Thánh Lu-xi-a, trinh nữ, tử đạo -
lễ nhớ
PHÚC ÂM: Mt 17,10-13
“Ông
Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra.”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo
thánh Mát-thêu.
10
Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, các môn đệ hỏi Đức Giê-su rằng : “Sao các
kinh sư nói rằng ông Ê-li-a phải đến trước ?” 11 Người đáp : “Đúng thế, ông Ê-li-a
đến và sẽ chỉnh đốn mọi sự. 12 Nhưng Thầy nói cho anh em biết : ông Ê-li-a đã
đến rồi và họ không nhận ra ông, nhưng đã xử với ông theo ý họ muốn. Con Người
cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.” 13 Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông
Gio-an Tẩy Giả.
Suy niệm:
Tiên-tri Elia sống vào
thời Vua Ahab (874-853 BC), một thời kỳ hưng thịnh về
vật chất, nhưng đời sống tâm linh sa sút trầm trọng. Nhà Vua đã cưới công chúa
Ideven, ái nữ của Vua Sidon, lại còn tuyên bố thờ thần Baal. Chính Vua đã lập một
bàn thờ để kính Baal trong đền thờ Vua đã xây cất tại Samaria (I Kgs 16:30-33).
Vì Vua mà hầu hết dân chúng đã bỏ Thiên Chúa để tôn kính các thần ngoại bang.
Tiên-tri Elia được Thiên Chúa sai tới để khiển trách Vua và khuyên dân phải ăn
năn trở lại cùng Thiên Chúa.
Gioan Tẩy Giả sống vào
thời Nước Do-Thái bị đô hộ bởi Đế-quốc Roma và
toàn dân đang mong đợi Đấng Thiên Sai đến giải phóng dân tộc khỏi tay Đế-quốc
và lên ngôi cai trị dân chúng. Gioan Tẩy Giả được Thiên Chúa sai tới để chuẩn bị
đường cho Đấng Cứu Thế, và người ta tuôn đến với ông để nghe giảng, thú nhận tội
lỗi, và chịu Phép Rửa để được tha tội.
Hai ông có nhiều điểm
giống nhau: ăn uống nghiệm nhặt, ở trong sa mạc, mặc áo lông lạc đà. Lời rao giảng
như lửa đốt cháy lòng người. Sứ vụ của các ông là chuẩn bị đường cho Thiên Chúa
đến: các ông chuẩn bị bằng lời rao giảng để mang lòng cha ông trở lại cùng con
cháu. Các Bài đọc hôm nay tập trung vào cuộc đời
của 2 ông. Bài đọc I nói về cuộc đời của Tiên-tri Elia. Phúc Âm nói về cuộc đời
của Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu tuyên bố và các môn đệ nhận ra: Gioan Tẩy Giả
chính là Tiên-tri Elia mà truyền thống Do-Thái đã tin ông phải đến để dọn đường
cho Đấng Cứu Thế.
Bài
Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu giải đáp thắc mắc của các môn đệ về việc
“Tại sao Êlia phải đến trước?” Người Do Thái tin rằng Êlia sẽ trở lại
làm ngôn sứ cho Đấng Messia. Tiên tri Malakia đã viết: “Này, Ta sẽ sai
ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức
Chúa” (Ml 4, 5). Chẳng những tin là Êlia sẽ đến, mà còn khẳng định
Êlia đến để: “Làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở
lại cùng cha, kẻo Ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất này” (Ml 4,6).
Nghĩa là sứ mạng của Êlia là phải tiêu diệt điều ác, sửa sang lại
mọi sai lầm để đáng cho Đấng Mesia ngự đến.
Chúa
Giêsu nói Êlia phải đến, và đã đến rồi, nhưng không giống như những
gì họ tưởng. Con đường mà Êlia chuẩn bị cũng chính là con đường của
Đấng Mesia sẽ đi. Đó cũng là con đường mạnh mẽ, dứt khoát, nhưng
không phải đem đến chiến tranh tiêu diệt lẫn nhau, mà là con đường
phục vụ trong tình yêu hy sinh, tự hiến chứ không phải là con đường
của sức mạnh và chinh chiến.
Hôm
nay các môn đệ hiểu được ý của Thầy mình, khi các ông biết Ngài nói
về Gioan Tẩy Giả.
Trong
khi mong chờ Chúa đến, chúng ta đi theo con đường mà Êlia, Gioan Tẩy Giả, tất
cả các ngôn sứ và chính Chúa Giêsu đã đi là con đường hy sinh, phục
vụ đến quên mình.
Gioan
Tẩy Giả đã mạnh dạn rao giảng, lên án những thói xấu… bất chấp sự đố
kỵ ganh ghét của người khác, đến nỗi phải bị chặt đầu. Nhưng từ đó
người ta nhận ra sứ điệp mạnh mẽ, dứt khoát của Gioan Tẩy Giả là
phải sửa đổi tận căn để Đấng Cứu Thế có thể ngự vào trong tâm hồn.
Chúa
Giêsu, khi Ngài đến thì cũng đi trên con đường đau khổ đó. Nhưng chính
tình yêu tự hiến của Ngài làm đã tiêu diệt mọi mầm móng chiến
tranh, và làm trơn tru con đường gươm đao, giết chóc và sự hy sinh.
Dọn một con đường
cho Chúa đến. Con đường đó là con đường hy sinh để từ bỏ những tính hư
nết xấu. Con đường của tự hiến để phục vụ Nước Trời, phục vụ người
khác.
Sống
Lời Chúa:
Cách
đưa con người về với Thiên Chúa không dùng bằng sức mạnh để bắt ép và tiêu diệt,
nhưng bằng lời rao giảng về sự thật, yêu thương, và tha thứ.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, con đã dọn sẵn con
đường trong chính tâm hồn con. Xin Chúa ngự vào để làm cho đời con
dồi dào tình yêu Chúa, hầu trổ hoa yêu thương như Chúa vẫn hằng trông đợi.
Lẽ sống:
Danh
hiệu của ánh sáng
Không
những ở Việt Nam, nhưng trên toàn thế giới, nhiều thánh nữ mang tên thánh bổn mạng
Lucia, như nữ tu Lucia, một trong ba trẻ đã được thấy Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Những
người thiếu nữ mang tên Lucia này không khỏi thất vọng khi tìm hiểu về đời sống
và sự nghiệp của thánh nhân. Vì những sách cũ đã viết tiểu sử của các thánh
nhân đã ghi lại nhiều câu chuyện về thánh Lucia, để rồi các tác giả viết về đời
sống của các thánh nhân thời đại chúng ta lại phê bình những câu chuyện ấy
không có tính cách lịch sử. Chúng ta chỉ có thể tóm lại những chứng tích lịch sử
để viết về cuộc đời, nhất là cái chết vì niềm tin của thánh Lucia như sau:
Một
chàng thanh niên không Công Giáo thất vọng vì không được Lucia đáp trả lại tình
yêu của mình đã tố cáo với nhà cầm quyền Lucia là người Công Giáo. Và nàng đã bị
xử tử vào năm 304 tại thành Syracuse vùng Sicilia, mạn Nam nước Italia. Di tích
lịch sử thứ hai là tên Lucia được ghi trong danh sách những thánh tử đạo trong
lời nguyện thánh lễ Roma, nay là lời nguyện Thánh Thể thứ nhất trong phụng vụ mới.
Những
di tích bên lề cũng nên nói đến là nhiều địa danh, nhiều làng mạc, thành phố
bên Âu Châu mang tên nàng, cũng như có những bằng chứng lịch sử về sự tôn kính
nàng từ trước thế kỷ thứ 5.
Chữ "Lucia"
có nghĩa là ánh sáng. Và gương can đảm chết vì lòng tin của nàng vẫn tiếp tục
chiếu sáng trong tâm hồn những người đang bị thử thách và đau khổ vì lòng tin,
cũng như làm rạng rỡ những khuôn mặt của những thiếu nữ mang tên thánh bổn mạng
Lucia.
Muốn
hiểu sự can đảm của thánh Lucia Giáo Hội mừng kính hôm nay với tước hiệu đồng
trinh, tử đạo, chúng ta có thể tưởng tượng một thiếu nữ Công Giáo sống giữa những
người không Công Giáo vào thời kỳ tôn giáo này bị bách hại. Ðể sống trọn niềm
tin Công Giáo, nàng cũng gặp nhiều khó khăn như đại đa số những tín hữu Kitô
trong thời đại chúng ta phải sống chung với những người vô thần, không tin tưởng.
Lạ lùng hơn là niềm tin
của Lucia. Nàng tin vào một người sáng lập tôn giáo với thân thế và sự nghiệp
không mấy được rõ ràng ở một nước thuộc địa xa xôi với thủ đô Jerusalem bị quân
đội Roma phá hủy cách đó 200 năm. Trước khi truyền đạo, ông này làm nghề thợ mộc
và sau một thời giảng đạo ngắn ngủi, ông bị quân lính Roma đóng đinh vào thập tự,
một hình phạt dành cho dân thuộc địa phạm những trọng tội sát nhân hay nổi loạn.
Nay Lucia tin tưởng với tất cả tâm hồn là ông ấy đã Phục Sinh, như một dấu chỉ
cho thấy Thiên Chúa đã chấp nhận những gì ông truuyền dạy và đã làm.
Ðể biểu lộ lòng tin của
mình, Lucia đã thề hứa giữ sự trinh khiết, không lập gia đình.
Lucia lập lời hứa đó vì
nàng biết đến gương anh dũng của những người chết vì đạo trong các hí trường tại
Roma hay những nơi khác và nhất là để giữ lòng trung tín với ông Giêsu làng
Nagiareth, đã bị chết treo trên thập giá, nhưng đối với niềm tin của nàng là Ðấng
Cứu Thế, Con Một Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét