự nhiên, có lẽ ai trong chúng ta cũng thích dựa theo đám đông để
hành động.
Chúng ta thử quan sát trong sự đi lại trong các
thành phố. Cũng như xe cộ, khách bộ hành cũng phải tuân theo đèn xanh, đèn đỏ.
Những buổi chiều khi tan sở, người ta thường thấy các xe cộ nối đuôi nhau ở các
ngã tư. Ðối lại với một chuỗi dài của những xe cộ, người ta cũng thấy lố nhố cả
một đoàn người đang chờ đèn xanh để qua đường.
Quan sát cho kỹ, thỉnh thoảng người ta
thấy một điều rất buồn cười, nhưng cũng rất bình thường: nếu có một người trong
đám bộ hành này, vội vàng vì công việc hoặc không đủ kiên nhẫn, đã lợi dụng lúc
vắng xe để băng qua đường bất chấp đèn đỏ, thì lúc đó, một số người trong đám đứng
đợi cũng sẽ làm theo, nghĩa là cũng sẽ băng qua đường ngay giữa lúc đèn còn đỏ...
Những người đi theo này có lẽ không nhìn thấy những dấu hiệu của luật lệ đi đường,
mà chỉ làm theo người khác. Ðối với những người này, dấu hiệu để băng qua đường
này không phải là đèn xanh, mà là gương của người khác.
Trong
cuộc sống hằng ngày cũng thế, nhiều người trong chúng ta có lẽ không hành động,
không cư xử theo những dấu hiệu, theo những chỉ dẫn của chân lý, mà có lẽ theo
gương kẻ khác nhiều hơn. Người ta làm sao, tôi làm vậy! Ðó là lý luận thông thường
của chúng ta. Như thế người vượt đèn đỏ để băng qua đường chỉ làm một hành động
cá nhân cho riêng mình, mà còn trở thành dấu hiệu để cho không biết bao nhiêu
người làm theo.
Không ai có thể tự phụ sống cho riêng
mình mà hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến người khác. Bằng lời nói hay hành động,
tất cả mọi hành xử của chúng ta đều gây một chấn động nào đó với người khác. Một
cách nào đó, chúng ta không sống như một hòn đảo, mà là một dấu hiệu đối với người
khác.
Riêng với những môn đệ của Ðức Kitô,
thì vai trò dấu hiệu ấy càng hiển nhiên hơn. Thật thế, Chúa Giêsu đã quả quyết:
"Các con là muối đất, các con là ánh sáng thế gian".
Ước gì cuộc sống chứng ta của bác
ái, của nhẫn nhục, của tha thứ, của quảng đại, của phục vụ và của sự cần kiệm
liêm chính mà người Kitô luôn phải thể hiện, có sức trở thành dấu hiệu của chân
lý, của Sự Sống. Và để trở thành dấu hiệu cho người khác, người Kitô cần phải
luôn hướng nhìn về Ðấng là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống. Sống theo Ngài, cư
xử như Ngài, người Kitô cũng sẽ lôi cuốn nhiều người đến với Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét