THÁNH TÊ-PHA-NÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI
- lễ kính
PHÚC ÂM: Mt 10,17-22
“Không phải
chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em.”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
17 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng
: “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập
anh em trong các hội đường của họ. 18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan
quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho các dân ngoại. 19 Khi người ta nộp anh em, thì anh
em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho
anh em biết phải nói gì : 20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần
Khí của Cha anh em nói trong anh em. 21 “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người
ta giết ; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ
phải chết. 22 Vì
danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy
sẽ được cứu thoát.”
Suy niệm:
Một
câu hỏi được đặt ra: Tại sao Giáo Hội cử hành Lễ
Thánh Stephanô, tử đạo, ngay sau Lễ Giáng Sinh? Câu trả lời có lẽ liên kết mục
đích của việc Nhập Thể với bổn phận của Kitô hữu: “Niềm vui Giáng Sinh là con người được nhìn thấy
Ơn Cứu Độ; nhưng để đạt được Ơn Cứu Độ, con người phải chứng minh niềm tin của
mình nơi Người Con.” Sau những vui mừng nhộn nhịp của Ngày Giáng
Sinh, con người dễ có khuynh hướng trở lại cuộc sống bình thường, Giáo Hội muốn
nhắc nhở cho các tín hữu bổn phận làm chứng cho Đức Kitô trong cuộc sống hằng ngày.
Các
Bài đọc hôm nay xoay quanh việc làm chứng cho Đức Kitô.
Trong
Bài đọc I, Sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật cuộc
tử đạo của Stephanô, chứng nhân đầu tiên cho Đức Kitô. Trong Vuơng Cung Thánh
Đường Stephanô của các cha Đa-minh tại Đất Thánh, trong Học-viện Thánh Kinh
École Biblique, có vẽ 3 tấm hình: một của Gioan Tẩy Giả đang chỉ tay vào Chúa
Giêsu, Người đứng giữa và nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần
gian.” Một của Phó-tế Stephanô cũng chỉ tay vào Chúa Giêsu và nói: “Đây là Đấng
mà tôi đã đổ máu làm chứng cho Ngài.”
Trong
Phúc Âm, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ
giá phải trả của sứ vụ làm chứng cho Ngài: “Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng,
và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước
mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.”
Chúng
ta mừng lễ Chúa Giáng sinh cũng là mừng mầu nhiệm nhập thể, nghĩa là để cho
Thiên Chúa đi vào để biến đổi đời ta mỗi ngày nên giống Ngài.
Thánh
Stêphanô được biết đến như vị thánh tử đạo đầu tiên.
Theo tiếng Hy Lạp, “tử đạo” có nghĩa là “chứng nhân”. Một chứng nhân của đức
tin phải chịu đựng đau khổ vì tình yêu cho đến chết.
Thánh
Stêphanô bị ném đá đến chết, là người tín hữu đầu tiên hiến dâng cuộc sống cho
Chúa Giêsu được ghi lại nơi sách Công Vụ Tông Đồ.
Hai
câu nói cuối đời của ngài đáng được lưu ý.
Thứ
nhất, thánh nhân đã tha thứ cho những kẻ kết
án mình khi nói: “Lạy
Chúa, xin đừng chấp tội họ”. Thánh nhân không hằn học, không ghen
ghét trong tâm hồn, không có sự báo thù trong tâm trí. Ngài mong muốn sự tha thứ
và ơn cứu độ cho những kẻ hành hạ mình. Với ân huệ của Thiên Chúa, hằng ngày
chúng ta cũng có thể trở thành những vị tử đạo, theo cách riêng của chúng ta biến
ghen ghét thành chữa lành, đổ vỡ thành chúc lành, báo thù thành chuộc lỗi và
xét nét lỗi lầm thành tha thứ.
Thứ
hai, thánh Stêphanô đặt cuộc đời mình trong
tay của Thiên Chúa khi cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy linh hồn con”. Khi
phải đối diện với cái chết, thánh nhân đã kêu cầu danh Chúa, đặt niềm hy vọng
và phó thác mọi sự cho Thiên Chúa.
Sống
Lời Chúa:
+
Nhiệm vụ của chúng ta là rao giảng và làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, để mọi
người nhận ra chứng tá của chúng ta và tin vào Ngài. Trong khi làm chứng cho sự
thật, chúng ta sẽ gặp những gian nan, thử thách, và chống đối; nhưng Đức Kitô đã
hứa sẽ ở cùng, và ban Thánh Thần giúp chúng ta vượt qua tất cả.
+ Khi chúng ta đối mặt với
những trách nhiệm, đừng chần chừ và sợ hãi. Hãy cầu nguyện như thánh Stêphanô: “Lạy Chúa, xin nhận
lấy những công lao chúng con đã làm nên!”. Và khi nản lòng, hãy cầu
nguyện rằng: “Lạy
Chúa, xin đón nhận chúng con”.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúng con tạ ơn
Chúa, đã cho chúng con được mang Danh Thánh Chúa, nhờ Phép Rửa Tội. Xin cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con sống xứng đáng với Danh Hiệu mà chúng con đang
mang trên mình chúng con.
Lẽ sống:
Ông
Già Noel
Tháng
9 năm 1897, một bé gái 8 tuổi tên là Virginia đã viết cho tờ báo Công Giáo Hoa
Kỳ để hỏi về ông già Noel. Câu hỏi của cô bé là: Ông già Noel có thật không?
Vài
ngày sau, trên một quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông
chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau:"Virginia yêu dấu của bác. Ðiều trước tiên
bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không
có ông già Noel. Các bạn của cháu bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ
rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không gì có thể
có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được.
Virginia
yêu dấu, tất cả mọi trí khôn của loài người, dù là của trẻ em, dù là của người
lớn, tất cả đều nhỏ bé. Trong cái vũ trụ bao la này, con người chỉ là một con
kiến nhỏ bé.
Virginia
ạ, ông già Noel có thực. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại nhờ đó
cuộc sống của cháu trở thành vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có ông già
Noel thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Không có những tâm hồn ngây thơ
trong trắng của những trẻ thơ như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế
nào? Không có một niềm tin của trẻ thơ như cháu thì không có một áng văn, một
dòng thơ nào có thể làm cho cuộc sống của chúng ta đáng sống nữa. Không có một
niềm tin của trẻ thơ thì ánh sáng vĩnh cửu đang lấp đầy thế giới cũng sẽ tắt dần.
Virginia,
nếu cháu không còn tin ở ông già Noel nữa, thì cháu cũng chẳng còn tin ở chuyện
thần tiên nữa. Có thể cháu sẽ yêu cầu bố cho người ngồi canh ở lò sưởi, ở cuối
giường để bắt cho được ông già Noel... Nhưng dù cháu không bắt được ông già
Noel đi nữa, điều đó ý nghĩa gì? Chưa có ai thấy ông già Noel, nhưng cũng không
ai chứng minh được là không có ông già Noel. Những điều có thực nhất trong thế
giới của chúng ta đó là những điều mà trẻ con và ngay cả người lớn cũng chưa từng
thấy.
Cháu
đã bao giờ thấy các nàng tiên nhảy múa trên thảm cỏ chưa? Dĩ nhiên là chưa.
Nhưng có ai chứng thực được các nàng tiên không có không? Không ai có thể có
khái niệm hay tưởng tượng được bao điều kỳ diệu chưa thấy hoặc không thể thấy
được trong thế giới của chúng ta.
Chỉ có Ðức Tin, chỉ có
tình yêu mới có thể vén mở được bức màn bí mật của thế giới chúng ta.
Nhờ
ơn Chúa, ông già Noel vẫn sống và tiếp tục sống, cháu Virginia ạ. Ông già Noel
sẽ tiếp tục làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc".
Lá
thư gửi cho cô bé Virginia trên đây đưa chúng ta vào trung tâm điểm của ngày
Giáng Sinh: Giáng
Sinh là lễ của nhi đồng, bởi vì nhân vật chính của ngày lễ là một Em Bé. Một Em
Bé cũng như muôn nghìn em bé sinh ra trên cõi đời này. Em Bé đó chính là niềm
vui và hy vọng cho tất cả mọi người.
Cùng
với Em Bé đó, tất cả các em bé đều mang lại niềm vui cho mọi người trong mùa
Giáng Sinh. Bầu
khí Giáng Sinh là bầu khí của nhi đồng. Từ hoa đèn, âm nhạc cho đến quà cáp, tất
cả đều hướng về các em nhi đồng... Người cho đã vui mà người nhận
còn vui hơn: chính các em bé là những người đã dạy cho người lớn biết vui với
niềm vui ban phát. Bao lâu con người còn có thể mở cửa tâm hồn, bao lâu con người
còn có thể mở rộng bàn tay để ban phát, để chia sẻ thì bấy lâu ông già Noel của
hy vọng, của quảng đại, của hân hoan vẫn còn sống mãi trong tâm trí của trẻ em
và không biết bao nhiêu người sầu khổ.
Giáng Sinh là ngày của
nhi đồng do đó cũng là lễ của hòa bình. Một em bé sinh ra là một hy vọng mới chớm
nở. Hy vọng là tên mới của hòa bình. Còn hy vọng là còn muốn xây dựng. Xây dựng
trên mầm sống đã đành mà còn xây dựng trên những đổ vỡ, mất mát. Qua Hài Nhi
Giêsu, tất cả các em bé trên thế giới đang nhắn gửi đến từng người trong chúng
ta niềm hy vọng vào thiện chí của con người. Hòa bình là hoa quả của hy vọng.
Còn tin nơi con người, chúng ta còn có thể xây dựng hòa bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét