Thánh Tô-ma Béc-két, giám mục, tử
đạo
PHÚC ÂM: Lc 2,22-35
“Ánh sáng soi đường
cho dân ngoại.”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
22 Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài
phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên
Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong Luật Chúa rằng : “Mọi con
trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”.
24
Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một
cặp bồ câu non. 25
Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người
công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần
hằng ngự trên ông. 26 Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không
thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. 27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền
Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm
theo luật dạy, 28
thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :
29 “Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã
hứa,
xin để tôi tớ
này được an bình ra đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của
Ít-ra-en Dân Ngài.”
33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những
điều người ta nói về Người. 34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với
bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi : “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người
Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. 35 Còn
chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm
tâm nhiều người sẽ lộ ra.”
Suy niệm:
Ngày
nay, những gia đình Công Giáo thường mang con mình đến nhà thờ xin cho bé được
lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, để gia nhập Giáo Hội, tham dự vào đoàn dân những người
tin Chúa.
Khi
xưa, thời Đức Giêsu cũng vậy, khi được tám ngày, cha mẹ Ngài bồng Hài Nhi Giêsu
đến đền thờ để dâng cho Thiên Chúa.
Đức
Giêsu là Thiên Chúa tối cao. Tuy nhiên, trong ngày trọng đại này, chúng ta
không thấy có những người sang giàu, quyền chức, nhưng chỉ có những người bé mọn
hiện diện. Kinh Thánh cho hay, những người đón chào và diễm phúc được gặp Đức
Giêsu trong ngày này không ai khác ngoài ông Simêon và bà Anna. Họ là những người
bình thường, đơn sơ, nghèo khó... là những người nghèo của Giavê, nhưng tâm hồn
thánh thoát, nên đã được gặp Chúa của bình an.
Quan
niệm về “biết”
của người Việt Nam gần gũi với người Do Thái hơn Hy Lạp. Người Hy Lạp quan niệm
biết là hoạt động của tri thức, trong khi người Do Thái quan niệm biết phải ảnh
hưởng đến đời sống. Người Việt Nam chúng ta quan niệm “tri hành phải đồng nhất”
thì mới mang lại kết quả tốt đẹp cho con người, và chúng ta đặt tầm quan trọng
trên việc làm hơn là lời nói: “lời nói mới lung lay, nhưng gương bày lôi kéo.”
Biết mà không làm, có lợi chi đâu?
Các Bài đọc hôm nay đặt
trọng tâm vào việc biết Thiên Chúa là phải bước đi trong đường lối của Người.
Trong
Bài đọc I, Thánh Gioan làm sáng tỏ quan niệm “biết
Thiên Chúa” cho người Hy Lạp. Theo ngài, biết Thiên Chúa không phải chỉ thuần
tri thức, nhưng liên quan đến đời sống luân lý của người tin. Ngài quả quyết: “Ai nói rằng mình biết
Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật
không ở nơi người ấy.”
Trong
Phúc Âm, Thánh Luca nêu lên những tấm gương của
những người biết và sống theo đường lối của Thiên Chúa: Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria, và cụ già Simeon.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: trước tiên, nhìn vào Đức Mẹ và thánh
Giuse, không tìm những đặc ân miễn chuẩn cho mình, nhưng các ngài đã thi hành,
chu toàn bổn phận cách yêu mến. Thứ đến, noi gương ông Simêon và bà Anna, sống
khiêm tốn, chân thành, đơn sơ để được Thiên Chúa mặc khải những điều kín nhiệm.
Cuối
cùng, khi được diễm phúc gặp Chúa, chúng ta hãy có tâm tình tạ ơn, chúc tụng
Thiên Chúa như những người nghèo của Thiên Chúa trong đền thờ khi xưa.
Sống
Lời Chúa:
Giới
răn quan trọng nhất Thiên Chúa dạy chúng ta là “mến Chúa yêu người.” Chúng ta không
chỉ biết giới răn này, nhưng phải mang ra áp dụng trong cuộc đời và với mọi người.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Mọi ngày Chúa đang
hiện diện trong Nhà Tạm và trong Thánh lễ. Xin cho mọi thành viên trong gia đình
chúng con sốt sắng chạy đến với Chúa, để lãnh nhận thêm sức mạnh thiêng liêng
Chúa ban, để được vui sống, và đem lại hạnh phúc cho gia đình.
Lẽ sống:
Hoàng
tử và cậu bé nghèo
Văn
hào Anh Mark Twain cách đây ba thế kỷ, có viết một quyển tiểu thuyết mang tựa đề
"Hoàng tử và cậu bé nghèo". Chuyện kể lại tình bạn của hai cậu bé giống
hệt nhau khiến người ta tưởng là sinh đôi. Một trong hai cậu bé tên là Edward,
hoàng tử xứ Galles. Còn Tom Canty, người bạn của vị hoàng tử, lại là một cậu bé
con nhà nghèo.
Một
ngày kia, hai cậu bé có một ý nghĩ ngộ nghĩnh là thay đổi địa vị xã hội. Tom
vào thế chỗ của vị hoàng tử Edward trong triều đình, còn Edward thì khoác lên
mình mảnh áo rách rưới và bắt đầu cuộc phiêu lưu. Cậu lang thang đầu đường xó
chợ bên cạnh những người cùng cực nhất trong xã hội.
Thế
nhưng một lúc nào đó, hai cậu bé cũng cảm thấy mệt mỏi với trò chơi đầy phiêu
lưu này. Edward mới sực tỉnh về ngôi vị hoàng tử của mình. Trong bộ quần áo
rách rưới nhơ bẩn, cậu tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình là hoàng tử nối
ngôi của xứ Galles. Nhưng cảnh sát đã không tin... Thế là hoàng tử Edward đành
phải lặng lẽ bước vào tù vì tội giả mạo.
Giữa
lúc Tom, cậu bé nghèo, sắp sửa được tấn phong làm vua, thì hoàng tử Edward xuất
hiện... Không mấy chốc cậu đã được phục hồi trong ngôi vị hoàng tử của cậu.
Chính nhờ kinh nghiệm của những tháng ngày làm người ăn xin, lang thang đầu đường
xó chợ với những người cùng khổ, mà Edward đã trở thành một vị vua đạo đức và
giàu lòng thương người.
Cũng
giống như câu chuyện trên đây, Thiên Chúa đã đến giữa loài người để hoán đổi vị
thế với chúng ta. Ngài mặc lấy thân xác nghèo hèn của chúng ta để chúng ta được
mang lấy tước phẩm được làm con Chúa. Nhờ ân sủng của Ngài, Ngài chia sẻ với
chúng ta sự sống thần linh và đón nhận trong thân xác Ngài tất cả những hệ lụy
của kiếp sống khổ đau của con người. Mang
lấy trong thân xác Ngài khổ đau của nhân loại, Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với
từng người, nhất là những người khổ đau. Ðồng hóa mình với những người đau khổ,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét