PHÚC ÂM: Mt 21,28-32
“Nó hối hận, nên lại đi. Những
người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
28
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng : “Các ông
nghĩ sao ? Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất :
‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ 29 Nó đáp : ‘Con không muốn !’ Nhưng
sau đó, nó hối hận, nên lại đi. 30 Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy.
Nó đáp : ‘Thưa ngài, con đây !’ nhưng rồi lại không đi. 31 Trong hai người con đó, ai đã thi
hành ý muốn của người cha ?” Họ trả lời : “Người thứ nhất.” Đức Giê-su nói với
họ : “Tôi bảo thật các ông : những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước
Thiên Chúa trước các ông. 32 Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho
các ông, mà các ông không tin ông ấy ; còn những người thu thuế và những cô gái
điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận
mà tin ông ấy.”
Suy niệm:
Dụ
ngôn hai người con Chúa
Hình ảnh Chúa Giêsu dùng để trình bày
giáo lý của Ngài trong Chúa Nhật hôm nay vẫn là vườn nho. Tư tưởng của Chúa
Giêsu trong trích đoạn Tin Mừng Mt 21,28-32 tiếp nối hình ảnh vườn nho, nghĩa
là nước trời, Chúa Giêsu muốn giới thiệu cho nhân loại. Câu chuyện thánh
Matthêô tường thuật có tính cách dí dỏm, thú vị, giúp mọi người hiểu được ý
Chúa muốn nói. Người Cha trong trích đoạn Mt 21,28-32 là Thiên Chúa nhân từ,
giàu lòng thương xót, luôn chạnh lòng xót thương đối với con người, nhất là những
con người tội lỗi, yếu đuối. Người cha một hôm nói với đứa con cả: "Con ơi, nay ra
làm vườn nho giúp cha nhé". Đây không phải là một lệnh truyền,một
lời bắt buộc, nhưng chỉ là một lời mời gọi.
Câu
chuyện ngắn gọn, nhưng nói lên tất cả ý nghĩa của sứ điệp Tin Mừng muốn đề cập
tới. Thái độ của hai người con quả thực trái ngược nhau. Cái nghịch lý ở đây là
người con cả nói
"không", nhưng sau đó nghĩ lại và đi làm vườn nho theo lợi ích chung của
gia đình. Người con cả đã biết hy sinh lợi ích riêng để sống quảng đại,
cởi mở và đặt ích lợi chung của gia đình lên trên. Còn người con thứ nhanh nhảu đáp lại lời mời của
cha "vâng, con sẽ đi". Lời đáp trả hết sức mạnh mẽ và quả
quyết ấy chỉ là một lời lừa dối cha. Người con thứ thưa "vâng" để nhằm
mập mờ đánh lận con đen. Vâng, nhưng không làm, sẽ đi, nhưng không đi. Thái
độ của người con thứ thật ích kỷ, anh ta không hề thương yêu cha chứ đừng nói đến
yêu thương anh em trong gia đình và người ở ngoài xã hội. Người con cả xác định
lập trường của mình, nói lên sự tự do của con người mình, nhưng cuối cùng người
con cả đã biết vượt lên tất cả để chọn lựa điều có ích nhất. Hành động của người
con cả là cả một sự chọn lựa giằng co, đòi hỏi sự quả cảm và tình thương. Chính vì có lòng tốt,
con tim nhậy cảm, ánh mắt biết nói, nên người con cả đã làm theo ý cha của
mình. Còn người con thứ chỉ sống trên đầu môi chóp lưỡi, giả bộ nói vâng, nhưng
trong tận đáy lòng của anh đã hàm chứa lời từ khước rất quyết liệt: không.
Người con cả đã biểu lộ thái độ của mình ra bằng hành động. Người con thứ nói
nhưng không làm. Điều này rất phù hợp với lời Chúa Giêsu: "Không phải tất cả những ai kêu lạy Chúa!,
lạy Chúa! mà được vào nước trời, nhưng chỉ những ai làm theo thánh ý
Chúa". Thánh ý Chúa phải được thể hiện qua thái độ vâng phục,
tuân theo đường lối Chúa. Nói cách khác là chấp nhận Chúa Giêsu là cùng đích,
là gia nghiệp của mình.
Chúa Giêsu không phân biệt bất cứ người nào dù họ là Do Thái, Hy Lạp, La Mã, dù họ là ở trong hay ngoại giáo. Chúa Giêsu khẳng định: Những người đĩ điếm và thu thuế sẽ vào nước trời trước các ngươi. Chúa Giêsu đã nói: "Không phải những người lành mạnh cần thầy thuốc, nhưng là những kẻ ốm đau". Thiên Chúa của Đức Kitô là một Thiên Chúa nhân hậu hay thương xót, thứ tha, cảm thông, chia sẻ khác với quan niệm của những người biệt phái, luật sĩ, kỳ mục, thượng tế đã quan niệm Thiên Chúa như một vị quan tòa ác nghiệt, thích trừng phạt và áp đặt những mệnh lệnh độc đoán. Thái độ của bọn biệt phái, Pharisiêu, tư tế, thông luật là thái độ ích kỷ, giả hình, làm bộ. Họ thích khoe khoang, tự mãn về một thứ đạo bề ngoài mà họ nghĩ ra. Cái đạo được họ áp đặt bởi trăm ngàn lề luật, nhưng lề luật do họ nặn ra, bày đặt để bắt buộc người khác làm, thực hiện chứ họ thì hoàn toàn không làm gì hết như Chúa Giêsu đã từng nói: một ngón tay họ cũng không muốn lay thử. Thái độ của họ là thái độ tự kiêu, tự mãn, phô trương: ra đường ưa thích người khác tung hô, chào hỏi. Áo thênh thang, tua áo dài, thẻ kinh rổn rẻn... Đạo như thế là đạo bề ngoài, đạo nông cạn, hời hợt. Chúa Giêsu đã không dựa trên công đức của con người, dựa trên địa vị, chức vụ của con người để thưởng phạt, tất cả đều do tình thương nhưng không của Chúa. Chìa khóa dẫn vào nước trời là sự vâng phục Thiên Chúa và hoán cải, thống hối, ăn năn.
-
Có hai tiếng người ta thường nói nhiều nhất, đó là "Vâng" và "Không".
Nhưng giá trị của chúng không tùy vào lúc chúng vừa được nói ra, mà tùy theo
sau đó người ta có thực hiện hay không. Nói "vâng" mà không làm đâu có giá trị bằng nói
"không" mà lại làm.
-
Lời hứa không tạo nên uy tín cho con người; lời nói tốt không thể thay thế cho
những việc làm tốt.
-
Con người chúng ta có thể thay đổi từ "vâng" sang "không"
và từ "không" sang "vâng". Vì thế, cả hai người con trong dụ
ngôn này đều có thể là bài học cho chúng ta: nếu chúng ta giống người con thứ
nhất đã lỡ nói "không" với Chúa bấy lâu nay thì bây giờ chúng ta có
thể nói lại "xin vâng"; còn nếu chúng ta giống người con thứ hai đã
thưa "xin vâng" thì đừng để cho mình bị thay đổi mà sửa lại thành
"không".
-
Trong lịch sử Giáo Hội, rất nhiều vị thánh lớn đã từng là những kẻ tội lỗi ban
đầu đã nói "không" với Chúa nhưng về sau đã sửa đổi và thưa "xin
vâng". Thánh Augustinô là một thí dụ điển hình.
Trích:
http://www.tgpsaigon.net
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa luôn mời gọi chúng con làm vườn nho cho Chúa. Chúa muốn chúng con bước
vào mối thân tình với Chúa trong những chia sẻ bổn phận của Cha như của con. Nhưng
chúng con hoặc vì chưa cảm nghiệm được sự cao quý, hoặc chưa thể hiện được tinh
thần trách nhiệm. Đã nhiều lần chúng con từ chối. Chúng con ngại nói lời xin
vâng vì sợ thiệt thân. Xin cho chúng con luôn hiểu rằng lắng nghe lời của Chúa
không chưa đủ, mà còn phải làm theo ý của Chúa.
Lẽ sống:
Con
vật đầu đàn
Một
khách lữ hành đi về những vùng núi xứ Tô Cách Lan, một hôm dừng chân lại bên cạnh
một đàn cừu. Bỗng ông ta chú ý đến một con cừu đang được người mục tử chăm sóc
một cách đặc biệt. Con vật nằm dài trên mặt đất. Chủ nó vừa vuốt ve vừa nói
chuyện với nó một cách dịu dàng, trong lúc tay vẫn không ngừng băng bó một chân
của nó. Người khách bộ hành lại gần và hỏi xem cho biết việc gì. Thoạt tiên,
người chăn chiên tỏ vẻ khó chịu vì phải trả lời. Nhưng sau đó vẻ thân mật của
người bộ hành đã làm cho anh vững lòng, vì thế anh ta không ngần ngại giải
thích:
"Con
cừu này có những đức tính tuyệt hảo của một người hướng đạo. Khi còn lành mạnh,
nó luôn dẫn đầu đàn cừu, biết cách làm cho những con vật khác vâng lời nó và
theo nó. Khổ thay vì quá tự tin nên nó không theo lệnh của tôi và dẫn đàn cừu
theo sở thích riêng của nó. Tôi đã tìm đủ mọi cách để thay vào chỗ của nó một
con đầu đàn khác nhưng vô hiệu, vì hễ con nào có vẻ như muốn thay nó đều bị nó
đánh và xua đuổi. Tình trạng của đàn cừu do đó trở nên nguy ngập. Tôi buộc lòng
phải áp dụng một phương pháp khá đau đớn".
Nói đến đây người chăn chiên ngừng lại như
bị cảm xúc mạnh. Anh giải thích tiếp như sau: "Tôi đành phải bẻ gãy chân
nó. Kể từ lúc đó, con vật bị thương nên hoàn toàn tùy thuộc vào tôi. Mỗi buổi
sáng, tôi vác nó lên vai ra đồng cỏ. Và buổi chiều về tôi lại vác nó trên vai
đem về. Nó không thể tự mình đi ăn cỏ được. Vì thế, từ một tháng nay, nó ăn giữa
lòng bàn tay của tôi. Những săn sóc liên tục của tôi đã tạo nên giữa tôi và nó
một sự liên hệ vô cùng mật thiết. Bây giờ có lẽ nó hiểu rằng sau khi đã làm cho
nó bị thương, tôi đã tìm đủ mọi cách để làm giảm bớt sự đau đớn của nó. Về phần
tôi, tôi cũng biết rằng sẽ không tìm được trong tất cả đàn cừu một con cừu biết
vâng lời tôi hơn nó. Trong vài ngày nữa, khi nó khỏe mạnh, tôi sẽ phục hồi nó lại
trong địa vị cũ của nó".
Hình ảnh trên đây gợi lại phần nào Tình Yêu của
Thiên Chúa đối với từng người trong chúng ta. Cựu ước đã không ngần ngại so sánh Thiên Chúa với
một người mục tử. Người mục tử săn sóc từng con chiên, người mục tử uốn nắn từng
con chiên, người mục tử sửa trị từng con chiên... Nhưng tất cả chỉ vì sự yêu
thương đàn chiên của mình.
Thiên Chúa có thực sự yêu thương chúng ta
không? Ðó là câu hỏi mà chúng ta có quyền đặt ra trong những mò mẫm tìm kiếm hạnh
phúc của chúng ta. Cuộc sống xem chừng như không diễn ra một cách xuôi chảy cho
từng người. Chúng ta không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Ðau khổ, thất bại
như những bóng mờ lúc nào cũng chực sẵn để ập phủ trên chúng ta... Chiến tranh,
chết chóc, bệnh tật, tai ương đã trở thành như tất yếu đối với chúng ta. Một
Thiên Chúa nhân từ, một Thiên Chúa quan phòng, một Thiên Chúa quyền năng lẽ nào
lại để cho đau khổ đè bẹp con người?... Bí ẩn của đau khổ luôn gợi lên trong chúng ta những thắc mắc
về Tình Yêu của Thiên Chúa.
Người Kitô chúng ta chỉ có thể tìm thấy câu trả
lời trong Mầu Nhiệm Thập Giá của Ðức Kitô. Thánh Gioan đã viết: Thiên Chúa đã
yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài. Và Người Con Một đó đã yêu đến nỗi
đã tự phó nộp mình và chết trên thập giá.
Tình Yêu của Thiên Chúa gắn liền với Thập
Giá của Ðức Kitô. Ðau khổ đã trở thành ánh sáng chiếu rọi vào Tình Yêu của
Thiên Chúa đối với con người. Nói như thế không có nghĩa là Thiên Chúa muốn con
người phải chịu đau khổ, Thiên Chúa cũng không tạo ra đau khổ để sửa trị con
người. Nhưng qua đau khổ, Thiên Chúa như muốn hé mở cho con người thấy Ngài là
Ðá Tảng, là nơi nương tựa duy nhất của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét