Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng
Thánh Marcô là cháu của thánh Barnaba. Người đã đi
theo thánh tông đồ Phaolô trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất, và theo đến
tận Rôma. Người cũng là môn đệ của thánh Phêrô và là thông ngôn của thánh
Phêrô, đã soạn lời giảng của thánh Phêrô thành sách Tin Mừng. Truyền thống cho
rằng người đã sáng lập giáo đoàn Alexandria
PHÚC ÂM: Mc 16,15-20
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi
loài thọ tạo.” (Mc 16,16)
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mac-co
15 Người nói với các ông : "Anh em hãy
đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. 16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ ;
còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. 17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có
lòng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới
lạ. 18 Họ sẽ cầm được
rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên
những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."
19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và
ngự bên hữu Thiên Chúa. 20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng
hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông
rao giảng.
Suy niệm:
Thánh
Marcô
Đức Giêsu Phục
Sinh không chỉ đem niềm vui đến cho các môn đệ, mà còn muốn từ các
ông đến khắp tứ phương thiên hạ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng
cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ đưuọc cứu độ” (Mc
16, 15).
Để làm bằng
chứng cho những lời rao giảng của các môn đệ, Đức Giêsu hứa ban cho
các ông quyền năng: “Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những
tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc,
thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những
người này sẽ được mạnh khỏe” (Mc 16,17-18).
Quyền năng đó
không chỉ dành cho các môn đệ ngày xưa, nhưng vẫn được ưu ái dành cho
các môn đệ của Đức Giêsu ngày hôm nay, khi họ biết “nhân danh Đức
Giêsu” để loan báo Tin Mừng.
Họ vẫn trừ được
quỷ, nghĩa là đánh đuổi được những mưu mô cám dỗ về điều ác.
Họ nói tiếng
lạ, nghĩa là nói lời chân lý, lời sự thật trong cuộc sống hôm nay.
Họ không sợ rắn
và thuốc độc, nghĩa là những thứ nguy hiểm sẽ không thấm nhập được
vào người của họ, vì họ có sức mạnh của Đức Giêsu.
Ngày xưa các
môn đệ đặt tay chữa bệnh cho người khác, thì hôm nay môn đệ của Đức
Giêsu vẫn đặt tay để chữa người ta lành bằng tình yêu thương của họ,
khi họ dám đụng chạm đến những mảnh đời bất hạnh.
Sống Lời Chúa:
Cuộc gặp gỡ Đức Kitô “chỗi dậy từ cõi chết”
khiến các môn đệ đầy xác tín loan báo Tin Mừng với tư cách là chứng nhân, dám đem
mạng sống mình làm bảo chứng cho lời mình rao giảng. Như thế lệnh truyền của Đức
Kitô “Hãy đi loan báo Tin Mừng” không phải là mệnh lệnh áp đặt từ bên ngoài mà
là lẽ sống còn của người kitô hữu. Đã tin vào Chúa Kitô phục sinh thì không thể
không loan báo tin vui Ngài sống lại.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, thánh Maccô đã được Chúa soi sáng,
hướng dẫn để viết lên lời Chúa trong Tin mừng của Ngài, cho muôn dân
nhận biết Chúa. Đó cũng là sứ mạng của mỗi người chúng con, để
chúng con cũng biết loan báo Tin mừng của Chúa bằng chính cuộc đời
của con. Xin Chúa giúp chúng con luôn ý thức sứ mạng của mình, để
sống gắn bó với Chúa, hầu có thể kể về Chúa cho người khác.
Lẽ sống:
Sư tử có đôi cánh
Khách du lịch đến
thưởng ngoạn Venezia, một thành phố mơ mộng nằm trên sông nước và được làm tăng
thêm vẻ đẹp bằng những công trình kiến trúc độc đáo cũng như bằng những tác phẩm
nghệ thuật thời danh nằm ở mạn đông bắc Italia, không thể bỏ qua công trường
Marcô, công trình mang tên của vị thánh bổn mạng của thành phố Venezia và cũng
là vị thánh Giáo hội mừng kính hôm nay.
Trên con đường
tiến gần đến công trường Marcô, du khách nhìn thấy một con sư tử có đôi cánh đứng
sừng sững trên một ngọn tháp cao. Hình sư tử này nhắc đến sự nghiệp viết sách
Phúc Âm đầu tiên của thánh Marcô, như chứng từ của sử gia Papias, sinh sống vào
cuối thế kỷ thứ hai viết như sau:
"Marcô, người thông ngôn của Phêrô,
đã viết ra đúng những gì nhớ được, tuy không theo thứ tự, về những điều Ðức
Kitô đã nói và đã làm. Marcô không trực tiếp nghe Chúa giảng, cũng không phải
là môn đệ của Ngài. Nhưng ông đã tháp tùng Phêrô, người đã giảng dạy theo những
gì ông cảm thấy cần thiết, chứ không phải chủ tâm thuật lại lời Chúa một cách
có hệ thống".
Marcô là người
thông ngôn và lãnh trách nhiệm chép lại những lời Phêrô giảng, vì thế không lạ
gì ở cuối bức thư thứ nhất, Phêrô gọi ông là "Marcô, người con của
tôi".
Ngoài sự gần gũi
với thánh Phêrô, Marcô cũng tiếp xúc lân cận với Phaolô, bắt đầu vào lần gặp gỡ
đầu tiên vào năm 44, khi Phaolô và Barnaba đưa về Giêrusalem số tiền cộng đoàn
Antiokia quyên được để trợ giúp cộng đoàn Mẹ. Khi trở về, Barnaba đem theo
Marcô, là cháu của ông.
Sau đó, trong
khi đồng hành với Phaolô và Barnaba để hoạt động truyền giáo ở đảo Cypre, vì một
sự bất đồng ý kiến nào đó, Marcô đã bỏ về Giêrusalem. Vì lý do này, trong chuyến
truyền giáo thứ hai, Phaolô đã nhất quyết không cho Marcô theo, mặc dù Barnaba
tha thiết yêu cầu. Sự kiện này đã gây đổ vỡ đến sự cộng tác giữa Phaolô và
Barnaba.
Nhưng trong những
ngày cuối đời, khi chờ đợi ngày hành quyết, Phaolô đã viết thư nhắn với
Timôthê: "Hãy đem cả Marcô đến nữa, vì tôi cần sự giúp đỡ của anh ấy lắm".
Bạn bè người ta muốn gặp trong những ngày cuối đời phải là những người đồng
sinh đồng tử!
Những chi tiết
khác nhau đó của cuộc đời của thánh Marcô không lấy gì làm chắc. Có tài liệu
cho là thánh nhân chết tự nhiên. Tài liệu khác lại cho là thánh nhân được phúc
tử đạo. Vương cung thánh đường tại công trường Marcô ở Venezia tự hào là còn giữ
lại hài cốt của Ngài.
Trong cuộc sống, Marcô đã chu toàn bổn phận
mà mọi người Kitô được kêu gọi phải thực thi: Ðó là rao giảng Tin Mừng và làm
chứng về Ðức Kitô. Marcô đã thực hiện công việc này đặc biệt qua công tác viết
sách Phúc Âm, những người Kitô khác qua kịch nghệ, âm nhạc, thơ phú hay qua việc
dạy đạo cho con em quanh bàn ăn của gia đình hoặc qua cuộc sống chứng tá trong
những sinh hoạt và nếp sống hằng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét