Phúc Âm: Lc 7,1-10
“Ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi
cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế”.
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
1
Khi ấy, sau khi giảng dạy dân chúng, Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um. 2 Một
viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người
ấy lắm. 3
Khi nghe đồn về Đức Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến
cứu sống người nô lệ của ông.
4
Họ đến gặp Đức Giê-su và khẩn khoản nài xin Người rằng : “Thưa Ngài, ông ấy đáng
được Ngài làm ơn cho. 5 Vì ông quý mến dân ta. Vả lại chính ông đã xây cất
hội đường cho chúng ta.” 6 Đức Giê-su liền đi với họ. Khi Người còn cách
nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra nói với Người : “Thưa
Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà
tôi. 7
Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói
một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh. 8 Vì chính tôi đây, tuy dưới quyền kẻ
khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này : ‘Đi !’ là nó đi
; bảo người kia : ‘Đến !’ là nó đến ; và bảo người nô lệ của tôi : ‘Làm cái này
!’ là nó làm.” 9
Nghe vậy, Đức Giê-su thán phục ông ta, Người quay lại nói với đám đông đang
theo Người rằng : “Tôi nói cho các ông hay : ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi cũng
chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế.” 10 Về đến nhà, những người đã được
sai đi thấy người nô lệ đã khỏi hẳn.
Suy
niệm:
Trong
các trung tâm hành hương, chúng ta vẫn thấy đây đó các bảng ghi ơn của những người
ngoài Công Giáo như sau: "Con là kẻ ngoại đạo, con xin tạ ơn Chúa ...
"; "Tạ ơn Chúa... đã cứu giúp con, mặc dù con là người lương
dân". Điều này được thấy rất rõ ở trung tâm hành hương cha F.x. Trương Bửu
Diệp tại Giáo phận Cần Thơ hay đền cha thánh Phêrô Lê Tùy thuộc Giáo phận Hà Nội.
Thật
vậy, vẫn còn đó những người lương dân, đôi khi lại có niềm tin mạnh hơn cả những
người Công Giáo. Đây là điều chúng ta nên hồi tâm và suy nghĩ lại về đời sống đức
tin của mình với Thiên Chúa.
Hôm
nay, Đức Giêsu cũng khen ngợi đức tin của một viên sĩ quan ngoại giáo ở Rôma.
Khi
nghe tin quyền năng và tốt lành của Đức Giêsu, ông đã truyền lệnh cho mấy trưởng
tế đến để cầu cứu Đức Giêsu chữa lành cho người đầy tớ của mình đang đau nặng.
Khi được tin, Đức Giêsu đã đích thân đến để cứu giúp ông. Tuy nhiên, ông không
muốn vì lý do nhận thấy mình không xứng đáng để được Đức Giêsu vào nhà. Ông chỉ
dám xin Đức Giêsu phán một lời thôi thì đầy tớ ông sẽ được bình phục. Thấy được
đức tin của ông mạnh và sự khiêm nhường thẳm sâu của ông, Đức Giêsu đã ra tay cứu
giúp cho người đầy tớ thân tín của ông.
Sống Lời Chúa:
+
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta
hãy có lòng thương xót như Đức Giêsu. Sẵn sàng giúp đỡ những người đang cần đến
chúng ta, mặc cho họ là ai, cùng niềm tin với chúng ta hay không...! Mặt khác,
sự xuất hiện và hành động của viên sĩ quan trong bài Tin Mừng hôm nay cũng nhắc
ta bài học về tình yêu không biên giới, đã thương xót thì không phân biệt chủ -
tôi, giai cấp... Đồng thời cũng mời gọi chúng ta hãy đặt niềm tin tưởng tuyệt đối
nơi Thiên Chúa trong sự khiêm nhường, tín thác.
+ Sự khiêm
nhường, tin tưởng tuyệt đối của viên sĩ quan khi xưa, nay đã trở thành mẫu mực
cho mọi người chúng ta, đến nỗi trong phụng vụ thánh lễ đã lấy lại lời này như
một tâm tình của con cái Giáo Hội khi chuẩn bị đón nhận Mình Thánh Chúa vào
trong tâm hồn của mình: "Lạy Chúa,
con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn
con sẽ lành mạnh".
+ Mong sao lời tuyên tín
này mang lại cho chúng ta sự khiêm tốn, tin tưởng, bình an, hạnh phúc đích thực
chứ không chỉ là một công thức phải đọc như một thói quen mà thôi.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức
tin, sự khiêm tốn và lòng bao dung cho chúng con.
Lẽ sống:
Ðây
sẽ là niềm an ủi của con
Một
trong những hình ảnh thánh thiện nhất về đời sống Kitô có lẽ là hình ảnh của những
người hấp hối trên tay cầm thánh giá.
Người
ta kể về một người đạo đức nọ như sau: Trong một cơn bệnh thập tử nhất sinh, chỉ
còn một phương thế duy nhất có thể hy vọng cứu sống bà đó là tiến hành cuộc giải
phẫu. Người đàn bà chấp nhận cuộc giải phẫu, bà yêu cầu cho con trai bà được chứng
kiến giờ phút đau khổ của bà. Vào thời buổi mà thuốc tê mê chưa có, thì bệnh
nhân thường phải trải qua những cơn đau khủng khiếp. Mặc dù đau đớn vô cùng, nhưng
người đàn bà vẫn cứ cắn răng chịu đựng. Nhưng đến cuối giờ mổ, khi các y sĩ chạm
đến gần tim, người đàn bà rùng mình kêu lên: "Lạy Chúa tôi". Chứng kiến
cảnh đau đớn của người mẹ, người con trai không làm chủ được những cảm xúc, anh
đã buột miệng thốt lên những lời phàn nàn phạm đến Chúa. Lúc bấy giờ người mẹ
liền nghiêm nghị bảo con: "Con ơi, con hãy im đi, con làm mẹ đau đớn hơn các bác sĩ
này nhiều. Con đã làm sỉ nhục Ðấng đã ban sức mạnh và an ủi mẹ".
Nói xong, bà ta mở bàn tay ra, và giơ cho mọi người xem một tượng chuộc tội nhỏ
bà nắm chặt trong tay suốt giờ mổ. Và đó chính là thứ thuốc tê mê đã xoa dịu cơn
đau đớn của bà.
Sau
mấy tháng quằn quại trong đớn đau, người đàn bà đã yên nghỉ trong Chúa. Trước
khi lìa đời, bà đã trao lại cho cậu con trai tượng ảnh chuộc tội và căn dặn: "Con hãy giữ lấy
tượng chuộc tội này. Ðây sẽ là niềm an ủi của con".
Hôm
nay Giáo Hội kính nhớ Ðức Mẹ Ðau Khổ hay cũng thường được gọi là 7 sự thương
khó của Ðức Mẹ.
Suốt
cuộc đời trần thế, Mẹ Maria quả thực là một người đàn bà đau khổ. Nhưng cũng giống
như người đàn bà can đảm trong câu chuyện trên đây, Mẹ luôn có Chúa bên cạnh. Còn nỗi đớn đau nào
bằng khi ôm lấy xác Chúa được tháo gỡ từ thập giá? Nhưng đó cũng là bí quyết của
Mẹ. Mẹ luôn có Chúa trong lòng, từ lúc cất giữ mọi sự trong lòng để suy niệm
cho đến lúc ôm lấy xác Chúa: từng phút giây của cuộc sống, Mẹ đau khổ nhưng
luôn có Chúa trong lòng. Sự hiện diện của Chúa trong lòng đã giúp Mẹ đi hết cuộc
hành trình Ðức Tin.
Là
mẫu mực trong cuộc hành trình Ðức Tin, Mẹ cũng muốn trao gởi Ðấng Cứu Thế cho mỗi
người chúng ta. Mang lấy Ðức Kitô chịu đóng đinh trong mình, chúng ta sẽ cảm thấy
được sự nâng đỡ trong muôn nghìn thử thách đớn đau trong cuộc sống.
Mẹ
Maria đã đảm bảo cho chúng ta điều đó. Chúng ta hãy kết hiệp với thập giá của Ðức Kitô. Trong mọi đau
khổ, chúng ta hãy ngước nhìn lên thập giá của Ngài. Chúng ta hãy thốt lên như
thánh Phaolô: "Tôi chỉ biết có mỗi Ðức Kitô chịu đóng đinh".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét