Phúc Âm: Lc 8,19-21
“Mẹ tôi và anh em tôi, chính là
những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
19
Khi ấy, mẹ và anh em Đức Giê-su đến gặp Người, mà không làm sao lại gần được,
vì dân chúng quá đông. 20 Người ta báo cho Người biết : “Thưa Thầy, có mẹ và
anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy.” 21 Người đáp lại : “Mẹ tôi và anh em
tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”
Suy
niệm:
Truyền
thống từ xa xưa luôn tin nhận Đức Maria là Mẹ Đấng Cứu Thế và là Nữ Tỳ Thiên
Chúa. Đức Maria được diễm phúc cao trọng này là nhờ Mẹ đã lắng nghe và thực
hành Lời Chúa cách trọn vẹn. Vì thế, Đức Giêsu hết mực tôn kính Mẹ.
Tuy
nhiên, bài Tin Mừng hôm nay trình thuật việc Đức Maria và các anh em của Ngài đến
tìm Ngài, và khi được tin báo, Đức Giêsu lại nói: "Mẹ và anh em Ta là những
người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".
Qua
câu nói này, người nghe cảm thấy ngỡ ngàng quá đỗi, bởi vì xem ra có vẻ Đức Giêsu quá thờ ơ với mối liên hệ
ruột thịt, hơn nữa, người đó lại là Mẹ mình. Phải chăng điều này
không thể chấp nhận được! Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý thì đây là một cách gián tiếp, Đức Giêsu ca tụng Mẹ
mình hơn ai hết. Tại sao vậy? Thưa! Vì Mẹ Maria là người trung thành và tín thác nơi
Thiên Chúa tuyệt đối qua thái độ lắng nghe, suy niệm và thực hành cách trọn vẹn
Lời của Thiên Chúa trong cuộc đời và nơi các biến cố.
Như vậy, đối với Đức
Giêsu, tình nghĩa gia đình không chỉ xây dựng trên liên hệ máu mủ, mà thiết yếu
phải được củng cố bởi lòng tin. Vì vậy, một cách mặc nhiên, câu trả lời của Đức
Giêsu đã làm cho Mẹ thêm vinh dự, cao trọng và đáng để mọi người noi gương.
Hôn
nay, phụng vụ mừng kính thánh Piô thành Pietrelcina.
Thánh
nhân tên thật là Francesco Forgione. Khi được 15 tuổi, Francesco gia nhập dòng
Capuchin và lấy tên Piô.
Cuộc
đời của thánh nhân được tô đậm bởi đời sống đức tin tuyệt vời. Có thể nói: đối
với ngài, đức tin chính là cuộc sống. Vì thế, cuộc đời của ngài là một cuộc đời
luôn đi tìm Chúa trong đức tin và hân hoan thi hành.
Ngài
đã hoàn toàn tin tưởng Thiên Chúa và hết lòng khiêm nhường chấp nhận mọi sự.
Ngài
đã can đảm làm chứng cho Chúa bằng chính đời sống của ngài. Ngài luôn đứng về
phía người nghèo, người bị áp bức. Ngài cũng là người xuất sắc trong việc bảo vệ
chân lý và tìm mọi cách đưa người ta tìm được sự thật theo Tin Mừng và giúp họ
trở về con đường ngay nẻo chính khi tin nhận Thiên Chúa là Chúa và làm chủ tuyệt
đối trên cuộc đời của họ.
Ngài
có ơn Chúa đặc biệt trong việc nhìn thấu suốt tâm hồn người ta. Vì thế, ngài đã
giúp cho họ nhận ra đâu là con đường đưa tới Thiên Chúa thật và đâu là con đường
đưa tới diệt vong. Tưởng cũng nên nhắc lại, thời của thánh Piô luôn phải đối diện
với chủ nghĩa thực dụng, duy vật và vô thần. Vì thế, mỗi khi gặp những người chối
bỏ Thiên Chúa, ngài thường khuyên: "Ôi con dại dột biết là chừng nào!!!
Con đã phản bội Chúa là Thiên Chúa của con và con tự đặt mình giữa hàng ngũ những
kẻ thù của Thiên Chúa!". Từ những chỉ dẫn khôn ngoan của thánh nhân, nhiều
người đã từ bỏ chủ thuyết vô thần hoặc tương đối để quay trở về với Thiên Chúa.
Sống Lời Chúa:
+
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta luôn đặt niềm tin nơi
Chúa. Đón nghe Lời Chúa và thực hành thì sẽ được hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài. Đồng
thời, biết noi gương thánh Piô khi xưa là: sống và làm chứng cho sự thật, sẵn
sàng can đảm lên tiếng khi người ta đi sai đường trệch lối.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cho con biết lắng
nghe và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống thường ngày. Ước gì cuộc đời của
chúng con luôn được Lời Chúa soi dẫn.
Lẽ sống:
Cậu
bé đau liệt trong bức tranh
Một
trong những bức tranh bất hủ của danh họa Rafaello, người Italia, hiện đang được
cất giữ trong bảo tàng viện Vatican: đó là bức họa Chúa Giêsu biến hình trên
núi Tabôrê.
Trong
bức tranh, người ta thấy có ba tầng. Ở tầng cao nhất của bức tranh là khuôn mặt
và toàn thân Chúa Giêsu trong cảnh chiếu sáng rực rỡ giữa các tầng mây. Ở tầng
dưới của bức tranh và kề sát với Chúa Giêsu là ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và
Gioan trong tình trạng ngây ngất trước sự biến dạng rực rỡ của Chúa Giêsu. Và ở
tầng thấp nhất của bức tranh, người ta thấy một nhóm môn đệ và một gia đình
đang quây quanh một em bé đang đau liệt: tất cả đều chìm ngập trong một khung cảnh
ảm đạm, mờ ảo.
Có
lẽ danh họa Rafaello đã cố gắng giải thích cho chúng ta về sứ điệp của bài Tin
Mừng tường thuật cuộc biến hình của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là niềm hy vọng
và là Ðấng cứu chữa con người. Ðứa bé đau liệt trong bức tranh là chính mỗi người
trong chúng ta, là toàn thể nhân loại đang chịu đựng vì không biết bao nhiêu bệnh
tật trong thân xác lẫn tâm hồn. Trong đám môn đệ đang quây quanh cậu bé đau liệt,
Rafaello đã làm nổi bật hai cử chỉ: cử chỉ của một người môn đệ đang trỏ tay chỉ
về cậu bé và cử chỉ của một người môn đệ khác đang chỉ tay về Chúa Giêsu..
Phải
chăng Rafaello đã không muốn đánh thức ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan
đang say sưa chiêm ngưỡng Thánh nhan rực rỡ của Chúa Giêsu mà quên đi cảnh nhân
loại đang quằn quại trong đau thương khốn khổ?
Trong đời sống đạo,
chúng ta dễ rơi vào hai thái cực: hoặc chỉ chăm chú cầu nguyện mà không đếm xỉa
gì đến lòng bác ái đối với tha nhân, hoặc ngược lại, xem hành động bác ái là một
lời cầu nguyện mà không màng đến đời sống nội tâm. Nơi Chúa Giêsu, cầu
nguyện đưa đến hoạt động và hoạt động dẫn đến cầu nguyện.
Mỗi một gặp gỡ của Ngài với tha nhân cũng là một lời cầu nguyện và mỗi một lời
cầu nguyện của Ngài cũng ôm trọn lấy tất cả những ai mà Ngài đã hoặc sẽ gặp gỡ. Chúng ta hãy chiêm ngắm mẫu gương của Chúa Giêsu... Cả cuộc đời của
chúng ta phải là một lời nguyện dâng lên Thiên Chúa, chứ không chỉ có những lời
kinh mà chúng ta đọc ngoài môi mép.
Người
ta không lên xe để ở mãi trên đó... Một môn sinh không đến thụ giáo để ở mãi
bên cạnh thầy mình... Cũng thế, chúng ta không leo lên núi cao để ở lại mãi
trên đó. Sau cơn ngây ngất của ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan trên núi
Tacôbê, Chúa Giêsu đã kêu gọi các ngài hãy trở lại với thực tế: đó là thực tế của
những cuộc gặp gỡ, đương đầu và cuối cùng là cái chết.
Từ đỉnh cao của sự cầu
nguyện, từ bốn bức tường của nhà thờ, từ cung thánh của những giây phút ngất
ngây trong sự kết hiệp, chúng ta hãy quay lại với cuộc sống, nơi đó có những
nghĩa vụ để thi hành, nơi đó có những con người để gặp gỡ và yêu thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét