Thánh Xin-vét-te I, giáo hoàng
PHÚC ÂM: Ga 1,1-18
“Ngôi Lời đã trở
nên người phàm.”
Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh
Gio-an.
1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời vẫn hướng
về Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là
Thiên Chúa.
2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên
Chúa.
3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,
và không có Người,
thì chẳng có gì
được tạo thành.
Điều đã được tạo
thành 4
ở nơi Người là sự sống,
và sự sống là
ánh sáng cho nhân loại.
5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã
không diệt được ánh sáng.
6 Có một người được Thiên Chúa sai đến,
tên là Gio-an.
7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về
ánh sáng,
để mọi người nhờ
ông mà tin.
8 Ông không phải là ánh sáng,
nhưng ông đến để
làm chứng về ánh sáng.
9 Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế
gian
và chiếu soi mọi
người.
10 Người ở giữa thế gian,
và thế gian đã
nhờ Người mà có,
nhưng lại không
nhận biết Người.
11 Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà
chẳng chịu đón nhận.
12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai
tin vào danh Người,
thì Người cho họ
quyền trở nên con Thiên Chúa.
13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,
cũng chẳng do ước
muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn
của người đàn ông,
nhưng do bởi
Thiên Chúa.
14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa
chúng ta.
Chúng tôi đã được
nhìn thấy vinh quang của Người,
vinh quang mà
Chúa Cha ban cho Người,
là Con Một đầy
tràn ân sủng và sự thật.
15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông
tuyên bố :
“Đây
là Đấng mà tôi đã nói :
Người đến sau
tôi,
nhưng trổi hơn
tôi, vì có trước tôi.”
16 Từ nguồn sung mãn của Người,
tất cả chúng ta
đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban
qua ông Mô-sê,
còn ân sủng và sự
thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.
18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả
;
nhưng Con Một vốn
là Thiên Chúa
và là Đấng hằng ở
nơi cung lòng Chúa Cha,
chính Người đã tỏ
cho chúng ta biết.
Suy niệm:
Đối
diện với sự xuất hiện của Đức Kitô, con người buộc phải tỏ thái độ: tin hay
không tin. Tùy thuộc vào thái độ này, con người tự chọn cho mình phải hư đi hay
đạt tới cuộc sống đời đời. Thiên Chúa không cần phán xét con người, nhưng Ngài để
cho con người tự phán xét lấy. Điều này đã rõ ràng trong Tin Mừng Gioan: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi
đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống
muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên
án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin
vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi,
vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa” (Jn 3:16-18).
Các
bài đọc hôm nay xoay chung quanh việc từ chối tiếp nhận Đức Kitô.
Trong Bài đọc I,
Thánh Gioan đề cập đến những kẻ Phản Kitô và cuộc giao chiến cuối cùng của các
Kitô hữu với những kẻ này.
Trong Phúc Âm,
Thánh Gioan tường thuật hai phản ứng của con người khi Ngôi Lời xuất hiện:
1.
Có những kẻ từ chối tiếp nhận Người: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ
Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người
nhà chẳng chịu đón nhận” (Jn 1:10-11).
2.
Nhưng nếu ai tiếp nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa (Jn
1:12).
Theo lẽ tự nhiên, cuối
năm, người ta thường hay ngồi lại để tính sổ, thanh toán với nhau những điều cần
thiết. Trong đời sống đức tin, chúng ta cũng cần phải ngồi lại để tính sổ với
Chúa về những điều mình đã làm được, cũng như những điều mình chưa làm được, để
tạ ơn và tạ lỗi; để chúc tụng và phó dâng...
Ngồi
lại để suy nghĩ về ơn Chúa, có lẽ nhiều người trong chúng ta đây đều cảm nghiệm
được tình yêu của Thiên Chúa đã ủ ấp trên cuộc đời chúng ta quá nhiều! Tuy
nhiên, tình yêu đó có được chúng ta khám phá và làm lan tỏa ra với người khác
hay không? Đây là điều chúng ta phải suy nghĩ...!
Mặt khác, thái độ tạ ơn
phải luôn thường trực trong tâm hồn chúng ta, bởi vì: vui buồn, sướng khổ đều
có Chúa đồng hành. Thành công, thất bại không nằm ngoài thánh ý Thiên Chúa.
Chúa luôn yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta là kẻ phản bội.
Tình
yêu đó được ví như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh, như người mẹ bao bọc che chở con
mình. Cả những lúc ta đau buồn thất vọng, thì tình yêu đó càng quyết liệt, thắm
thiết hơn. Lúc đó, Ngài thường vác chúng ta lên vai để chúng ta được an toàn.
Khi nhìn về quá khứ,
chúng ta thấy tình yêu của Chúa tràn ngập trên chúng ta. Còn nhìn về viễn cảnh
tương lai, chúng ta phó thác cho Chúa tất cả, vì: “hãy ký thác đường đời cho
Chúa, tin tưởng vào Ngài, Ngài sẽ ra tay”.
Mong
sao, mỗi người chúng ta có được niềm tin vào tình thương của Chúa vì Ngài luôn
lo lắng cho chúng ta.
Quả thật, người có niềm
tin thì luôn cảm thấy: “có Chúa chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu gì. Trong đồng
cỏ xanh tươi, Người để tôi vào nghỉ. Bên dòng nước trong lành, dẫn tôi về bổ sức.
Và: Dầu qua trong thung lũng âm u, tôi sợ gì nguy hại, vì có Chúa ở cùng, côn
trượng Ngài sẵn đó, tôi vững dạ an tâm”.
Sống
Lời Chúa:
Chúng
ta phải cẩn thận đề phòng những kẻ Phản-Kitô: những người từ chối Đức Kitô, những
người mạo nhận danh nghĩa của Ngài, và những người muốn thay Ngài bằng những điều
khác.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúng con được biết
Chúa là nhờ Giáo Hội truyền dạy qua Kinh Thánh, đặc biệt qua Tin Mừng. Xin cho
mọi thành viên trong gia đình chúng con ham thích học hỏi Lời Chúa do các đấng
bậc trong Giáo Hội Chúa hướng dẫn để niềm tin của chúng con đi đúng con đường về
Nước Trời.
Lẽ sống:
Lẽ
sống
Ngày
xưa có một ông vua, tuổi đã quá ngũ tuần mà vẫn chưa xem được một quyển sách
nào. Bộ sách mà ông thèm khát được đọc nhất là bộ "Lịch sử loài người".
Nhưng khốn nỗi, cuộc đời của ông, từ mái đầu xanh cho đến tóc điểm bạc, không
lúc nào được rảnh rang. Ðời ông luôn luôn sống trên lưng ngựa, nằm sương, gối
tuyết trên bãi chiến trường. Nay chinh phục nước này, mai ngăn chặn nước kia
xâm lăng. Mắt ông chỉ thấy có gươm giáo và máu lửa. Ông rất ân hận vì chưa đọc
được một trang sách của thánh hiền... Nay nước nhà đã hòa bình, ông muốn dành
thời giờ còn lại để đọc cho kỳ được bộ lịch sử loài người, để xem con người xưa
nay sống để làm gì? Nhưng tuổi ông đã cao, mà bộ sách lại quá dày. Biết sức
mình không thể đọc hết bộ sách, cho nên nhà vua mới ra lệnh cho viên sử thần
làm hộ cho mình công việc ấy. Với sự giúp đỡ của một ban gồm 50 người, viên sử
thần mới bắt tay ngày đêm miệt mài đọc sách.
Sau
10 năm cắm cúi đọc sách, viên sử thần đã có thể tóm tắt bộ lịch sử loài người
thành 10 quyển sách, và cho mang vào trình lên nhà vua. Nhưng vừa nhìn thấy 10
quyển sách và đo lường tuổi tác của mình, nhà vua lại cảm thấy không đủ sức để
đọc hết bộ sách đã được rút ngắn. Nhà vua mới đề nghị cho ủy ban làm việc thêm
một thời gian nữa. Sau 5 năm làm việc thêm, ủy ban đã có thể tóm lược lịch sử
loài người thành 5 quyển. Nhưng khi ủy ban mang 5 quyển sách vào ra mắt nhà
vua, thì cũng chính là lúc nhà vua đang hấp hối trên giường bệnh. Biết mình
không thể đọc được dù một trang, nhà vua mới thều thào nói với viên trưởng ban
tu sử hãy tóm tắt bộ lịch sử loài người thành một câu mà thôi. Vị trưởng ban tu
sử mới tâu với nhà vua như sau: "Hạ thần xin vâng mạng. Lịch sử loài người
từ khai thiên lập địa đến giờ là: loài người sinh ra để khổ rồi chết". Nhà vua
gật đầu. Ðôi môi khô héo của nhà vua bỗng nở nụ cười mãn nguyện... rồi tắt thở.
Và giữa lúc ấy, vị trưởng ban tu sử cũng nấc lên mấy tiếng rồi trút hơi thở cuối
cùng.
Hôm
nay là ngày cuối năm. Nhìn lại một năm qua với không biết bao đói khổ, chiến
tranh, chết chóc cho nhân loại cũng như cho chính bản thân, có lẽ cũng có nhiều
người đi đến kết luận bi quan như viên trưởng ban tu sử trong câu chuyện trên
đây: "Loài người sinh ra để khổ rồi chết".
Ði
qua một đoạn đường trong cuộc lữ hành trần gian, Giáo Hội muốn chúng ta mặc lấy
thái độ hân hoan và lạc quan. Bài ca trên môi miệng của chúng ta trong ngày hôm
nay không phải là bài ca bi ai, tả oán, mà phải là bài ca "Te Deum",
ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa. Ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa bởi vì vinh quang của
Ngài là con người được sống. Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải của
người chết.
Không chối bỏ thực tại
của khổ đau, chết chóc, nhưng chúng ta luôn được mời gọi để không nhìn vào đó như
tiếng nói cuối cùng, như ngõ cụt. Bởi vì vinh quang của Thiên Chúa là con người
được sống, cho nên hướng đi của lịch sử loài người không phải là ngõ cụt của sự
chết, mà là Sự Sống. Bên kia khổ đau, chết chóc, cuộc sống vẫn còn tiếp tục có
ý nghĩa và đáng sống.
Còn tâm tình nào xứng hợp
trong ngày cuối năm cho bằng cảm tạ và phó thác. Cảm tạ và phó thác cho Chúa bởi
vì Ngài vẫn luôn là Thiên Chúa của Tình Yêu, Thiên Chúa của Sự Sống. Cảm tạ và
phó thác cho Chúa bởi vì Ngài là Ðường, là Sự Thật và là Lẽ Sống của chúng ta.
Cảm tạ và phó thác cho Chúa vì cuộc sống này vẫn tiếp tục có ý nghĩa và đáng sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét