Đức Mẹ Gu-a-đa-lu-pê
PHÚC ÂM: Mt 11,16-19
“Họ
không nghe lời ông Gio-an, cũng chẳng nghe Con Người.”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo
thánh Mát-thêu.
16 Khi
ấy, Đức Giê-su nói với đám đông rằng : “Tôi phải ví thế hệ này với ai ? Họ giống
như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, 17 và nói : ‘Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các
anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc
than.’ 18
Thật vậy, ông Gio-an đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo : ‘Ông ta bị quỷ
ám.’ 19
Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo : ‘Đây là tay ăn
nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.’ Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng
minh bằng hành động.”
Suy niệm:
Khi
sống trong một xã hội, đầy phe nhóm, cái tôi đầy ích kỷ, tự tôn mình và phe
nhóm của mình, tự cho là nhất; là hơn hết. Khi phải đối đầu những cái mới lạ,
những cái khác quan điểm và chủ trương của minh, của tập thể mình, thì khó chấp
nhận và sẽ có những lý do để chống đối và bất hợp tác.
Thiên
Chúa dựng nên mỗi người khác nhau: về nhân vị, về sở thích, về cách thức suy
nghĩ. Những khác biệt này làm cho mỗi người có ơn gọi, cách sống, và cách làm
việc khác nhau. Lý
do Thiên Chúa dựng nên con người khác nhau là vì Ngài muốn mọi người bổ xung
cho nhau, đoàn kết với nhau, để cùng nhau sinh sống.
Vấn
đề tranh chấp xảy ra là khi có những con người độc tài, họ bắt những người khác
phải theo sự suy nghĩ, cách sống, và cách làm việc của họ. Thiên Chúa, Đấng có
thể bắt buộc, nhưng Ngài vẫn để tự do cho con người hành động; nhưng ngược lại,
con người nhiều khi bắt ngay cả Thiên Chúa phải làm theo ý muốn của mình.
Các
Bài Đọc hôm nay xoay quanh vấn đề này. Trong Bài Đọc I, Tiên Tri Isaia khuyên
con người phải nghe theo sự dạy dỗ của Thiên Chúa để được hưởng muôn ơn phúc lộc
Ngài ban cho. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nêu lên lối phê bình không có nền tảng
của con người: “Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: "Ông ta
bị quỷ ám." Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo:
"Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.”
Niềm hy vọng Kitô
giáo đặt nền tảng trên đức tin. Có tin người ta mới chờ. Có chắc chắn
người ta mới đợi. Không ai chờ một điều tuyệt vọng. Không ai đợi một
sự mông lung.
Vì
thế sự mong chờ hiệu quả, tích cực là luôn thao thức với đối tượng
chờ đợi của chúng ta. Ở đây, cụ thể chúng ta đang mong chờ ngày Đức
Giêsu lại đến. Vậy thì chúng ta phải luôn thao thức về Ngài để nghe,
nhìn, sống giống như Ngài.
Vì
yêu thương nên Thiên Chúa đã chuẩn bị cho con người đón nhận lời hứa cứu
độ của Ngài qua các tiên tri, mà vị chuẩn bị gần nhất cho sự xuất
hiện của Đấng Cứu Độ chính là Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên còn có những
người không đón nhận ông Gioan Tẩy Giả, cũng chẳng đón nhận Đức Giêsu.
Cho
nên chính sự cứng lòng làm cản trở con người đón nhận ơn cứu độ.
Chúa Giêsu đã ví những
con người đó như một lũ trẻ, cứng đầu cứng cổ, luôn luôn bắt người
khác chiều chuộng mình. Một khi nó không được điều
gì như nó mong đợi thì dù cho có ai tác động, khuyên lơn như thế nào
nó cũng không nghe: “Tụi tôi thổi sao cho các anh, mà các anh không
nhảy múa” (Mt 11, 17).
Sự
cứng lòng còn được thể hiện qua việc không chấp nhận người khác, mà
bắt người khác phải như mình suy nghĩ, mong muốn: “Ông Gioan đến, không
ăn, không uống, thì thiên hạ bảo: ‘Ông ta bị quỷ ám’. Con Người đến,
cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu,
bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi” (Mt 11, 19a).
Vì
vậy, điều chính yếu không phải là họ cần một tiêu chuẩn nào, mà đơn
giản bởi vì họ không muốn đón nhận Lời Thiên Chúa.
Mùa
Vọng, chúng ta mong chờ điều gì? Ơn cứu độ của Thiên Chúa hay niềm
vui của bản thân chúng ta, những điều làm cho chúng ta thích thú?
Nếu mong chờ ơn cứu độ
thì phải biết chỉnh đốn bản thân, từ bỏ những điều xấu xa, tội
lỗi.
Nếu
mong chờ những niềm vui của đời này, những thứ làm cho chúng ta ưa
thích từ tiền bạc, danh vọng, quyền lực, đam mê thì chúng ta chẳng
thể sửa đổi được con người mình, mà càng làm cho con người chúng ta
méo mó, lệch lạc, mất đi định hướng lúc ban đầu của Thiên Chúa.
Sống
Lời Chúa:
Lời
Chúa mời gọi chúng ta hãy hoán cải, nghĩa là biết đặt đúng mục
tiêu của cuộc đời mình là được hạnh phúc viên mãn. Chính vì vậy
phải biết từ bỏ những thứ là hư vô, ảo huyền; chính là những sai
trái, méo mó, lệch lạc; những niềm vui chóng qua ở trần gian này. Muốn
hoán cải chúng ta phải khiêm tốn nghe lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả
và sống theo lời chỉ dạy của Chúa Giêsu. Đừng biện minh cho hành động
sai trái của mình.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, sự cứng cỏi
của con tim sẽ ngăn cản ơn thánh Chúa tuôn đổ trên cuộc đời chúng con.
Sự chai lì của tâm hồn sẽ làm cho con không còn nhận ra lời kêu mời
khẩn thiết của Chúa. Vì vậy xin Chúa hãy dập tắt ngọn lửa cố chấp
nhen nhóm trong lòng con bằng những cơn mưa ơn phúc của Ngài.
Lẽ sống:
Thế
giới sẽ hết nghèo đói
Mẹ
Têrêxa thành Cacutta, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 đã kể lại
câu chuyện sau đây: ngày nọ, có một thiếu phụ và 8 đứa con dại đến gõ cửa xin gạo.
Từ nhiều ngày qua, bà và các con của bà không có được một hạt cơm trong bao tử.
Mẹ Têrêxa đã trao cho bà một túi gạo. Người đàn bà nhận gạo, cám ơn và chia ra
làm hai phần... Ngạc nhiên về cử chỉ ấy, Mẹ Têrêxa hỏi bà tại sao lại phân làm
hai. Người đàn bà nghèo khổ ấy trả lời: "Tôi dành lại một phần cho gia đình người Hồi Giáo bên cạnh
nhà, vì đã mấy ngày qua họ cũng không có gì để ăn".
Mẹ Têrêxa kết luận như sau: Thế giới này sẽ hết nghèo đói nếu người
ta biết chia sẻ cho nhau. Càng giàu có, chúng ta càng muốn tích lũy thêm, nhưng
càng nghèo khổ, chúng ta càng dễ chia sẻ hơn.
Nghèo
không là một điều xấu, giàu cũng không là một cái tội. Xấu hay không, tội hay
không đó là lòng tham lam và ích kỷ của con người mà thôi. Giá trị và danh dự của con người tùy thuộc ở
lòng quảng đại của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét