Các
Thiên Thần Hộ Thủ
Phúc Âm: Lc 10,1-12
“Bình an của anh em sẽ ở lại với
người ấy.”
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
1 Khi
ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai
người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. 2 Người
bảo các ông : “Lúa
chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt
lúa về. 3
Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. 4 Đừng
mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. 5 Vào bất
cứ nhà nào, trước tiên hãy nói : ‘Bình an cho nhà này !’ 6 Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình
an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy ; bằng không thì bình an đó sẽ
trở lại với anh em. 7 Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức
gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà
nọ đến nhà kia. 8
Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn
cho anh em. 9
Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ : ‘Triều Đại Thiên Chúa
đã đến gần các ông.’ 10 Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp
đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói : 11 ‘Ngay cả bụi trong thành các ông
dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông
phải biết điều này : Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.’ 12 Thầy nói cho anh em hay : trong
ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó.”
Suy
niệm:
Loan
báo Tin Mừng là sứ mạng của hết mọi người chứ không chỉ dành riêng cho các linh
mục hay tu sĩ. Hình
ảnh 72 môn đệ được Đức Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng cho thấy tính phổ quát của
sứ vụ này.
Khi
được sai đi loan báo Tin Mừng, người thừa sai cần hiểu rõ một nguyên tắc căn bản
về sứ vụ tông đồ là: việc Tông đồ là của Chúa. Người tông đồ là người được sai đi để
thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Mục đích là làm sao cho muôn người được ơn cứu độ.
Tuy
nhiên, không phải ai được sai đi cũng đều thành công trong sứ mạng, bởi lẽ người
tông đồ sẽ bị những thử thách, khó khăn do ngoại cảnh gây nên, và đôi khi do chính
sự yếu đuối của bản thân, nên dẫn đến tình trạng buồn chán, thất vọng và buông
xuôi...
Vì
vậy, bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã hướng dẫn các môn đệ về tư cách, phương pháp và
tinh thần của người thừa sai, để các ông ra đi và hy vọng mang lại nhiều hoa
trái.
Trước
tiên: người môn đệ phải noi gương Thầy của mình đến để cứu độ bằng con đường thập
giá. Vì thế, can đảm đón nhận những khó khăn, trở ngại do hiểu lầm, kỳ thị,
ghen tức và hóa giải nó trong yêu thương là tinh thần của người môn đệ. Khó
khăn này được ví như: "Chiên giữa bầy sói".
Thứ
đến: người môn đệ phải sống cuộc sống thanh thoát, nhẹ nhàng trong sự thiếu thốn.
Không quá lo lắng về cơm áo gạo tiền cách thái quá. Không bị của cải, sự sung
sướng và an thân níu kéo bước chân người thừa sai. Bởi vì của cải vật chất
không đương nhiên đem lại hạnh phúc cho con người, trái lại nó luôn có nguy cơ
tha hóa và nô lệ hóa con người. Của cải vật chất vốn dễ làm cho con người trở
nên mù quáng đối với bản thân cũng như trong tương quan với tha nhân; và khi đã
trở thành mù quáng, con người tôn của cải vật chất lên làm cứu cánh và tự giam
mình trong vỏ ích kỷ. Cần cảm nghiệm được tình yêu của Chúa trên cuộc đời mình qua
sự chăm sóc của Ngài, vì thợ thì đáng được thưởng công. Nên: không bị, không tiền,
không mang hai áo ... là tinh thần của người thừa sai.
Tiếp
theo: hãy noi gương Đức Giêsu, Đấng đến để cho chiên được sống và sống dồi dào,
còn bản thân Ngài thì lại hóa mình ra không đến nỗi trở nên của ăn cho người
khác. Vì thế, người môn đệ cần nhạy bén để khước từ cám dỗ là tìm mọi cách để
thay đổi điều kiện sống cho mình, nhằm an thân và sung túc, trong khi đó sứ vụ
thì bỏ bê.
Như thế, không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng: "Đi
hết nhà này đến nhà kia" mà sứ vụ thì không sinh hoa trái. Mặt
khác: hội nhập văn hóa là điều cần thiết để Lời Chúa thấm nhập vào truyền thống,
văn hóa, được chuyển tải bằng những thứ ngôn ngữ của chính người bản địa. Những
sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, nghỉ ngơi cũng cần thích nghi. Được như thế,
người thừa sai sẽ không bị cuốn theo bản năng để chỉ lo cho bản thân nhằm đáp ứng
nhu cầu "hạ đẳng" của chính mình. Vì vậy: "Vào bất cứ thành nào mà người ta tiếp đón
thì cứ ăn những gì mà người ta dọn cho anh em". Hơn
nữa: truyền giáo phải đi đôi với bác ái. Nếu lời giảng dạy là để giới thiệu Đức
Giêsu như một vị Thiên Chúa nhân từ, yêu thương, đứng về phía người nghèo, áp bức,
bất công để giải thoát con người cách toàn diện, thì việc bác ái chính là một
chứng minh cụ thể về tình thương, sự liên đới do lòng thương xót của Thiên Chúa
cho con người. Vì thế, người môn đệ cần: an ủi kẻ âu lo, nâng đỡ kẻ yếu đuối... để làm chứng cho:
"Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần".
Cuối
cùng: nhà truyền giáo phải là người thấm thía sự bình an của Chúa. Nếu không có bình an
thì không thể trao ban cho người khác bình an được. Cuộc đời sứ vụ của
người thừa sai mà thiếu đi yếu tố này, thì hẳn chính bản thân cũng bất hạnh, và
như thế, chỉ còn gieo rắc sự thất vọng mà thôi. Tuy nhiên, bình an là một ơn
ban của Thiên Chúa, kèm theo sự cộng tác của con người.
Vì vậy: "Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con".
Vì vậy: "Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con".
Sống Lời Chúa:
+ Trẻ em cần được giáo dục
trong bầu khí yêu thương tôn trọng. Không tôn trọng, bạn không dạy dỗ con cái được.
Nếu bị khinh chê, các em dễ sinh mặc cảm, sống khép kín, và thiếu ý chí phấn đấu.
Nếu được tôn trọng, biết khích lệ đúng cách, ngay cả khi các em mắc lỗi, bạn sẽ
giúp con cái thêm tự tin và hăng say học hỏi để tiến bộ.
+ Khi giáo dục, tôi có la
mắng, đánh đập con cái quá đáng không?
+ Tôi ghi nhớ lời thánh
Don Boscô, nhà giáo dục thanh thiếu nhi: “Tuyệt đối không được để cho cõi lòng sôi sục, không được có
khóe nhìn khinh bỉ, không được phép dùng lời ăn tiếng nói hạ nhục một ai. Như vậy
các con mới là những người cha đích thực, và sửa dạy con cái thực sự.”
+
Lạy Chúa, xin cho những bậc làm cha mẹ và nhà giáo dục, biết noi gương Chúa,
ghi nhớ Lời Chúa dạy để họ ý thức trách nhiệm cao cả của mình, yêu thương săn
sóc trẻ em, và sống sống gương mẫu cho các em noi theo.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, lúa chín đầy đồng mà thợ
gặt lại ít. Xin Chúa sai những người thợ lành nghề để ra đi thu lúa về cho
Chúa. Xin Chúa cũng ban cho chính chúng con, là những người cũng được mời gọi
tham gia vào sứ mạng truyền giáo ngày lãnh Bí tích Rửa Tội, luôn biết làm gương
sáng, chu toàn bổn phận và trung thành với đời sống bác ái yêu thương.
Lẽ sống:
Những
lá thư của người Mẹ
Trong
trận đệ nhị thế chiến, có một văn sĩ Hungari gốc Do Thái bị Ðức Quốc Xã bắt làm
tù binh, trong khi tham gia trong quân đội Pháp. Qua những tác phẩm chống Ðức
Quốc Xã, văn sĩ gốc Do Thái này khó mà che dấu được tung tích của mình. Một người
lính Pháp cùng bị bắt làm tù binh đã đề nghị là hai người nên sử dụng chung một
tên và lý lịch, bởi vì họ sẽ bị thuyên chuyển đến các trại khác nhau. Quân Ðức
Quốc Xã khó mà nhận ra sự kiện hai người cùng đồng tên và có chung một lý lịch.
Người lính Pháp đã trao cho văn sĩ gốc Do Thái thẻ bài cũng như một số thư của
mẹ anh. Anh dặn dò văn sĩ gốc Do Thái như sau: "Nếu có ai điều tra anh về
lý lịch, anh hãy cho họ xem những lá thư này".
Sau
này, người văn sĩ gốc Do Thái có dịp đọc những lá thư của người mẹ lính Pháp.
Nhìn những tờ giấy viết thư nhàu nát, dòng chữ yếu ớt, ông đoán được rằng người
mẹ này có lẽ là một người đàn bà nhà quê già yếu, nhưng thương con với tất cả sự
đậm đà của tình mẫu tử. Chung quy những lá thư ấy đều có dặn dò giống nhau như:
"Con hãy giữ
gìn sức khỏe... Cố gắng đắp chăn cho thật ấm nghe con... Xin Chúa chúc lành cho
con và chóng đưa con về đến nhà bình an".
Mang
lấy tên tuổi và lý lịch của người lính Pháp, người văn sĩ gốc Do Thái đọc lên
những lời dặn dò trên đây như chính người mẹ ruột thịt của mình. Cũng chính những
dòng chữ nguệch ngoạc nhưng dạt dào tình mẹ ấy đã trở thành một bảo chứng cứu
thoát ông.
Chúa Giêsu đã cứu chuộc
chúng ta. Ngài đã cho chúng ta mang lấy tên tuổi và lý lịch của Ngài. Người
cũng trao ban cho chúng ta chính người Mẹ của Ngài. Tâm tình của một người Mẹ đã
cưu mang, đã cho bú mớm, đã dõi theo từng bước chân của con, đã câm lặng bên thập
giá, đã đón lấy tấm thân không hồn của người con: tâm tình ấy của Mẹ Maria,
Chúa Giêsu cũng muốn trao cho chúng ta. Mẹ của Chúa Giêsu cũng là người mẹ trọn
vẹn của mỗi người trong chúng ta.
"Hỡi Bà, đây là con Bà!".
Trao ban thánh Gioan cho Mẹ, Chúa Giêsu cũng trao ban mỗi người chúng ta cho Mẹ.
Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, thông minh hay đần độn, khỏe
mạnh hay bệnh tật:
mỗi người chúng ta đều được Mẹ đón nhận như người con trọn vẹn của Mẹ. Mỗi người
chúng ta đều được Mẹ dành cho tất cả tâm tình mà Mẹ đã dành cho Chúa Giêsu.
Hơn
bao giờ hết, chúng ta hãy tin tưởng điều đó... Người lính trận đã luôn mang những
lời dặn dò của mẹ anh như một báu vật, như một hành trang giữa những nguy ngập
của cuộc chiến. Chúng
ta cũng hãy mang lấy tâm tình của Mẹ. Hãy luôn chạy đến với Mẹ. Hãy luôn ôn lại
những lời dặn dò của Mẹ, nhất là mỗi khi chúng ta gặp thử thách, u buồn trong
cuộc sống.