PHÚC ÂM: Lc 10,21-24
Được
Thánh Thần tác động, Đức Giê-su hớn hở vui mừng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất,
con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết
những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” (Lc 10,21)
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo
thánh Lu-ca.
21
Được Thánh Thần tác động, Đức Giê-su hớn hở vui mừng nói : “Lạy Cha là Chúa Tể
trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan
thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.
Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. 22 “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không
ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai,
trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.” 23 Rồi Đức Giê-su quay lại với các
môn đệ và bảo riêng : “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy ! 24 Quả vậy,
Thầy bảo cho anh em biết : nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều
anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không
được nghe.”
Suy niệm:
Ðoạn
Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để mạc khải
cho chúng ta biết bản tính Thiên Chúa của Ngài: "Không ai biết Chúa Con ngoại trừ ra Cha,
cũng không ai biết Chúa Cha là Ðấng nào ngoài Chúa Con và những người được Chúa
Con muốn tỏ cho biết".
Ðôi
mắt con người chỉ nhìn xem những vật hữu hình, nếu quá nhỏ có thể dùng kính hiển
vi, nếu quá xa có thể dùng kính thiên văn. Trí óc con người có thể suy nghĩ một
cách hạn hẹp trong khả năng giới hạn nào đó mà thôi, ví dụ chúng ta có thể nhìn
thấy ngôi nhà chúng ta đang ở, chúng ta biết nó không phải tự nhiên mà có nhưng
phải do bàn tay thợ nề, thợ mộc, do con người làm nên và tạo ra. Khi nhìn đồng
hồ treo tường hay treo đồng hồ đeo tay, chắc hẳn trong chúng ta không ai nghĩ rằng
nó tự nhiên mà có nhưng phải có người suy tính và tạo ra.
Từ
những thí dụ cụ thể trên, chúng ta có ý nghĩ: Con người chúng ta không phải
tình cờ hay ngẫu nhiên mà được sinh ra. Ða số ai cũng chấp nhận có ông Trời tạo
dựng nên và điều khiển vũ trụ. Tuy nhiên trí óc con người không dừng lại ở đó,
trí óc họ không thể hiểu thêm gì về ông Trời đó, chỉ có thể tưởng tượng ra ông
Trời cũng biết thương, biết giận, biết ghét, biết khen thưởng hay trừng phạt như
con người. Và con người cũng thường nói: "Ông Trời có mắt" để cùng
nhau làm lành lánh dữ, sống hòa thuận, bớt làm điều tai ác.
Chúa
Giêsu mặc lấy thân phận con người để tiết lộ cho chúng ta biết về Thiên Chúa
qua lời cầu nguyện của Ngài hôm nay với Thiên Chúa Cha: "Không ai biết
Thiên Chúa Cha ngoại trừ ra Con". Thiên Chúa Con, Ngài từ trời xuống nên
Ngài biết rõ những việc trên trời nơi Ngài đã ở với Thiên Chúa Cha.
Chúa
Giêsu còn cho chúng ta biết về Thiên Chúa Cha có Ba Ngôi, và khi Ngài chịu Phép
Rửa ở sông Jordan, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba lấy hình chim bồ câu ngự xuống
trên Ngài, đồng thời có tiếng Thiên Chúa Cha phán ra từ đám mây: "Này là Con Ta
yêu dấu, rất đẹp lòng Ta mọi đàng". Và trước khi về Trời, Chúa
Giêsu cũng đã truyền lệnh cho các môn đệ: "Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân và rửa tội cho họ
nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Như vậy, con người không
thể biết được về bản tính Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu Kitô không mạc khải truyền
lệnh cho các môn đệ: "Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân và rửa tội cho họ
nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Như vậy, con người không
thể biết được về bản tính Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu Kitô không mạc khải cho
chúng ta biết, và lời Ngài trên đây cũng cho chúng ta biết thêm dẫn chứng về
ngôi vị Thiên Chúa: "Không phải những kẻ thông thái khôn ngoan biết những điều
này nhưng là những kẻ đơn sơ". Những kẻ đơn sơ bé mọn đó chính là chúng
ta.
Chúng ta đang ở trong
Mùa Vọng để chuẩn bị đón mừng một mầu nhiệm rất trọng đại, mầu nhiệm Ngôi Hai
Thiên Chúa giáng trần đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chúng ta là những người
thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, thuộc mọi quốc gia, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi
trình độ, mọi ngôn ngữ khác nhau, không phân biệt nhưng cùng chung một niềm
trông đợi Ðấng Cứu Thế đem bình an đến cho mọi tâm hồn.
Chúa
Giêsu đã chúc lành cho chúng ta: "Hạnh phúc cho những người được xem thấy
những điều chúng con xem thấy, vì đã có nhiều tiên tri, vua chúa đã muốn xem những
điều chúng con thấy mà chẳng được xem". Biết bao nhiêu người hiện nay chưa
biết, chưa được nghe đến Tin Mừng của Chúa, vì chưa được ai rao giảng cho họ.
Sống
Lời Chúa:
Nghiền
ngẫm câu nói này của Gióp để có được cách nhìn đúng đắn về sự hiện diện của
Chúa thông qua các biến cố cuộc đời: “Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại
không biết đón nhận sao?” (G 2,10)
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã mạc
khải mầu nhiệm Nước Trời cho con. Xin cho con nhận biết và yêu mến Chúa, để
Chúa thật sự là Chúa của lòng con.
Lẽ sống:
Mòn
mỏi đợi trông
Ngày
kia, một hoàng đế nọ tập trung lại tất cả các nghệ sĩ trong mọi lãnh thổ của đế
quốc, để tổ chức một cuộc thi đua. Ðề tài của cuộc thi đua là: mô tả dung mạo của
hoàng đế...
Các
nghệ sĩ Ấn Ðộ đến với đầy đủ dụng cụ và các thứ đá hoa cương qúy giá. Các nghệ
sĩ người Armêni mang đến một thứ đất sét mà chỉ có họ mới biết được giá trị của
nó. Những người Ai Cập thì mang đến đủ thứ dụng cụ và một khối cẩm thạch qúy
giá.
Sau
cùng, người ta thấy xuất hiện một phái đoàn Hy Lạp. Mọi người đều ngạc nhiên, bởi
vì họ chỉ mang đến vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng...
Người
ta giam các nghệ sĩ vào trong các khu nội cấm trong cung điện. Khi thời hạn ấn định
đã đến, hoàng đế cho trưng bày tất cả các tác phẩm của các nghệ sĩ. Ông trầm trồ
ca ngợi bức chân dung của chính mình do các họa sĩ Ấn Ðộ vẽ. Sang đến các pho tượng
của người Ai Cập và các mô hình của người Armêni, ông càng tỏ ra thán phục hơn.
Sau
cùng, khi đến gian hàng của người Hy Lạp, ông chỉ thấy vỏn vẹn bức tường bằng cẩm
thạch của phòng khách, nhưng mặt tường được đánh bóng đến độ khi nhìn vào ông
thấy nguyên khuôn mặt của mình hiện ra từng
nét...
Và
dĩ nhiên, phái đoàn đã đoạt giải chính là những người Hy Lạp, bởi vì họ đã hiểu
rằng chỉ có hoàng đế mới họa được chính khuôn mặt của mình.
Họa
lại khuôn mặt của Ðức Kitô: đó là mục đích của Giáo Hội. Và nói như danh họa
kiêm điêu khắc gia Michelangelo: "Ðể tạc một bức tượng, điều quan trọng chính là những gì
phải được gọt bỏ".
Muốn
họa lại khuôn mặt của Ðức Kitô, Giáo hội phải đánh bóng bức tường khuôn mặt của
mình bằng cách gọt bỏ, đục đẽo tất cả những gì còn sần sùi, thừa thãi...
Mùa
Vọng là mùa của mong đợi... Hai chữ mong đợi trong ngôn ngữ Việt Nam thường được
đi kèm với hai chữ khác: mòn mỏi. Mong đợi nào cũng làm cho con người ta mòn mỏi.
Nhưng chính sự hao mòn đó càng làm cho giây phút gặp nhau thêm đậm đà, thắm thiết
hơn.
Mùa
Vọng là trường dạy chúng ta mong đợi. Ðức Kitô đến với chúng ta qua từng biến cố, từng phút giây
trong cuộc sống. Ngài chỉ đựơc nhận diện, Ngài chỉ được họa lên nguyên hình nếu
chúng ta chấp nhận đánh bóng bức tường thành rong rêu hoặc sần sùi của con người
chúng ta. Càng mòn mỏi, càng được gọt đẽo, chúng ta càng thấy được Ðức Kitô và
càng họa lại được Ðức Kitô cho người khác...
Thật
ra, không phải chúng ta là người họa lại khuôn mặt của Ðức Kitô, mà chính Ngài đến
với chúng ta với những đường nét mà chỉ có Ngài mới biết đích thực là của Ngài.
Bổn phận của người Kitô chính là chấp nhận cho Ðức Kitô dùng con người của mình
để nhìn thấy khuôn mặt của Ngài. Phiến đá cẩm thạch của con người chúng ta càng
bóng láng, khuôn mặt của Ðức Kitô càng hiện rõ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét